Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại Agribank các năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Từ Liêm (Trang 46)

2.2.4.1 Về công tác phát hành thẻ

Là ngân hàng còn non trẻ trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam, Agribank chưa đạt được nhiều kết quả khả quan trong dịch vụ này.

Về công tác phát hành thẻ kết quả của Agribank được thể hiện qua bảng sau đây

Bảng 2.6 : Số lượng thẻ phát hành tại Agribank 3 năm gần đây

Năm 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Số thẻ ghi nợ 15978 17895 20874 1917 2979

Số thẻ tín

dụng 326 365 426 39 61

Tính đến cuối năm 2011, Agribank phát hành 18.260 thẻ trong đó trong đó số thẻ ghi nợ nội địa chiếm tuyệt đại đa số lên tới 98%, Agribank đã thu về số phí 2.578.673 đồng.

Năm 2012 là năm hoạt động phát hành của Agribank có bước phát triển mạnh, số phí thu về từ hoạt động này cũng tăng lên tới 4.652.782 đồng. Và đến hết năm 2012, tổng doanh số dịch vụ đã lên đên 361 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt hơn 6,8 tỷ đồng.

2.2.4.2 Về công tác thanh toán thẻ

Công tác thanh toán thẻ là 1 khâu quan trọng trong dịch vụ thanh toán thẻ. Thẻ của ngân hàng nào có nhiều ưu thế trong sử dụng, thanh toán hơn trong đời sống của khách hàng sẽ có ưu thế hơn trên thị trường. Agribank đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển công tác này.

Một trong những tiêu chí để đánh giá công tác thanh toán thẻ là số máy ATM và số đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng.

Số lượng thẻ năm 2011 là 18.260 thẻ, đến 31/12/2012 số lượng thẻ đã đạt 21.300 thẻ. Số lượng máy ATM từ 09 máy năm 2012 đã được bổ xung thêm 3 máy lên 12 máy vào năm 2012. Đây là một dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực sự của đông đảo người dân Việt Nam hiện nay. Thẻ được kết nối trực tiếp vào tài khoản cá nhân của chủ thẻ và với tâm lý ngại vay nợ của người dân Việt Nam thì họ có thể yên tâm vì họ đang chi tiêu bằng tiền của chính mình. Với đặc tính đó, thẻ đã được rất nhiều công ty dùng để trả lương cho công nhân viên. Đến nay ngoài các giao dịch cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản các chủ thẻ VRB Debit Card có thể thực hiện thêm các giao dịch thanh toán tiền điện, phí bảo hiểm. Sắp tới, Agribank sẽ liên kết thêm với các nhà cung ứng điện, nước, mạng điện thoại di động... để phục vụ dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

Với khả năng kết nối với hệ thống của các ngân hàng khác Agribank cũng thu được một nguồn lợi không nhỏ nhờ khả năng mở rộng mạng lưới rút tiền mặt.

Đối với dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng, mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán (ĐVCNTT) đóng một vai trò rất quan trọng. Số đơn vị chấp nhận thẻ của Agribank trong năm 2009 là 149 đại lý chấp nhận thanh toán với 165 máy POS, số lượng đại lý chấp nhận thanh toán đã tăng lên 165 năm 2010 và tăng lên 173 đại lý chấp nhận thanh toán năm 2011. Vậy số đơn vị chấp nhận thẻ của Agribank là tương đối, phổ biến tại Hà Nội. Đối với toàn bộ hệ thống Agribank và đối với mạng lưới ĐVCNTT của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội, đây là một mạng lưới tương đối mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thẻ trên thị trường. Tại các cơ sở này, số các đơn vị được lắp đặt máy EDC vẫn còn quá ít, do không đủ trang bị đồng loạt nên Agribank Hà Nội chỉ trang bị

cho những đơn vị có doanh số lớn, đây là một nhược điểm để các ngân hàng khác có thể thâm nhập vào các cơ sở chấp nhận thẻ của Agribank Hà Nội.

