II. Một số giống bò thịt phổ biến và kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
2. Các giống bò thịt hiện cóvà kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
II. Một số giống bò thịt phổ biến và kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam thịt ở Việt Nam
B - BÒ
I. Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1. Một số giống bò thịt phổ biến trên thế giới
2.1. Các giống bò thịt hiện có ở Việt Nam
2.1.1. Các giống bò thịt nhóm Zebu: hiện ở nước ta đang có các giống bò Red Sindhi, Sahiwal, Brahman (cả hai dòng Brahman trắng gio và Brahman đỏ) được dùng rộng rãi để lai cải tạo tầm vóc và nâng cao năng suất của giống bò vàng Việt Nam, đặc biệt là tầm vóc và khả năng cho thịt của bò Việt Nam
2.1.2. Các giống bò thịt nhiệt đới năng suất cao: Năm 2002, một số địa phương như nông trường Sông Hậu (Cần Thơ), tp. HCM, tỉnh BR-VT đã nhập một số bò giống Droughtmaster thuần chủng từ Australia về nuôi thử nghiệm. Qua theo dõi bước đầu cho thấy khả năng thích nghi của giống bò này tốt, sinh sản bình thường, có khả năng nhân thuần trong sản xuất và sử dụng để lai tạo với bò lai Zebu và bò vàng Việt Nam
2.1.3. Các giống bò thịt cao sản ôn đới: hiện ta đã nhập một số lượng nhỏ bò đực giống thịt cao sản ôn đới như Charolais, Limousin, Simmental, Hereford... hiện đang được nuôi dưỡng, quản lý, khai thác tại Trung tâm tinh đông lạnh Môn Đa Ca (Ba Vì, Hà Tây) để sản xuất tinh trong nước và đã sử dụng tinh các giống bò này để lai với bò cái nền lai Zebu ở một số vùng có điều kiện
2.2. Kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
2.2.1. Kỹ thuật lai tạo bò thịt theo phương thức chăn nuôi bò truyền thống có cải tiến
Đối với phương thức này, công thức lai tạo bò thịt phổ biến là dùng các giống bò nhóm Zebu như Red Sindhi, Sahiwal, Brahman sẵn có ở nước ta để lai với bò nền Việt Nam. Tuy nhiên, trong 3 giống trên thì bò
Brahman có tốc độ tăng trọng cao hơn, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn, khả năng chuyển hoá thức ăn tốt hơn. Vì vậy, giống bò Brahman nên được
khuyến khích dùng nhiều hơn trong việc lai tạo bò thịt ở mức độ đầu tư thấp. Tùy theo thị hiếu của nhân dân từng vùng có thể dùng Brahman trắng hoặc đỏ. Đối với bò nền đã lai Zebu có thể cho lai tiếp với bò
Zebu để tăng tỷ lệ máu Zebu lên 3/4, 7/8 hoặc cao hơn. Bò lai Zebu F1, F2 nếu được vỗ béo 60 - 90 ngày trước khi xuất có thể đạt khối lượng hơi lúc 24 tháng tuổi khoảng 230 - 250 kg, tăng trong giai đoạn vỗ béo 500 - 550 gram/ngày, tỷ lệ thịt xẻ BQ 47 - 49%.
2.2.2. Kỹ thuật lai bò thịt có năng suất và chất lượng thịt cao
Những nơi có nhiều nguồn thức ăn phong phú, có khả năng đầu tư thức ăn chất lượng cao để nuôi bò thịt thâm canh, và đặc biệt là có thể tiếp cận được với thị trường có nhu cầu thịt bò chất lượng cao, có thể dùng các giống bò thịt ôn đới cao sản như
Charolais, Simmental, Limousin, Hereford hoặc BBB cho lai với bò cái nền lai Zebu hoặc lai với những bò cái sữa thấp sản để sản xuất bò thịt có tỷ lệ thịt xẻ và chất
lượng thịt cao
Những nơi điều kiện thức ăn trung bình, khí hậu nóng ẩm hơn, có điều kiện đầu tư thức ăn tinh và phụ phẩm vỗ béo bò giai đoạn cuối, có thị trường tiêu thụ thịt bò chất lượng cao, có thể dùng một số giống bò thịt cao sản nhiệt đới đã có máu Brahman như Sânt Gertrudis, Droughtmaster, Brangus v.v... cho lai với bò cái lai Zebu hoặc có thể cho lai với bò cái Việt Nam có chọn lọc, có khối lượng hơi trên 200 kg.