Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn ngắn hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 58)

Nền kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng. Xu hướng cho vay chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực ngắn hạn nhường chỗ cho thị trường tài chính – tiền tệ cung ứng. Với hình thức cho vay ngắn hạn hiện nay người ta gọi là “ tín dụng ứng trước” nghĩa là vốn vay đưa ra lưu thông không tương xứng với một lượng hàng hoá nào, việc luân chuyển vốn tách rời việc luân chuyển vật tư hàng hoá. Tuy nhiên phương pháp này đã gặp phải một số hạn chế sau: Rủi ro tập trung vào

một khách hàng, hàng hoá luân chuyển chưa tương xứng với sự luân chuyển vốn tín dụng. Để khắc phục tình trạng này NHNT nên mở rộng hình thức cung ứng vốn bằng hình thức chiết khấu thương phiếu. Hình thức này cho phép mở rộng việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau, sự tham gia của ngân hàng thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Không những thế nó còn được coi là một nghiệp vụ ít rủi ro, vì chiết khấu là một hợp đồng được phép truy đòi, vì vậy khi ngân hàng không thu được nợ của người phát hành chứng từ đó thì có thể đòi ở những người liên đới trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, các tổ chức tín dụng có thể tái chiết khấu tại NHNN khi chứng từ có giá đến hạn thanh toán.

Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng: do thời hạn ngắn lại có thể chiết khấu trong trường hợp cần thiết nên khoản vốn của ngân hàng nhanh chóng được giải phóng, nâng cao tính thanh khoản trong quản lý tài sản có của ngân hàng. Mặt khác trong ngắn hạn cũng giúp cho ngân hàng dự đoán được sự phát triển của nền kinh tế khi quyết định có chiết khấu hay không.

Tạm ứng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi - nguồn vốncủa ngân hàng: khi thực hiện chiết khấu, số tiền cấp cho khách hàng được chuyển sang tài khoản tiền gửi. Số tiền này có thể chưa được sử dụng toàn bộ, như vậy đã tạo ra nguồn vốn trong ngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng được hưởng toàn bộ tiền lãi thu trên số tiền ứng cho khách hàng.

Hiện nay hoạt động này rất nhỏ bé tại NHNT. Với những ưu điểm đã nói trên, rõ ràng chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng có lợi cho NHNT. Mở rộng và nâng cao hiệu quả làm việc của phương pháp này sẽ nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHNT

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w