2.3 Đánh giá chung về dịch vụ thanh toán thẻ tại Agribank

Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ đã không còn là một nghiệp vụ mới mẻ tại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, ngân hàng đã khai thác triệt để và đã thu được một số kết quả như: Ngân hàng đa dạng hoá được hoạt động kinh doanh của mình, thiết lập được quan hệ mật thiết với nhiều cơ sở kinh doanh trong nước, khuyến khích dân cư mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dùng cho mục đích cụ thể tại ngân hàng.

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, ban đầu cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc và hoạt động kinh doanh thẻ cũng không phải là ngoại lệ. Trong quá trình ứng dụng dịch vụ thẻ, Agribank gặp phải một số hạn chế, khó khăn sau:

2.3.1 Đối tượng sử dụng thẻ còn hạn chê

Sự hạn chế về đối tượng sử dụng thẻ tín dụng do Agribank phát hành là một trong những khó khăn lớn nhất gây ảnh hưởng đến số lượng thẻ tín dụng. Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong đối tượng sử dụng thẻ là do:

Bản thân thương hiệu Agribank chưa được thực sự phổ biến ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nên chưa gây được lòng tin với người sử dụng dịch vụ. Thu nhập của dân cư Việt Nam còn qua thấp. Bộ phận có thu nhập khá còn quá ít và phân tán.

Tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người Việt Nam. Thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư chiếm tỷ lệ nhỏ.

Trình độ dân trí ở Việt Nam chưa cao. Người dân không quen tiếp cận với những hình thức thanh toán qua ngân hàng. Thanh toán bằng thẻ là một hình thức mới và hiện đại, thêm vào đó hoạt động Maketing sản phẩm thẻ của NHNT còn chưa rộng rãi nên người dân chưa hình dung được thẻ tín dụng là thế nào, do đó họ chưa thể tin tưởng vào dịch vụ này để họ có thể sử dụng.

Tài khoản cá nhân tại ngân hàng vẫn còn ít. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt, do đó nhu cầu mở tài khoản tại ngân hàng của dân cư là chưa cấp bách và cần thiết nên việc mở tài khoản tại ngân hàng ít là điều dễ hiểu.

Điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng là rất ngặt nghèo, hầu như các cá nhân muốn sử dụng thẻ đều phải có thế chấp hoặc ký quỹ với một tỷ lệ nào đó tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng.

Lãi suất của các khoản nợ chưa thanh toán của khách hàng cao (bằng lãi suất cho vay ngắn hạn). Do vậy hầu hết các chủ thẻ đều thanh toán toàn bộ số dư nợ phát sinh trong kỳ, họ không muốn kéo dài thời gian trả nợ để chịu lãi.

Mạng lưới và loại hình các đơn vị chấp nhận thẻ của Agribank vẫn còn ít và hạn chế, chỉ tập trng ở các đơn vị như nhà hàng, khách sạn, trung tâm du lịch, đại lý bán vé máy bay... mà ở những nơi này khách hàng Việt Nam không chi tiêu thường xuyên. Do vậy, việc sử dụng thẻ thực sự thay thế cho tiền mặt ở mọi lúc, mọi nơi chưa được chứng minh.

2.3.2 Môi trường thanh toán thẻ nhỏ

Tồn tại này do các nguyên nhân sau:

Thói quen ưa thích thu tiền mặt của các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Mặc dù là ĐVCNT nhưng nhiều đơn vị không sẵn sàng chấp nhận thanh toán thẻ. Thẻ là phương tiện thanh toán cuối cùng khi khách hàng không có tiền mặt.

Trình độ hiểu biết của các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịc vụ về thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế còn nhiều hạn chế, trong khi đó Marketing về thẻ thanh toán của Agribank lại chưa có hiệu quả nhiều. Trang thiết bị thanh toán bằng thẻ mà Agribank cung cấp cho các ĐVCNT còn thiếu, dẫn đến tình trạng các ĐVCNT đã chuyển sang làm điểm tiếp nhận thẻ cho các ngân hàng khác.

