Nguyên tắc sử dụng dạy học hợp tác trong dạy học Phần bảy Sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học phần bảy Sinh thái học - Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 36)

thái học – Sinh học 12 Trung học phổ thông

2.2.1.Đảm bảo mục tiêu dạy học

Để chuẩn bị cho một tiết dạy, GV phải xác định chính xác mục tiêu bài học, những nội dung tri thức cơ bản cần phải truyền thụ cho HS, lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học các hoạt động và các hình thức đánh giá thích hợp.

Đảm bảo mục tiêu bài học, giáo viên phải tuân theo chương trình giáo dục của môn học và chuẩn kiến thức đã qui định trong chương trình và sách giáo khoa.Để xác định chính xác mục tiêu bài học, GV sẽ có quyết định hợp lý khi lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.

Đảm bảo mục tiêu dạy học cần phải thiết kế được mục tiêu bài học, do vậy GV cần tuân thủ một số yêu cầu:

- Bảo đảm tính chất toàn vẹn của nội dung và cấu trúc của bài học. - Bao quát đủ 3 lĩnh vực chung của học tập đó là:

+ Nhận thức, nhận biết sự vật, sự kiện, hiểu sự vật, sự kiện đó, áp dụng sự nhận biết và sự hiểu vào các tình huống học tập tương tự trên cơ sở trí nhớ, nhớ lại và làm theo mẫu. Thực hiện các hành động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận, đánh giá, phán đoán.

+ Tình cảm và khả năng biểu cảm bao gồm kỹ năng cảm thụ và phán xét giá trị, kỹ năng biểu đạt thái độ, kỹ năng hiểu tình cảm, tâm tư con người và các

vấn đề đời sống tình cảm; kỹ năng ứng xử và văn hóa thẩm mỹ phù hợp với nội dung học tập.

+ Năng lực hoạt động thực tiễn đó là kỹ năng , thái độ, tình cảm của người học để qua đó xác định cụ thể những kỹ năng HTHT của HS; hình thành cho HS những thói quen, kỹ năng sống phù hợp với xu thế hiện đại trong môi trường HTHT nhóm.

Để đảm bảo mục tiêu phù hợp GV cần xác định mục tiêu bài học, GV cần thực hiện: - Tìm hiểu mục tiêu của môn học, xác định vị trí của bài học trong chương trình và kế hoạch dạy học. Xác định mục tiêu của môn học sẽ giúp cho GV không bị chệch hướng, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh thực tế khi xác định mục tiêu bài học. Xác định được vị trí của môn học, GV sẽ có cái nhìn tổng thể để lựa chọn các tri thức cần dạy, xác định mối liên hệ giữa các kiến thức đã học và kiến thức theo yêu cầu cần dạy tạo ra những tình huống học tập hợp lý, phát huy sự sáng tạo độc lập suy nghĩ của HS.

- Với vai trò của người hướng dẫn, GV cần có những hiểu biết về đặc điểm và trình độ, khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng của từng HS, từng nhóm học tập. Điều này rất cần thiết, giúp cho GV xác định khối lượng tri thức người học cần được tiếp thu, khả năng hợp tác trong học tập, đồng thời giúp GV lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học thích hợp.

- Xác định mục tiêu bài học trên ba phương diện: mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu về giáo dục.Từ đó hình thành kỹ năng, tình cảm bằng cách GV cần tích hợp và cụ thể hóa các nội dung có liên quan để hướng dẫn, dạy cho học sinh những kỹ năng HTHT, phù hợp với đặc điểm của học sinh ở cấp học THPT.

2.2.2.Phù hợp nội dung

Trong DHHT, nội dung bài học cấu trúc theo chương trình hoá. Mỗi bài học giải quyết một chủ đề, mỗi chủ đề gồm nhiều tình huống và mỗi tình huống lại được cụ thể thành nhiều vấn đề. HS tiến hành bài học nghĩa là tiến

hành giải quyết các tình huống có vấn đề. Các tình huống phải kích thích được HS, được HS tham gia tích cực, chủ động sáng tạo. Để làm được điều đó GV cần phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Phân tích nội dung bài học, xác định những tư tưởng chính của bài học. Phân tích bài học thành những đơn vị tri thức độc lập.

- Xây dựng cấu trúc nội dung của bài học. Yêu cầu GV cần đạt là xác định rõ các tri thức chính và tri thức phụ trong bài học. Tìm ra mối liên quan giữa các đơn vị tri thức theo một trình tự hợp lý về cấu trúc có tính đến sự kế thừa và phát triển của nó trong logic vận động của bài học.

- Kiến tạo tình huống dạy học: Trong DHHT, tình huống dạy học thể hiện dưới dạng tình huống vấn đề. Để xây dựng dạng tình huống vấn đề GV cần phải tiến hành:

+ Xác định mục tiêu tương ứng với mỗi vấn đề cụ thể được xây dựng. Đây là sự cụ thể hóa và là một bộ phận của mục tiêu bài học là mục đích mà HS phải đạt được khi tình huống đã được xử lý.

+ Xác định trình độ và năng lực nhận thức của HS để xây dựng tình huống phù hợp với khả năng HTHT.

+ Thiết kế vật cản, là những chướng ngại, rào chắn nhận thức mà HS phải vượt qua để lĩnh hội tri thức mới và hình thành kỹ năng hợp tác. Những chướng ngại này biểu hiện sự mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết nằm trong tình huống đó là những mâu thuẫn về nhận thức. Cần lưu ý khi thiết kế vật cản phải được thiết kế một cách hợp lý, khoa học, thể hiện được tính sáng tạo. Đặc biệt quan tâm đến mức độ từ thấp đến cao, giúp cho tư duy của HS thích ứng dần trong quá trình giải quyết. GV là người thiết kế vật cản nên biết rất rõ những khó khăn mà HS phải vượt qua. Vì vậy sự can thiệp kịp thời của GV trong việc xử lý vấn đề tình huống sẽ tạo sự kích thích, hứng thú HT của HS. Trong mỗi tình huống vấn đề, tùy theo tính chất phức tạp của nó cần bố trí quỹ thời gian thích hợp đủ để giải quyết.

Tóm lại: Trong thực tế dạy học, tổ chức cho HS HTHT là rất cần thiết, có hiệu quả khi: + Có đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Nhiệm vụ học tập có tính chất tương đối khó hoặc rất khó. Do đó cần có sự phối kết hợp của nhiều thành viên trong nhóm, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số thành viên hoặc cần có ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có ý kiến đa dạng phong phú… mới có thể sử dụng DHHT có hiệu quả.

2.2.3.Phát huy tính tích cực chủ động giữa thành viên trong nhóm

DHHT nhóm sẽ không thành công nếu thiếu đi sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm HTHT. Trên cơ sở mục tiêu chung đã được xác định, GV cần hướng dẫn cho đại diện của nhóm(nhóm trưởng) xác định nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm HTHT, từ đó mỗi thành viên tập trung nỗ lực hoạt động hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập xoay quanh mục tiêu đã đề ra. Sự phụ thuộc tích cực thể hiện qua việc phân công nhiệm vụ và vai trò trong nhóm, nhờ đó HS sẽ nỗ lực phối hợp với nhau trong việc hoàn thành nhiệm vụ. GV cần đặt tên cho mỗi nhóm, giải thích cho HS nắm được các vấn đề liên quan đến sự thành công cũng như những thách thức mà nhóm học hợp tác phải giải quyết.

Trong DHHT ở cấp THPT, để phát huy tính tích cực giữa các thành viên trong nhóm HTHT GV tiến hành như sau:

-GV giải thích cho các thành viên thấy rõ những nhiệm vụ học tập đặt ra. Bài tập, các câu hỏi tình huống vấn đề chỉ có thể được giải quyết với sự tham gia đóng góp tích cực của các thành viên. Để đạt được yêu cầu này thì bản thân mỗi thành viên phải nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, liên hệ các kiến thức đã có và các thành viên khác cũng phải nỗ lực như vậy. GV đưa ra những điều kiện cụ thể ví dụ như kết quả của một thành viên trong nhóm phải được các bạn trong nhóm đồng ý hoặc mỗi HS phải giải quyết được vấn đề hay thực hiện kết quả học tập theo yêu cầu của bài học đề ra.

