Giai đoạn ban hành: 5 bước

Một phần của tài liệu Quản lý học đại cuơng (Trang 38 - 39)

Bước 1: Xác định vấn đề QĐ:

Là những vấn đề tồn tại tại hoặc nảy sinh mà theo nhận thức của nhà QL thì cần phải được giải quyết.

Nhà QL đứng trước 1 sự việc một vấn dề ban đầu bất kì thì có thể tiến hành xem xét tình hình thực tế và tiến hành nhận thức tình hình thực tế đó.

Phải căn cứ vào c/n nhiệm vụ, vào thẩm quyền, vào mong muốn của nhà QL rồi tiến hành đối chiếu. Nếu không có sự chênh lệch, vấn đề thực tế vẫn nằm trong sự mong muốn của nhà QL thì khong phải vấn đề để ra QĐQL.

Nhưng tình hình thực tế có sự chênh lệch so với mong muốn của nhà QL, vượt ra ngoài mong muốn thì nảy sinh vấn đề buộc phải can thiệp, đây là vấn đề để ra QĐQL.

Nhận thức của nhà QL khác nhau sẽ có QĐQL khác nhau. Xác định đúng vấn đề để ra QĐQL là một việc khó và có ý nghĩa rất quan trọng.

Bước 2: Phân tích vấn đề Một số yêu cầu được đặt ra: - Phải thu thập thông tin

- Xử lý thông tin đã thu thập, đánh giá TT, các PP luận để cho trọng số của TT và cách thức cho trọng số TT. - Xác định nguyên nhân của vấn đề.

- Xác định mục tiêu của QĐ (gq MT gì) Bước 3: Xây dựng các phương án QĐ

Đây là việc tìm ra cách thức để đạt được MTQĐ, phải tìm ra được tất cả những phương án, lập danh mục ph/án. Các phương án phải thoả mãn yêu cầu sau:

- Phù hợp với MT QĐ

- Phải triệt tiêu được nguyên nhân của vấn đề - Phải phù hợp với nguồn lực mà TC có, nhà QL có. - Phải mang tính cụ thể, rõ ràng.

- Phải tính đến những tác động ngược

Trong giai đoạn này phải tìm kiếm hết tất cả các khả năng có thể giúp cho việc giải quyết những sai lệch giữa thực tế và mong muốn. Càng có nhiều ph/án càng có lợi cho việc quyết định. Sự tìm kiếm nhiều ph/án mang tính sáng tạo là một trong những đòi hỏi của một nhà QL hiệu quả.

Bước 4: Lựa chọn một phương án tối ưu

Là sự kết hợp mang tính khách quan với ý kiến chủ quan của nhà QL, đó là quá trình xem xét các phương án đã XĐ để tìm ra 1 ph/án tối ưu nhất. Dựa trên những căn cứ vào hiệu qủa, vào trọng số của các yếu tố QĐ.

- Phải phù hợp với MTQĐ.

- Phải triệt tiêu được nguyên nhân vấn đề. - Phải là ph/án có chi phí thấp.

- Phải có khả năng thành công cao, tính khả thi cao, có phạm vi tác động phù hợp, linh hoạt. - Phải nhận được sự ủng hộ càng nhiều càng tốt từ các đối tượng.

Bước 5: Soạn thảo và thông qua QĐ.

Đây chính là quá trình chắp bút để hoàn thành nên dự thảo QĐ. Thông qua là quá trình lấy ý kiến và đi đến thống nhất nội dung của QĐ.

Có 4 nội dung cốt lõi: 1. Xác định vấn đề. 2. Xác định tình hình thực tế. 3. Chỉ ra nguyên nhân. 4. Phương án, giải pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý học đại cuơng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)