I. Nguồn vốn chủ sở hữu 125.802.965.4 88 8.884.831.4
3 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 26.15 410 26.15.410 0,00
3.3.1 Quản lý chi phí hoạt động tài chính
Quản lý chặt chẽ mọi nguồn vốn đầu tư, vốn vay, đảm bảo sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Công ty cần phải có những biện pháp linh hoạt để tận dụng những khoản thu nhập từ vốn trong thời gian tạm thời nhàn rỗi, góp phần gia tăng các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính.
Lựa chọn cơ cấu tài chính để có sự phối hợp chặt chẽ giữa vốn tự có và vay nợ, còn phải xem xét khả năng thu lợi nhuận và mức độ rủi ro có thể gặp phải. Bên cạnh đó công ty cần chọn lựa cơ cấu tài chính thích hợp, chú ý tới mục tiêu phát triển của công ty, ổn định doanh thu. Dựa trên tình hình phát triển của công ty có doanh thu và lợi nhuận tương đối ổn định thì việc sử dụng vốn vay có lợi nhiều hơn. Khi đó hệ số nợ cao, nếu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao hơn lãi vay sẽ cho công ty mức doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt ở mức cao.
Để giảm thiểu nhu cầu vốn công ty có thể đạt được thông qua quản lý tồn kho, chính sách thương mại, khuyến khích đẩy mạnh hàng bán ra, và quản lý có biện pháp tích cực để thu hồi nhanh các khoản phải thu từ khách hàng. Công ty nên cố gắng tìm kiếm những nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài, vay các nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng mua ứng trước tiền ... các khoản nợ này sẽ giúp giảm nhu cầu vốn của công ty, có thêm nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Công ty nên có chính huy động các nguồn vốn dư thừa trong công ty, huy động nội lực để giảm bớt chi phí và lãi vay.
Bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý về mọi mặt: quản lý vốn luân chuyển, quản lý vốn cố định, quản lý vốn lưu động, quản lý vốn đầu tư tài chính, quản lý thu chi, chi phí, lợi nhuận, quản lý ngân qũy, quản lý tài sản, công nợ, Công ty cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ trong công ty nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh.