Quyền hạn:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. Thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Công ty Bảo Việt Hà Nội là công ty trực thuộc Tổng công ty Bảo Việt Việt Nam, công ty có trụ sở riêng, có tư cách pháp nhân đầy đủ và có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước bằng tiền Việt hoặc ngoại tệ.

2.1.3.3 Bộ máy tổ chức:(phụ lục 1)

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo kiểu trực tuyến đứng đầu là Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc công ty do Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người có quyền điều hành cao nhất công ty. Phó giám đốc phụ trách giám sát trực tiếp tất cả các phòng ban, trợ giúp tham mưu cho giám đốc. Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng có vai trò trực tiếp quản lý các nghiệp vụ và thực hiện các chức năng kinh doanh.

Mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến là cơ cấu điển hình mà hầu hết các công ty bảo hiểm đều áp dụng. Chính cơ cấu này đã có những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, cụ thể qua một số ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm: Mô hình theo chức năng đảm bảo phát huy tối đa khả năng làm việc của các cá nhân. Mô hình tổ chức theo khu vực đại lý theo quận đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu và dịch vụ phục vụ cho khách hàng thuận lợi nhất, mạng lưới bảo hiểm rộng khắp mà chi phí quản lý không quá tốn kém. Đáp ứng được yêu cầu chuyên môn hóa cao, đảm bảo phát huy được những ưu điểm của chế độ một lãnh đạo và phát triển tối đa hệ thống các bộ phận trực tuyến.

Nhược điểm: Việc chia sẻ quyền lực cho các cấp dưới vì vậy việc sử dụng đúng người là quan trọng nhất. Quyền hạn phải được phân chia tương xứng với trách nhiệm đồng thời dễ có sự tranh chấp chồng chéo về quyền hạn. Chi phí quản lý cao do cồng kềnh, quá trình truyền đạt thông tin chậm trễ qua nhiều khâu đôi khi thiếu chính xác.

2.1.4 Tình hình kinh doanh chung của Bảo Việt Hà Nội năm 2010:

Doanh thu chung toàn Công ty tính đến 31 tháng 12 năm 2010 là 394,90 tỷ đồng, đạt 102,92% kế hoạch Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt giao, tăng trưởng 17,72% so với năm 2009 (tương ứng với 59 tỷ đồng). Doanh thu này không tính đến doanh thu bảo hiểm hàng không.

Bảng 2: Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội 2009 – 2010:

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Nghiệp vụ Doanh thu

2009 Doanh thu 2010 1 Bảo hiểm xe cơ giới Vật chất xe 87.190 107.530 TNDS với người thứ 3 26.107 27.000 Xe máy 5.843 5.100 Tổng 116.140 139.600 2 Nhóm Bảo hiểm con người Học sinh 24.930 28.930 Du lịch 11.320 13.920 Kết hợp con người 25.608 26.330 Chi phí y tế 5.600 8.200 Tổng 67.458 77.380 3 Bảo hiểm hỏa hoạn, xây lắp, tài sản, trách nhiệm Hỏa hoạn và RRĐB, tài sản 23.600 32.420 Xây lắp – lắp đặt 46.035 47.776 Trách nhiệm 20.580 23.660 Tổng 90.215 103.856 4 Bảo hiểm hàng hải Tàu biển 37.080 40.880 Hàng hóa 13.040 14.540 Tổng 50.120 55.420 5 Bảo hiểm hàng không 28.067 24.038 Tổng toàn công ty 352.000 394.900

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2009 - 2010

Nhìn vảo bảng số liệu có thể nhận thấy: Doanh thu của các nhóm nghiệp vụ năm 2010 đều tăng hơn so với năm 2009. Doanh thu của nghiệp vụ vật chất xe cơ giới năm 2010 đạt 107.530 triệu đồng, tăng trưởng 23,33% so với cùng kỳ năm 2009 tức là tăng 20.340 triệu đồng. Hay nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn, xây lắp, tài sản cũng tăng trưởng trên 15%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những nghiệp vụ đã không giữ vững được đà tăng trưởng như nghiệp vụ bảo hiểm xe máy giảm 12,72% so với năm 2009 hay nghiệp vụ bảo hiểm hàng không giảm 4.029 triệu đồng tương đương 14,35%.

Là lá cờ đầu của Tổng công ty Bảo Việt, Bảo Việt Hà Nội luôn nằm trong tốp đầu về doanh thu của Bảo Việt, doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2006 là 201,40 tỷ đồng đến năm 2010 đã tăng lên 394,90 tỷ đồng tức là tăng 193,50 tỷ đồng tương ứng 196,08%. Tăng trưởng doanh thu bình quân là 38,70 tỷ đồng/năm. Đây là con số ấn tượng và để đạt được điều này đòi hỏi Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng phấn đấu và nỗ lực hết mình.

2.2 Tổng quan chung về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam:

2.2.1 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam:

Biểu đồ 1: 5 doanh nghiệp đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2008 - 2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

6 tháng đầu năm 2010, lần đầu tiên sau những năm bám đuổi gần đây, Bảo hiểm Dầu khí (PVI) đã chính thức chiếm vị trí dẫn đầu của Bảo Việt với doanh thu khai thác đạt 1.975 tỷ đồng. Bảo Việt lùi xuống vị trí thứ hai với 1.935 tỷ đồng. Đứng thứ ba là Bảo Minh với 1.064 tỷ đồng.

PJICO đứng thứ tư với 711 tỷ đồng. Thứ năm là PTI với 280 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 17.052 tỷ đồng tăng 24,9% so với năm 2009. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 4.198 tỷ đồng, PVI 3.512 tỷ đồng, Bảo Minh 1.942 tỷ đồng, PJICO 1.592 tỷ đồng, PTI 679 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao là MSIG 327,2%, Groupama 228%, ACE 198,6%, Fubon 98,3%, Bảo Ngân 96,6%, Hùng Vương 94,8%, SVIC 93%.

Các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc nhóm trên 1.000 tỷ đồng là Xe cơ giới 5.378 tỷ đồng, Tài sản và thiệt hại 3.698 tỷ đồng, Sức khỏe và tai nạn con người 2.501 tỷ đồng, Xây dựng lắp đặt 2.051 tỷ đồng, Thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 1.796 tỷ đồng, Cháy nổ và mọi rủi ro 1.436 tỷ đồng, Hàng hóa vận chuyển 1.248 tỷ đồng, Bảo hiểm dầu khí 1.204 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao là SVI 74,7%, Bảo Long 70,1%, Liberty 64%, Bảo Minh 42,6%, PJICO 42%, Các nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao là bảo hiểm xe cơ giới 49,9%, bảo hiểm sức khỏe con người 43,1%; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản 40,1%.

2.2.2. Về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam.

Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.378 tỷ đồng tăng trưởng 23% dẫn đầu nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ và chiếm tỉ trọng 31,5%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.272 tỷ đồng, PJICO 791 tỷ đồng, PVI 628 tỷ đồng, Bảo Minh 538 tỷ đồng, PTI 303 tỷ đồng, AAA 271 tỷ đồng, MIC 217 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ trọng bảo hiểm xe cơ giới chiếm trên 50% là AAA, Bảo Long, Liberty, MIC, Thái Sơn, VASS. Bồi thường bảo hiểm xe cơ giới 2.368 tỷ đồng (chưa kể tổn thất xảy ra đang giải quyết bồi thường), các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao là Liberty 72%, BV Tokio Marine 66%, Bảo Long 65,7%, Bảo Minh 59,6%, Bảo Việt 53%, AAA 52,8%, ABIC 52%, PVI 51,9%.

Năm 2010 nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã quản lý chặt chẽ khâu khai thác và giải quyết bồi thường phòng chống trục lợi bảo hiểm. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt tổ chức đào tạo khóa học giám định phân tích hồ sơ tai nạn giao thông cho hơn 200 cán bộ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính – Trung ương đoàn tuyên truyền chế độ bảo hiểm xe cơ giới trong thanh niên. Thông qua Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư hơn 12 tỷ đồng để thực hiện 8 công trình đề phòng hạn chế tổn thất tại Gia Lai, Kontum, Lạng Sơn, Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Bắc Kạn và tài trợ 2 xe cứu thương cho trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. Quỹ bảo hiểm xe

cơ giới đã chi hỗ trợ nhân đạo cho người nhà nạn nhân bị tử vong do không phát hiện được xe gây tai nạn hay xe không tham gia bảo hiểm, tổng số 11 trường hợp với số tiền 55 triệu đồng.

Tuy nhiên,ở Việt Nam hiện nay, dòng sản phẩm đang có sự cạnh tranh về phí gay gắt nhất là bảo hiểm xe cơ giới bởi vì đây là nghiệp vụ có số đông và chiếm phần lớn doanh thu của các doanh nghiệp (trên 40%). Mức phí áp dụng cho bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam giảm khoảng 30 - 40% và thấp hơn mức phí bình quân của các nước trong khu vực khoảng 50%. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cảnh báo, hạ phí bảo hiểm thì dễ nhưng tăng phí là việc vô cùng khó khăn, một doanh nghiệp bảo hiểm tăng phí đi liền với giảm doanh thu, mất khách hàng, nếu đồng loạt tăng phí thì vi phạm Luật.

Việc các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu khai thác và tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đẩy cuộc đua về doanh thu phí ngày càng khốc liệt. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không hề biết về các doanh nghiệp nước ngoài thì họ lại hiểu rất rõ thị trường Việt Nam và đang ngấm ngầm chiếm chiếc bánh thị phần. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược đúng đắn để không bị đẩy vào thế yếu trong cuộc cạnh tranh.

2.3 Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội:

2.3.1 Những quy định riêng về nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. Thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w