Những khó khăn của công ty:

Một phần của tài liệu Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần ADN (Trang 35)

Tuy công ty đã có những thành công nhất định trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc mà công ty cần xem xét nghiên cứu để việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đạt được hiệu quả tối ưu:

- Mặc dù môi trường pháp lý đã tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng việc thay đổi pháp luật liên tục, các văn bản điều chỉnh pháp luật hợp đồng chồng chéo, tản mát khiến doanh nghiệp không kịp thích ứng gây khó khăn cho việc áp dụng luật khi ký kết hợp đồng.

- Nhân viên trong công ty đa phần là trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ còn chưa đồng đều nên việc thực hiện hợp đồng còn chậm, thiếu sự linh hoạt..

- Công ty chưa có bộ phận pháp chế, nhân viên trợ giúp pháp lý, tư vấn việc áp dụng hợp đồng. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng còn chưa chú ý cập nhật những thông tin mới, những văn bản pháp luật mới điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng, hoặc là đã biết nhưng vẫn làm theo thói quen. Các điều khoản mà công ty thỏa thuận còn rất chung chung, không rõ ràng. Đặc biệt là đối với các điều khoản tranh chấp và giải

quyết tranh chấp. Trong hợp đồng mà công ty đã giao kết với khách hàng thì điều kiện tranh chấp và giải quyết tranh chấp lại được nêu ra một cách rất chung chung, không rõ ràng, giường như là nhân viên soạn thảo hợp đồng đã chép y nguyên quy định của luật.

- Khó khăn trong việc thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty với khách hàng. Việc thanh toán hợp đồng của khách hàng còn chậm, điều này khiến công ty tốn thời gian và chi phí giải quyết, dẫn đến việc luân chuyển vốn đầu tư không thuận lợi, có thể làm mất cơ hội kinh doanh của công ty.

- Khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, định giá tài sản bảo đảm, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc định giá tài sản phải tuân theo quy định của pháp luật, nhưng theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, pháp luật cũng cho phép các bên có thể tự thỏa thuận trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, với công ty việc định giá tài sản bảo đảm đôi khi gặp khó khăn như giá trị vật bảo đảm không tương xứng với giá trị thực tế của nó, vật được đem là biện pháp bảo đảm là vật không được phép đem ra làm vật thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh…

Chương 3. XU HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU

Một phần của tài liệu Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần ADN (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w