2.3.4 Rủi ro phát sinh trong phát hành và thanh toán thẻ

Việc phòng chống rủi ro được Agribank thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ vẫn không thể tránh khỏi những rủi ro. Như đã phân tích ở trên, trong nghiệp vụ phát hành ngân hàng đã chịu tổn

thất là 5000 USD còn trong thanh toán là 100.000 USD mà chưa có biện pháp khắc phục. Nguyên nhân chính của tồn tại chính là:

Trung tâm thẻ chưa có những thông tin kịp thời về rủi ro, thẻ cấm lưu hành để cung cấp cho các ĐVCNT, chi nhánh NHNT trong thời gian này đơn vị đã tiếp nhận thẻ.

ĐVCNT của NHNT có hành vi gian dối hoặc ngại xin cấp phép. ĐVCNT chia giá trị một giao dịch thẻ làm nhiều hoá đơn thanh toán có giá trị nhỏ để tránh xin cấp phép từ trung tâm thẻ của NHNT.

Thẻ thanh toán là một hình thức ứng dụng công nghệ cao nên việc bọn tội phạm sử dụng thẻ giả mạo trùng với thẻ đang lưu hành của NHNT đã nằm ngoài khả năng phòng chống của NHNT. Đây là loại rủi ro đặc biệt và khó quản lý nhất hiện nay của NHNT.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỪ LIÊM

3.1 Định hướng của ngân hàng

3.1.1 Tiềm năng phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam

Thẻ thanh toán là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được lưu hành trên toàn cầu và rất phổ biến ở các nước ngay từ những năm 1970. Tại Việt Nam, hoạt động thanh toán thẻ lần đầu tiên được triển khai vào năm 1990 do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện. Tiếp sau đó là 3 ngân hàng thương mại khác là Ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng FistVina. Trong thời gian gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam có sự phát triển đáng kể:

Theo số liệu của CTCP Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn), cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có 11.000 máy ATM, 42.000 điểm chấp nhận thẻ (POS); hơn 40 ngân hàng phát hành thẻ, với trên 27 triệu thẻ thanh toán được phát hành. Chủ thẻ có thể sử dụng mạng lưới ATM/POS rộng khắp của tất cả ngân hàng, thay vì chỉ được thực hiện giao dịch tại các máy ATM/POS của một số ngân hàng nào đó trong nội bộ hệ thống của mình. 3 hệ thống xử lý giao dịch thẻ lớn nhất là Banknetvn, Smartlink và VNBC đã được kết nối liên thông, hình thành một mạng lưới thanh toán gồm 42 ngân hàng thành viên, hơn 8.000 máy ATM, chiếm khoảng 90% số máy ATM hiện có trên thị trường.

Tốc độ phát triển và tiềm năng của thị trường thẻ được đánh giá rất cao. AGRIBANK hiện có hơn 4 triệu thẻ ghi nợ nội địa, Agribank có 3 triệu tài khoản thẻ. Chỉ với số dư tối thiểu của thẻ 50.000 đồng, các ngân hàng này đã huy động được nguồn vốn rất lớn và rất rẻ qua dịch vụ thẻ.

Tuy vậy, lượng thẻ mà các ngân hàng phát hành ra thị trường ngày một nhiều, nhưng kết quả thu về chưa được như mong muốn. Theo kết quả khảo sát của Công ty Nielsen Việt Nam, có đến 23% khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ và 1% sử dụng thẻ tín dụng, trong khi 100% là biết về thẻ ATM. Khảo sát này cho thấy, tỷ lệ sử dụng thẻ là chưa cao.

Hiện dịch vụ ATM chủ yếu phục vụ các giao dịch rút tiền mặt. Do đó, để giảm lượng thanh toán bằng tiền mặt trong lưu thông, cần thiết phải phát triển rộng rãi POS. Đồng thời, bổ sung các tính năng mới cho sản phẩm hiện tại nhằm gia tăng dịch vụ cho chủ thẻ và mở rộng phạm vi thanh toán thẻ tới các lĩnh vực: thanh toán tại trung tâm thương mại, siêu thị, trường học, bệnh viện; thanh toán tiền taxi, xe bus; các dịch vụ công cộng khác...

Như vậy thị trường thẻ hiện nay đang trong giai đoạn sơ khai, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho các nhà cung ứng dịch vụ thẻ. Có thể nói trong tương lai, với môi trường xã hội, pháp lý ổn định và phát triển sẽ tạo ra nhiều nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ thẻ, phạm vi sử dụng và thanh toán thẻ sẽ ngày càng được mở rộng, công nghệ thẻ sẽ phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Điều đó có nghĩa là dịch vụ thương mại điện tử đã phát triển và thẻ chính là phương tiện thanh toán thuận lợi nhất trong loại hình giao dịch này.

3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại chinhánh nhánh

Phát hành và thanh toán thẻ chưa phải là một nghiệp vụ lớn tại NH. Nếu đem so sánh lợi nhuận thu được từ hoạt động này với thu nhập của toàn ngân hàng, ta có thể thấy rõ điều này. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển của ngân hàng, ban lãnh đạo ngân hàng vẫn coi trọng công tác này. Trong những năm trước mắt, phát hành và thanh toán thẻ vẫn tiếp tục được đẩy mạnh ở ngân hàng. Đặc biệt ngân hàng sẽ dành phần lớn số phí thu được từ hoạt động này để tái đầu tư và các mặt của công tác phát hành và thanh toán thẻ.

* Đối với nghiệp vụ phát hành thẻ

Tập trung nỗ lực để đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, từng bước đưa công tác này trở thành hoạt động chính trong hoạt động thẻ tại ngân hàng.

Phối hợp giữa trung tâm dich vụ thẻ với các phòng ban khác như phòng phân tích tín dụng, phòng quan hệ khách hàng nhằm tạo nên sự nhịp nhàng trong phát hành thẻ, đưa nghiệp vụ phát hành thẻ thực sự trở thành một hình thức cho vay mới của ngân hàng.

Xúc tiến các chương trình tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi lớn nhằm giới thiệu sản phẩm mới của ngân hàng.

Xem xét, nghiên cứu việc liên kết phát hành thẻ với các tổ chức tín dụng như các cá nhân, tổ chức kinh doanh, tổ chức xã hội khác. Nghiên cứu nhằm đa dạng hoá các sản phẩm thẻ tín dụng phục vụ nhu cầu sử dụng thẻ khác nhau của khách hàng.

Tiếp tục nghiên cứu nhằm phát triển các sản phẩm thẻ phục vụ nhu cầu chi tiêu đang tăng lên của các công ty, tổ chức như thẻ mua sắm, thẻ công ty. Trong đó có thể nghiên cứu tiếp tục khai thác việc phát hành và ứng dụng, kết hợp công nghệ thẻ chíp và thẻ từ để tạo ra loại thẻ mang nhiều chức năng khác nhau trên cùng một tấm thẻ.

* Đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ

Đảm bảo hoạt động ổn định của phần mềm quản lý và xử lý cấp phép, thanh toán cũng như tăng cường phối kết hợp chặt chẽ với bưu điện.

Tiếp tục tăng cường công tác Marketing để duy trì và phát triển các ĐVCNT; mở rộng mạng lưới ĐVCNT đến các điểm cung ứng hàng hoá, dịch vụ mới, tiếp tục duy trì chính sách khách hàng như hiện nay đối với các ĐVCNT.

Nghiên cứu kết hợp thanh toán thẻ với các nghiệp vụ khác của ngân hàng nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm ngân hàng một cách đồng bộ và có sức cạnh tranh nhất.

Tiếp tục đầu tư cho việc tự động hoá tại các ĐVCNT, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ.

Tăng cường sự hợp tác với các ngân hàng chưa thanh toán thẻ để mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý và mở rộng mạng lưới ĐVCNT của ngân hàng trên toàn quốc.

* Về tổ chức con người

Tuyển thêm một số nhân viên mới từ bên ngoài kết hợp với việc chuyển số nhân viên ở bộ phận khác sang để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đặt ra.

Các nhân viên cũ và mới tiếp tục tập huấn trong nước và nước ngoài. Các chương trình đào tạo sẽ được cải tiến cho phù hợp với sự thay đối nhanh chóng của công nghệ thẻ trên thế giới.

Gây dựng tình đoàn kết trong các nhân viên để học hỏi lẫn nhau và giúp nhau hoàn thành công việc chung.

* Về công nghệ và kỹ thuật

Đầu tư thêm một số máy móc hiện đại kết hợp với nâng cấp và hoàn thiện

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Từ Liêm (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w