- Tại Pháp: các NHTM lớn thường đưa ra các hình thức mở tài khoản tiền gử
3: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương.
3.2: Hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay của NH chiếm một lượng vốn khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Nó là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho NH. Để thấy được hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tứ Kỳ ta xem bảng kết quả cho vay ở dưới đây:
Bảng 7 : Kết quả cho vay của NHNo&PTNT huyện Tư Kỳ
Đơn vị: triệu đồng
Thời điểm 2007 2008 2009 2010
Doanh số cho vay 192.331 231.522 283.381 351.014
+ Ngắn hạn 127.120 135.430 166.560 211.501 + Trung hạn và dài hạn 65.211 96.092 116.821 139.513 Doanh số thu nợ 176.541 216.004 265.220 331.670 +Ngắn hạn 120.949 133.279 156.970 192.991 + Trung hạn và dài hạn 55.592 82.725 108.250 138.679 Dư nợ 215.091 229.275 257.725 331.371 + Dư nợ UTĐT 22.161 19.279 25.799 20.160 + Ngắn hạn 102.098 112.189 151.343 189.401 + Trung và dài hạn 90.832 97.807 80.492 104.210 Nợ xấu 1.985 3.090 4.794 4.675
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NH)
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy lượng vốn mà ngân hàng cho vay chiếm một phần tương đối lớn trong tổng nguồn vốn, đặc biệt là trong 2 năm 2009 và 2010. Lượng vốn cho vay chủ yếu tập trung vào ngắn hạn cho nên doanh số thu nợ đến cuối năm gần như tương đương với lượng vốn cho vay. Tổng dư nợ tăng nhưng với tốc độ không cao vào hai năm 2008, 2009 nhưng đột ngột tăng mạnh năm sau. Đến cuối năm 2010 tổng dư nợ đạt 331.371 triệu đồng so với 257.725 tỷ năm 2009 tăng 28,58% hay tăng 73.646 triệu đồng. Một vấn đề gặp phải đó là dư nợ xấu quá cao, đến cuối năm 2009 dư nợ xấu là 4,8 tỷ đồng con số này tăng cao hơn so với hai năm trước đó: năm 2008 dư nợ xấu là 1,985 tỷ đồng, năm 2008 là 3,09 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2010 thì dư nợ xấu có giảm nhưng vẫn còn ở tỷ lệ cao, dư nợ xấu là 4,675 tỷ đồng giảm 0,25% so với năm 2009 . Ngân hàng đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp và chính sách để nhằm giảm nợ xấu và nợ quá hạn, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro mức thấp nhất.
Về đối tượng cho vay, hiện nay ngân hàng cho vay chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn huyện và một số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tình. Một phần nhỏ vốn được cho các công ty TNHH, Hợp tác xã sản xuất vay vốn. Để thấy được tình hình cho vay vốn đối với các thành phần kinh tế, chúng ta xem bảng dưới đây.
Đơn vị: tr.đồng Thời điểm
Thành phần
2007 2008 2009 2010
Cho vay Hộ gia đình sản xuất
144.731 210.672 214.833 326.746
Cho vay DN ngoài QD 2.500 800 5048 4163
Cho vay khác 45.100 20.050 63.500 20.105
Tổng cho vay 192.331 231.522 283.381 351.014
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)
Nhìn vào bảng kết cấu trên ta thấy trong hai năm 2007 và 2008 lượng vốn cho doanh nghiệp ngoài QD vay còn khá ít trong tổng vốn cho vay. Nhưng sang văm 2009, do Ngân hàng đã đặt quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn do đó lượng vốn cho doanh nghiệp Nhà nước hạn vay khá cao, đến năm 2010 thì lượng vốn cho doanh nghiệp ngoài QD giảm xuống còn 4263 triệu đồng. Qua bảng chúng ta thấy lượng vốn cho vay đối với hộ gia đình cá nhân sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng trong tổng vốn cho vay cao hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác. Năm 2010 lượng vốn cho vay là 326.746 triệu đồng chiếm 93,08% trong tổng vốn cho vay. Nguyên nhân cũng một mặt vì huyện là huyện nông nghiệp thuần nông đang trên đà phát triển nên còn có ít doanh nghiệp. Tình hình cho vay của Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế không được ổn định, lý do là do sự biến động thất thường của nhu cầu về vốn của mỗi thành phần kinh tế và biến động của nền kinh tế.
Để thấy được một cách khái quát hơn về tình hình cho vay của ngân hàng, chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng vốn đối với từng hình thức cho vay mà ngân hàng áp dụng.