0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI (Trang 60 -60 )

Thẩm định tài chính là một trong các nguyên nhân lớn nhất làm hạn chế chất lượng tín dụng cụ thể là tín dụng ngắn hạn, Thẩm định dự án là kiểm tra khách hàng và thẩm tra các dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới là cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào.

Thông tin chính là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành các bước phân tích, đánh giá một dự án. Thông tin đầy đủ, nhiều khía cạnh với độ tin cậy là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kết quả thẩm định đạt hiệu quả cao.

Qui trình thẩm định dự án bao gồm 2 giai đoạn: thu thập tài liệu, thôn tin cần thiết cho phân tích, đánh giá chủ đầu tư và dự án, tiến hành sắp xếp thông tin và sử dụng các phương pháp để xử lý một cách có hệ thống thông tin theo các nội dung thẩm định. Hai công đoạn này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và trên thực tế chúng thường xuyên đem lại kết quả thông tin không cân xứng, phiến diện, không đảm bảo độ tin cậy.

Việc hoàn thiện hệ thống thông tin đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa ngân hàng và các ngành có liên quan. Ngân hàng Nhà Nước với chức năng là Ngân hàng của các ngân hàng phải tạo được một hệ thống thông tin phong phú, đầy đủ chính xác để cung cấp cho các ngân hàng và ngược lại, các Ngân hàng thương mại phải cung cấp cho ngân hàng nhà nước những thông tin mới nhất về khách hàng của mình để ngân hàng nhà nước tổng hợp, sử dụng phục vụ chế độ thông tin báo cáo và giúp các ngân hàng thương mại những thông tin khi cần thiết.

Ngân hàng Ngoại thương HN cần phải nâng cao chất lượng và số lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định bằng cách hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ, tạo ra nguồn tin xuyên suốt trong toàn hệ thống ngân hàng. Xây dựng trang web cung cấp thông tin tín dụng điện tự trực

tuyến như: Thông tin kinh tế thị trường, pháp luật, thông tin hoạt động tín dụng của khách hàng… Hình thành kho dữ liệu vè chủng loại hàng hoá, khách hàng để phản ánh đúng thực trạng của các ngân hàng, khách hàng và những chính sách phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, thu thập thông tin về các công ty, doanh nghi bị phá sản hoặc có nguy cơ phá sản và các cá nhân lãnh đạo các công ty bị phá sản để có các phương án cho vay đạt hiệu quả. Trong quá trình thu thập và tổng hợp thông tin, cán bộ thẩm định cần kết hợp điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng với việc xác định độ tin cậy của báo cáo tài chính, khai thác từ các ngân hàng có quan hệ giao dịch với khách hàng, từ các doanh nhgiệp cung cấp và tiêu thụ, từ các công ty kiểm toán, từ trung tâm thông tin tín dụng (CIS) của Ngân hàng nhà nước hoặc từ trung tâm công nghệ thông tin Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Ngân hàng cần phân tích và dự báo chính xác xu hướng diễn biến về thị trường trong nước của các dự án lớn chuẩn bị đầu tư.

Trong phần thẩm định kỹ thuật-công nghệ dự án, cán bộ thẩm định thường dựa vào các số liệu của dự án để đánh giá, làm cho nhiề dự án không phản ánh đúng hiệu quả thực. Vì thế, ngoài việc tăng cường cán bộ am hiểu về kỹ thuật, công nghệ, các dự án quy mô lớn, phức tạp nên có sự phối hợp thẩm định của các chuyên gia về thẩm định tổng chi phí đàu tư và cơ cấu nguồn vốn: Ngân hàng không nên chỉ dựa vào hồ sơ mà chủ dự án đã đÖ trình hoặc căn cứ hoàn toàn vào kết quả dự án phê duyệt của các cơ quan nhà nước. Cần xem xét các dự án trong lĩnh vực tương tự đã và đang đi vào hoạt động để kết hợp thông tin lại từ đó phân tích, đánh giá hợp lý hơn.

Trong tính toán doanh thu, chi phí, luồng tiền dự án để tránh một ssố cán bộ thẩm định không đánh giá đúng hiệu quả dự án do tính toán giá bán sản phẩm, giá nguyên vật liệu… cố định trong suốt dự án. Ngân hàng cÇn

quan tâm tới những yếu tố thường xuyên biến động và có ảnh hưởng lớn đến doanh thu, chi phí của dự án như lạm phát, tỷ giá, biến động thị trường. Cần kiểm tra lại các số liệu để xác định mức độ tin cậy của nó, xem xét qui mô đầu tư và giải pháp đầu tư vì có nhiều dự án không thể triển khai được do người lập dự án lựa chọn các giải pháp hiện đại, qui mô lớn mà không cần biết đến khả năng tài chính đầu tư dự án.

Việc đánh giá hiệu quả tài chính, ngân hàng phải tìm ra được những hạn chế của chỉ tiêu thẩm định cũ, áp dụng các phương pháp mới hiện đại có nhiều lợi thế hơn để có thể chuẩn hoá được các chỉ tiêu thẩm định, hoàn chỉnh quy chế quy trình thẩm định. Đặc biệt là đối với cán bộ ngân hàng phải tuân thủ nghiêm túc các chính sách đã được xây dựng và thực hiện đồng bộ thống nhất những chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả dự án.

Một dự án có thể có nhiều nhà tài trợ là các chủ đầu tư (những người cùng góp vốn, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro) và những nhà cho vay (cung cấp vốn với cam kết hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi, không chia sẻ rủi ro). Do đó dòng tiền của dự án được tạo ra từ tổng vốn đầu tư bao gồm cả phần vốn chủ sở hữu và phần vốn vay nên lãi suất chiết khấu là chi phí trung bình của vốn.

Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định chi phí vốn chủ sở hữu không hề đơn giản khi thị trường vốn (thị trường chứng khoán) còn phát triển ở mức thấp. Khi cổ phiếu không được niêm yết, hoặc có được niêm yết nhưng do thị trường chưa phát triển nên giá cổ phiếu không được xác định trên cơ sở cung- cầu, rất khó thiết lập được mức giá của cổ phiếu tương ứng với mức chi phí cơ hội lạm phát và rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận khi mua cổ phiếu. Do vậy để đơn giản và dễ sử dụng có thể dùng chính chi phí vốn vay (lãi vay) trước thuế làm lãi suất chiết khấu.

Việc xác định được mức lãi suất chiết khấu hợp lý sẽ có vai trò rất quan trọng giúp khắc phục nhược điểm của chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV). Cán bộ

thẩm định cần hết sức thận trọng với những thay đổi trên thị trường vì có thể ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất thả nổi để phản ánh các điều kiện kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI (Trang 60 -60 )

×