- Để làm tăng tích cực của nhóm và trách nhiệm cá nhân, GV chọn bất kỳ một thành viên trong nhóm để kiểm tra đánh giá bài làm hoặc yêu cầu nhóm đưa ra một bài làm để đánh giá kết quả học tập chung cho cả nhóm. Vì vậy để đạt được kết quả cao, các thành viên trong nhóm phải hợp tác đọc, kiểm tra, hướng dẫn sửa chữa bài làm với nhau. Điều này tạo nên sự gắn bó và phát huy trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể nhóm HTHT.

- Tạo môi trường thi đua giữa các nhóm: GV kích thích học tập nâng cao hiệu quả HTHT nhóm, tạo sự phụ thuộc tích cực qua việc phát động thi đua theo những điều kiện, tiêu chí GV đặt ra. Kết quả học tập của nhóm HTHT và thời gian hoàn thành khối lượng công việc được giao là cơ sở để xếp loại đánh giá thi đua. Chính điều nầy buộc các nhóm phải giao nhiệm vụ cho các thành viên rõ ràng, mỗi cá nhân phải cố gắng hoàn thành công việc chung một cách tốt nhất để góp phần vào việc đánh giá kết quả của từng nhóm.

- Đưa ra phần thưởng cho nhóm.

+ Cộng thêm điểm thưởng vào bài cho HS trong nhóm HTHT.

+ Khen thưởng cả nhóm khi các thành viên trong nhóm đạt được tiêu chí. + GV đánh giá riêng về những nỗ lực kết hợp giữa các thành viên.

- Để phát huy tính tích cực chủ động giữa các thành viên trong nhóm hợp tác, GV yêu cầu nhóm tìm kiếm về tư liệu học tập: Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau về tư liệu học diễn ra khi các thông tin, hoặc các tài liệu cần được chia cho các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm phải kết hợp các nguồn tư liệu học tập lại mới có thể đạt được mục tiêu của nhóm. Để tạo nên sự phụ thuộc tích cực về tư liệu học tập cần cho cả nhóm có một tài liệu học tập chung. Do đó, các thành viên khác phải lắng nghe một bạn đọc tư liệu để cùng giải quyết nhiệm vụ. Muốn giải quyết được nhiệm vụ học tập, các thành viên phải lần lượt đọc các thông tin của mình và lắng nghe thông tin của bạn trong nhóm.

- Phân chia công việc cho mỗi thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm để tạo ra những hoạt động của nhóm hợp tác. Chia công việc thành các đơn vị nhỏ

phù hợp với mỗi thành viên thuộc nhóm để thực hiện theo một trình tự nhất định là biểu hiện của sự phụ thuộc về thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm HTHT.

- Tính tích cực chủ động dựa trên cơ sở vai trò cá nhân: tích cực trên cơ sở vai trò cá nhân diễn ra khi mỗi thành viên trong nhóm HTHT được phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn kết với nhau. Những nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên, xác định trách nhiệm hoàn thành công việc chung của cả nhóm. Những vai trò này phải luân phiên hàng ngày, sao cho mỗi HS đều tiếp thu được những kinh nghiệm đáng kể.

2.2.4.Đảm bảo phối hợp hoạt động

Các hoạt động trong DHHT thì trọng tâm và điểm xuất phát là hoạt động của người học. Do vậy các thành viên trong nhóm hợp tác phải biết phối kết hợp cùng nhau trong quá trình hoạt động nhóm. Để các thành viên trong nhóm biết phối kết hợp cùng nhau thì GV phải đưa các thông tin và nguồn tài liệu tham khảo, tư liệu, quan sát sự vật, thảo luận…người học cần thực hiện để tìm tòi phát hiện các dữ liệu, kiểm tra giả thuyết , làm sáng tỏ phán đoán, nhận thức, phân tích.

