Dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Xuân Trường - Nam Định (Trang 34)

Bảng 6: Dư nợ trung dài hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Doanh nghiệp nhà nước 20.865 26.561 30.586 5.696 27,30% 4025 15,15% Trong đó: Dư nợ trung dài hạn 10.874 12.542 14.875 1.668 15,34% 2.333 18,60% 2. Doanh nghiệp

Trong đó: Dư nợ

trung dài hạn 7.328 9.524 12892 2196 29,97% 3368 35,36%

3. Doanh nghiệp

tư nhân, hộ gia đình

63.560 82.744 91388 19184 30,18% 8644 10,45%

Trong đó: Dư nợ

trung dài hạn 48.256 50.846 60735 2590 5,37% 9889 19,45%

Tổng dư nợ 101.987 127.767 142.512 25780 25,28% 14745 11,54%

( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Xuân Trường năm 2007 – 2009)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể dư nợ năm 2007 đạt 63.560 triệu đồng, dư nợ trung dài hạn chiếm 48.256 triệu đồng, dư nợ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm thấp nhất đạt 17.562 triệu đồng. Sang đến năm 2008 thì dư nợ của khối doanh nghiệp tư nhân hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ cao tăng 19184 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 30,18%

so với năm 2007, các khối ngành khác cũng tăng rất cao vào năm 2008. Đến năm 2009 thì dưu nợ tăng mạnh cụ thể doanh nghiệp nhà nước tăng 4025 triệu đồng, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 2076 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình tăng 8644 triệu đồng

Việc dư nợ tín dụng trung dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng là vì trên địa bàn này có nhiều tổ hợp sản xuất, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, dân cư ở khu vực này đông đúc nên khách hàng rất phong phú, chủ yếu là các hộ nông dân. Vì vậy đây là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ lệ cao. Một lý do khác là khi đầu tư vào khu vực ngoài quốc doanh thì ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngay cả trong trường hợp vay có tài sản thế chấp nhưng ngân hàng cũng khó khăn trong việc phát mại tài sản khi không thu được vốn.

Do đó tỷ trọng dư nợ của khối doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao là phù hợp với định hướng phát triển của nước ta. Tuy nhiên, ngân hàng

cũng phải xem xét cân bằng hai khối doanh nghiệp này vì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có một tiềm lực lớn trong việc phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Xuân Trường - Nam Định (Trang 34)