Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương HN

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 45)

Nói về thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương HN, ta có thể thấy một nét nổi bật là nợ quá hạn năm 2007 giảm suống một các manh mẽ so với những năm trước : năm 2005 nợ quá hạn chiếm 2,74% tổng dư nợ tương ứng với số tiền là 96510 triệu đồng, sang năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có giảm tuy nhiên là không nhiều 2,46%, nhưng tới năm 2007 con số này chỉ còn 0,75%, đây là một điều rất đáng mừng, nó cho thấy các khoản nợ của ngân hàng Ngoại thương HN rất lành mạnh.

Bảng 4 : Bảng nợ quá hạn

Đơn vị :triệu đồng

2005 3518028 96510 2,74

2006 4274000 105140,4 2,46

2007 2553000 19913,4 0,78

Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ

Nói chung nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 qua các năm đều giảm và từ năm 2006 tới năm 2007 thì giảm mạnh, cá biệt nợ nhóm 2 và nhóm 3 năm 2006 lại tăng hơn năm 2005( Nợ nhóm 2 năm 2005 chiếm 1,4% tổng dư nợ tương ứng với số tiền là 52320,5 triệu đồng, sang năm 2006 con số này là 1,47% tương ứng với số tiền là 62807,8 triệu đồng. Nợ nhóm 3 năm 2005 chiếm 0,82% tổng dư nợ tương ứng với số tiền là 25895,8 triệu đồng, sang năm 2006 con số này là 1,47% tương ứng với số tiền là 62807,8 triệu đồng, cao hơn so với năm 2005) điều này là do sang năm 2006 Ngân hàng Ngoại thương thực hiện quy trình tín dụng mới (quy trình 90) đi kèm với quy trình này là bộ phận quản lý rủi ro được tách ra khỏi phòng tín dụng cũ và hoạt động độc lập, đã hạn chế việc gia hạn nợ, cơ cấu lại các khoản nợ đối với các khoản nợ không đảm bảo theo quy định. Đồng thời bộ phận quản lý rủi ro có xu hướng thêm các điều kiện như lịch kiểm tra vốn vay, tài sản đảm bảo…. vì vậy nợ quá hạn có xu hướng tăng từ năm 2005 sang năm 2006. Nhưng sang năm 2007 thì nợ nhóm 2 và nhóm 3 đã giảm mạnh ( nợ nhóm 2 chiếm 0,4% tổng dư nợ tương ứng với số tiền là 10211 triệu đồng (giảm 1,007% so với năm 2006), nợ nhóm 3 chiếm 0,26 % tổng dư nợ tương ứng với số tiền 6637,8(giảm 0,64% so với năm 2006)). đây là sự cố gắng lỗ lực rấy lớn của toàn thể ngân hàng Ngoại thương HN nói chung và của cán bộ bộ phận tín dụng nói chung. Con số của nợ nhóm 4 :năm 2005 – chiếm 0.42 % tổng dư nợ tương ứng với

14775,7 triệu đồng, năm 206 – chiếm 0,4% tổng dư nợ tương ứng với 17096 triệu đồng, năm 207 – chiếm 0,1% tổng dư nợ tương ứng với 2553 triệu đồng. Nợ nhóm 5 : năm 2005 – chiếm 0.1 % tổng dư nợ tương ứng với 3518 triệu đồng, năm 206 – chiếm 0,09% tổng dư nợ tương ứng với 3846,6triệu đồng, năm 207 – chiếm 0,02% tổng dư nợ tương ứng với 510,6 triệu đồng.

Bảng 5 : bảng phân loại nợ theo nhóm

Đơn vị :triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ nhóm 1 2516569 4151783,6 2533086,6 % 80,1 97,1 99,22 Nợ nhóm 2 52320,5 62807,8 10211 % 1,4 1,47 0,4 Nợ nhóm 3 25895,8 38466 6637,8 % 0,82 0,9 0,26 Nợ nhóm 4 14775,7 17096 2553 % 0,42 0,4 0,1 Nợ nhóm 5 3518 3846,6 510,6 % 0,1 0,09 0,02 Tổng 3518028 4274000 2553000

Phân loại nợ quá hạn theo loại nợ (ngắn hạn và dài hạn)

Theo tiêu chí này thì nợ quá hạn các năm theo nợ ngắn hạn và dài hạn tương đối ổn định ; nợ quá hạn theo nợ ngắn hạn : năm 2005 là 81577 triệu đồng tương ứng với 84,5% tổng nợ quá hạn, năm 2006 là 86215,1 triệu đồng tương ứng với 82% tổng nợ quá hạn, năm 2007 là 16587,9 triệu đồng tương

ứng với 83,3% tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn theo nợ ngắn hạn qua các năm đều lớn hơn rất nhiều lần so với nợ quá hạn theo nợ nợ dài hạn vì nợ ngắn hạn theo các năm cũng lơn hơn rất nhiều lần so với nợ dài hạn.

Bảng 6 : phân loại nợ quá hạn theo loại nợ

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 81577 86215,1 16587,9

% 84,5 82 83,3

Dài hạn 14933 18925,3 3325,5

% 15,5 18 16,7

Tổng 96510 105140,4 19913,4

Nợ quá hạn phân theo loại tiền

Nợ quá hạn theo loại nợ cho vay bằn VND năm nào cũng rất cao và con số tương đối có xu hướng tăng theo các năm : năm 2005 là 85,7% trong tổng nợ quá hạn(tương ứng với số tiền 82730 triệu đồng), năm 2006 là 89,5% trong tổng nợ quá hạn(tăng 3,8% so với năm 2005)(tương ứng với số tiền 94100,7 triệu đồng), năm 2007 là 89,7% trong tổng nợ quá hạn(tăng 0,2% so với năm 2006)(tương ứng với số tiền 17862,3 triệu đồng). Nợ quá hạn theo nợ cho vay bằng VND luôn cao hơn rất nhiều so với nợ quá hạn theo nợ cho vay bằng ngoại tệ điều này chứng tỏ các khoản nợ cho vay bằng ngoại tệ lành mạnh hơn rất nhiều so với các khoản cho vay bằng VND.

Bảng 7 : Nợ quá hạn phân theo loại tiền

Đơn vị : triệu đồng

Nợ quá hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

% 85,7 89,5 89,7

Ngoại tệ quy đổi ra VND 13780 11039,7 2051,1

% 14,3 10,5 10,3

Tổng 96510 105140,4 19913,1

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 8 : trích lập quỹ dự phòng rủi ro Đơn vị : triệu đồng

Năm Tổng phải trích Tổng đã trích Còn thiếu

2005 108689,41 108689,41 0

2006 57719,37 57719,37 0

2007 22772,76 22662 110,76

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung :

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định tại điều 6 và điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản tín dụng suy giảm.

Qua bảng trên ta thấy năm 2005 và năm 2006 ngân hàng Ngoại thương Hà nội thực hiện đầy đủ về quy định trích lập dự phòng rủi ro (năm 2005 trích lập 108689 triệu đồng, năm 2006 trích lập 57719,37 triệu đồng). Nhưng năm 2007 việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội chưa được đầy đủ cụ thể là ngân hàng phải trích lập 22772,76 triệu đồng nhưng hiện tại ngân hàng mới trích lập được 22662 triệu đồng còn thiếu 110,76 triệu đồng.

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w