NỘI DUNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Tai lieu huong dan hoc tap mon Giao duc phap luat, danh cho He Trung cap chuyen nghiep (Trang 36)

1. Kết hôn :

a. Điều kiện kết hôn :

- Phải đủ tuổi kết hôn : luật quy định với nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên - Phải có sự tự nguyện của cả hai bên giữa nam và nữ, không bên nào được ép bên nào.

- Phải tuân theo nguyên tắc một vợ một chồng.

- Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, giữa những người cùng giới tính, người đang có vợ hoặc chồng, người mất năng lực hành vi dân sự.

b. Điều kiện về hình thức:

- Phải được nhà nuớc công nhận và ghi vào sổ kết hôn.

- Việc kết hôn do UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ theo nghi thức do nhà nuớc quy định.

- Đối với công dân Việt Nam nếu kết hôn với người nước ngoài hoặc người nuớc ngoài muốn kết hôn với công dân Việt Nam phải đăng ký tại UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng

a. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng: Là quyền và nghĩa vụ mang yếu tố tình cảm, gắn

liền với thỏa thuận vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác được, bao gồm :

- Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau, yêu thương, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

- Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp chính đáng, tham gia công tác văn hóa – xã hội.

- Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của nhau. - Vợ chồng có nghĩa vụ giữ gìn uy tín, danh dự, nhân phẩm cho nhau

- Vợ chồng có nhiệm vụ giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau về mọi mặt: nghề nghiệp, học tập, tạo điều kiện cho nhau tham gia chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội.

b. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng :

- Quyền sở hữu tài sản (chung, riêng). - Quyền thừa kế tài sản.

- Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con

a. Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con:

- Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương nuôi dưỡng giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con.

- Con có nghĩa vụ kính yêu chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ.

- Cha mẹ có quyền đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của con.

- Con đã thành niên ở chung với cha mẹ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, công tác.

b. Nghĩa vụ và quyền về tài sản:

- Cha mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con kể từ khi mới sinh cho đến khi con thành niên.

- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình.

- Cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con chưa thành niên gây ra cho người khác.

- Con có quyền có tài sản riêng, cha mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên.

- Cha mẹ và con có quyền thừa kế tài sản của nhau.

4. Chấm dứt hôn nhân :

- Chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết (hay có tuyên cáo tử vong).

- Chấm dứt hôn nhân do ly hôn: thuận tình ly hôn (cả vợ chồng đều có đơn xin), ly hôn theo yêu cầu một bên,

- Luật hôn nhân và gia đình quy định: Trong trường hợp vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu xin ly hôn. Luật không quy định hạn chế quyền ly hôn của người vợ.

- Toà án giải quyết ly hôn trên cơ sở nếu xét thấy tình trạng của vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

- Giải quyết con cái khi ly hôn: Vợ chồng tự thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ mỗi bên đối với con; Nếu không thoả thuân được thì toà án quyết định: Nếu con từ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con dưới 3 tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Người không trực tiếp nuôi con có nhiệm vụ cấp dưỡng nuôi con và có quyền thăm nom con.

- Giải quyết tài sản khi ly hôn: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét công sức của mỗi bên; Tài sản riêng thuộc bên nào thì bên đó sở hữu. các bên cũng có thể thoả thuận việc chia tài sản

BÀI 13: PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG I. SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬT GIAO THÔNG:

Tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nghiêm trọng đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ phải tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tai nạn giao thông.

Để kiềm chế sự gia tăng tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, nhất là các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, các đoàn thể và mỗi người tham gia giao thông đều phải có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chỉ có như vậy thì các quy định thì các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông mới đi cuộc sống một cách thiết thực.

II. NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

- Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.

- Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông.

- Việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện đồng bộ về kỹ thuật và an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và các lĩnh vực khác liên quan đến an toàn giao thông đường bộ.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.

- Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

III. QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ1. Quy tắc chung 1. Quy tắc chung

- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống đường bộ.

- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

2. Người điều khiển, ngưởi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

- Người điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em (dưới 14 tuổi), trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp tải người phạm tội thì được chở hai người lớn.

- Việc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy do chính phủ quy định.

- Cấm người đang điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có các hành vi sau đây:

+ Đi xe hàng ngang. Đi xe lạng lách, đánh võng.

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.

+ Sử dụng dù, điện thoại di động. Sử dụng xe để kéo, bám hoặc đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và trở vật cồng kềnh.

+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh. Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường.

+ Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

3. Người điều khiển, ngưởi ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

- Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em, trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp tải người tội thì được chở hai người lớn.

- Cấm người đang điều khiển xe đạp, xe thô sơ có các hành vi sau đây: + Đi xe hàng ngang. Đi xe lạng lách, đánh võng.

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.

+ Sử dụng dù, điện thoại di động. Sử dụng xe để kéo, bám hoặc đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và trở vật cồng kềnh.

+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh. Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.

+ Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

- Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần quy định, khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.

- Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

4. Người đi bộ

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

- Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vị trí đó.

- Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách. Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường đô thị, đường xuyên có xe cơ giớ qua lại phải có người lớn dắt.

IV. XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM GIAO THÔNG: Tùy các hành vi vi phạm có thể bị

BÀI 14: LUẬT GIÁO DỤC 2005 ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC 2005

Luật Giáo dục 1998 được quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 là cơ sở pháp lý quan trọng của hệ thống giáo dục quộc dân. Qua hơn 7 năm thực hiện, luật giáo dục 1998 đã góp phần quan trông vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục, nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, cũng như đòi hỏi mới của nền kinh tế, luật giáo dục đã xuất hiện một số vần đề bất cập đòi hỏi cần được quy định cụ thể hơn hoặc sửa đồi một cách cơ bản.

Từ những căn cứ trên, việc ban hành giáo dục 2005 là bức xúc và cần thiết, tạo cơ sở pháp lý khắc phục những khó khăn, yếu kém và đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh trong lĩnh vực giáo dục.

Ngày 13/05/2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc Hội khóa XI đã thảo luận về dự án luật giáo dục “sửa đổi”. Chiều ngày 20/05/2005, luật Giáo dục “sửa đổi” đã được Quốc Hội thông qua.

Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 và sẽ thay thế luật Giáo dục ban hành năm 1998.

II. KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI HỌC: Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục quốc dân. Người học gồm có : quốc dân. Người học gồm có :

Trẻ em : Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non gồm : Nhà trẻ, nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi. Trường lớp mẫu giáo nhận trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

Học sinh : Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học.

Sinh viên : Của trường cao đẳng, trường đại học (bao gồm cả cao đẳng nghề). Học viên : Đào tạo trình độ thạc sĩ.

Nghiên cứu sinh : Đào tạo trình độ tiến sĩ.

III. HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

1. Giáo dục mầm non: Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc,

giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.

2. Giáo dục phổ thông bao gồm: Giáo dục tiểu học được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5. Giáo dục trung học cơ sở (THCS) được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9. Giáo dục trung học phổ thông (THPT) được thực hiện từ lớp 10 đến lớp 12.

3. Giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ

3 đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ 1 đến 2 năm học đối với người có bằng THPT. Dạy nghề được thực hiện dưới 1 năm đối với đào tạo nghề có trình độ sơ cấp, từ 1 đến 3 năm đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

4. Giáo dục đại học bao gồm: Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2 đến

3 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ 2 đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ.

IV. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI HỌC1. Người học có những nhiệm vụ sau đây: 1. Người học có những nhiệm vụ sau đây:

Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường, chấp hành pháp luật của nhà nước.

Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.

Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

2. Quyền của người học

Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào quy định. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở

Một phần của tài liệu Tai lieu huong dan hoc tap mon Giao duc phap luat, danh cho He Trung cap chuyen nghiep (Trang 36)