Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN.

Một phần của tài liệu Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần ADN (Trang 42)

hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần ADN.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển và mở rộng, số lượng các hợp đồng được giao kết tăng khá nhiều. Công ty đã soạn thảo các mẫu hợp đồng cụ thể để phục vụ cho quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho công ty. Tuy nhiên công ty còn chưa nhạy bén, linh hoạt trong việc tiếp nhận, sửa đổi hợp đồng theo những quy định mới pháp luật.

Trong các hợp đồng giao kết của công ty, một số nội dung các điều khoản trong hợp đồng còn sơ sài, chưa rõ ràng. Do vậy, cần phải có giải pháp nhằm phát huy vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của công ty. Người viết xin đưa ra một số đề xuất như sau:

- Đối với yếu tố con người trong công ty:

Trong sự phức tạp và những thách thức của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cho nhân viên kinh doanh trong công ty là thực sự cần thiết.

Để đảm bảo cho vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng được thuận lợi, công ty nên trang bị nhân viên pháp lý hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn từ các văn phòng luật. Như vậy việc nắm bắt được các văn bản quy phạm pháp luật mới và có thể linh hoạt trong việc áp dụng và tránh được những rủi ro khi giao kết và thực hiện hợp đồng.

- Đối với quá trình giao kết hợp đồng: Khi giao kết hợp đồng công ty cần chú ý đến các điều khoản mình giao kết:

+ Về chủ thể giao kết: Mặc dù công ty có quan tâm và tìm hiểu đến vấn đề này, nhưng trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng công ty cần thận trọng chú ý đến tính chất chủ thể của khách hàng. Trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa công ty phải xem xét tư cách chủ thể của khách hàng phải đáp ứng đủ điều kiện sau:

Đối với chủ thể là cá nhân, để được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cá nhân phải đảm bảo đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Đối với tổ chức, đây là một vấn đề phức tạp nên công ty phải xác minh kỹ càng. Bởi việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của tổ chức được thực hiện thông qua

người đại diện. Người đại diện của tổ chức, của pháp nhân có thể là Giám đốc hoặc người Giám đốc ủy quyền. Đại diện của tổ chức cụ thể đó là ai thường được xác định trong điều lệ hoạt động hoặc do pháp luật quy định. Người đại diện này cũng có thể ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi từng lĩnh vực công việc nhất định hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.

Đồng thời cũng phải chú ý đến chủ thể giao kết của công ty, trường hợp khi người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền cho người khác thực hiện việc ký kết thì phải có giấy ủy quyền rõ ràng để tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu.

+ Về hình thức và nội dung của hợp đồng: Hình thức đối với những giao dịch mua bán thông thường thì pháp luật không giới hạn phải thể hiện hợp đồng bằng văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể. Tuy nhiên, việc không kí kết hợp đồng bằng văn bản dẫn đến tình trạng không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khiến cho việc giải quyết tranh chấp trở nên rất khó khăn. Vì vậy nội dung trong hợp đồng của công ty cần quy định chi tiết, chặt chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và giải quyết tranh chấp, thời gian hiệu lực, điều khoản lựa chọn luật điều chỉnh… Không dùng những từ ngữ khó hiểu hoặc có nhiều cách giải thích trong hợp đồng. Không cam kết những nội dung mà mình không biết hoặc không có thẩm quyền giải quyết.

Một phần của tài liệu Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần ADN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w