Các hoạt động biến đổi và phát triển nhằm xử lý, biến đổi thông tin, dữ liệu và sự kiện tìm ra . Qua sử lý, HS sẽ có những sự kiện mới của mình mà không phải do người khác cho.

Các hoạt động ứng dụng - thực tiễn: HS phải biết phối hợp cùng nhau, làm ra cái gì đó cụ thể, hoàn tất các công việc cụ thể, qua đó luyện tập và củng cố những điều đã học bằng công việc, quan hệ và chia se trong lớp, trong nhóm.

Tạo môi trường luôn tin tưởng lẫn nhau, đó là điều kiện cần thiết cho hợp tác bền vững và giao tiếp có hiệu quả. Càng có sự tin tưởng lẫn nhau, sự hợp tác bền vững. Khi thực sự tin tưởng lẫn nhau, học sinh càng cởi mở hơn trong suy nghĩ, trong cảm nhận, phản ứng, ý kiến, thông tin, tư tưởng của mình. Học

sinh sẽ lé tránh, không trung thực và không tập trung khi sự tin tưởng lẫn nhau giảm bớt. Ngược lại, khi được mọi người tin cậy, học sinh sẽ bày tỏ ý muốn hợp tác của mình một cách thường xuyên, trung thực và nỗ lực hợp tác hơn.

Phối hợp hoạt động cùng nhau giữa các thành viên trong nhóm hợp tác đạt hiệu quả cao khi có sự chia sẻ nguồn lực, phân công công việc, đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung. Những hành vi như thế sẽ xuất hiện khi có sự tin tưởng rằng tất cả mọi người đang đóng góp cho sự tiến bộ quả nhóm chứ không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân.

Khi thực hiện hoạt động giải quyết nhiệm vụ được giao, sự hợp tác giữa học sinh với học sinh đòi hỏi phải cởi mở và luôn chia sẻ cho nhau, Điều này được biểu hiện ở sự chấp nhận, ủng hộ, muốn hợp tác, sẵn sàng muốn chia sẻ các thông tin, ý tưởng, suy nghĩ, cảm nhận, phản ứng về những vấn đề nhóm đang giải quyết. Sự chia sẻ biểu hiện rõ nét ở chỗ người này dành cho người kia sự giúp đỡ về tài kiệu, nguồn lực để cùng nhau hướng tới và hoàn thành tốt mục tiêu của nhóm.

2.2.5.Phát triển năng lực học tập

Thông qua hoạt động học tập hợp tác, người học đã tìm tòi thông qua nguồn thông tin từ GV, từ các nguồn dữ liệu khác, từ quan sát và thông qua thảo luận nhóm… đã hình thành những kỹ năng cần thiết để giúp người học làm rõ giả thuyết, phân tích và tích lũy thêm kiến thức cho bản thân người học.

Qua quá trình xử lý những thông tin, dữ liệu và sự kiện, HS đã nảy sinh quá trình tư duy, cảm nhận, tưởng tượng, suy luận và khái quát hóa của học sinh. Như vậy các hoạt động này có tác dụng phát triển kỹ năng trí tuệ và kỹ năng học tập.

Qua các hoạt động ứng dụng – thực tiến giúp HS luyện tập , củng cố những điều đã học bằng công việc, quan hệ và chia sẻ trong lớp, trong nhóm để từ đó bổ sung những kinh nghiệm luyện tập, rèn luyện kỹ năng và củng cố bài học, nhờ đó mà quá trình và kết quả học tập được người học nhìn nhận với cái nhìn mới mẻ, đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Tóm lại:

+ Lựa chọn nội dung DHHT phù hợp.

+ Lựa chọn số lượng thành viên nhóm phù hợp. + Xác định thời gian cho nhóm hoạt động hợp lí.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học phần bảy Sinh thái học - Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 36)