3500 Khách hàng2000 Khách hàng
3.3.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng thiết bị âm thanh từ thị trường Anh tại công ty CP ĐT TM XNK Sao Mai.
thanh từ thị trường Anh tại công ty CP ĐT TM XNK Sao Mai.
Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động nhập khẩu thiết bị âm thanh từ thị trường Anh của công ty diễn ra tương đối đều, đạt hiệu quả nhưng không cao. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mà đã được ttrình bày trong nội dung chương 2.
3.3.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng quát: lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu:
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của mặt hàng âm thanh nhập
khẩu từ thị trường Anh của Sao Mai Audio 2011-2013
Đơn vị: Ngàn VNĐ STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Doanh thu KDNK 10.096.772,51 7 11.329.614,773 11.875.584,653 2 Chi phí KDNK 5.401.777,460 6.677.654,907 7.298.129,219 3 Lợi nhuận KDNK 4.694.995,057 4.651.959,866 4.577.455,434 4 Tỷ suất lợi nhuận theo
DTNK (%) 46,5 41,06 38,55
5 Tỷ suất lợi nhuận theo
CFNK (%) 86,92 69,66 62,72
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)
• Chỉ tiêu lợi nhuận.
Từ những số liệu trên ta có thể thấy được rằng, trong giai đoạn gần đây 3 năm từ năm 2011-2013, lợi nhuận thu được của công ty luôn duy trì với các con số dương và khá cao. Qua các năm gần đây, lợi nhuận giảm nhưng giảm nhẹ, luôn duy trì ổn định. Con số cụ thể là năm 2011, hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng âm
thanh nhập khẩu từ Anh đã đem lại cho công ty khoảng 4,7 tỷ đồng lợi nhuận, đến năm 2012 là vẫn duy trì mức 4,65 tỷ, và năm 2013 là 4,58 tỷ lợi nhuận.
Biểu đồ 3.1.Lợi nhuận nhập khẩu thiết bị âm thanh từ Anh của công ty.
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011-2013 )
Qua đó, ta thấy được rằng lợi nhuận của công ty duy trì đều qua các năm gần đây, lợi nhuận có giảm nhưng với một lượng nhỏ. Năm 2012, lợi nhuận giảm nhẹ 0,92% so với năm 2011, năm 2013 giảm so 2012 là 1,6%.
o Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận này là:
Do doanh thu tăng, kèm theo chi phí tăng lớn hơn, trong 3 năm 2011-2013 có những thay đổi về thị trường tiêu thụ trong nước: cầu thị trường giảm do chính sách thắt chặt chi tiêu công của chính phủ làm hạn chế tiêu thụ mặt hàng âm thanh cũng như ánh sáng của công ty, bơi một thị trường khách hàng lớn của công ty là các cơ quan hành chính, UBND thành phố, huyện, trường đại học, các nhà hát, hội trường… Vì thế, để duy trì doanh thu không bị sụt giảm quá lớn thì công ty phải đầu tư cho việc xúc tiến bán, tăng chi phí cho dịch vụ khách hàng để kích cầu, giá bán giữ nguyên, tăng lượng hàng bán ra nhưng chi phí chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán tăng lên. Kết quả là doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận không tăng theo mà giảm nhẹ.
Cụ thể ví dụ như năm 2012 công ty tăng giá trị kim ngạch nhập khẩu của loa LINE ARRAY OHM lên 2.032.812,104 ngàn đồng (khoảng trên 50 chiếc) so với năm 2011 là 1.424.642,123 ngàn đồng (trên 35 chiếc), giá bán không thay đổi, tuy nhiên chi phí cộng thêm để lắp đặt kiểm tra, bảo hành lại tăng lên với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu, các mặt hàng SoundCraft, LA Audio cũng tăng lượng hàng nhập, nhưng chi phí mạnh hơn lại tăng khiến lợi nhuận giảm nhẹ.
Chi phí nhân lực tăng lên do chính sách điều chỉnh tiền lương của chính phủ và của công ty, đồng thời khối lượng công việc tăng thêm đòi hỏi phải tuyển dụng thêm nhân viên, tăng chi phí lương, và không khai thác tối ưu khả năng làm việc của toàn bộ nhân sự.
Với hệ số lương tăng lên cũng làm cho chi phí chung của công ty tăng làm cho lợi nhuận giảm. Trước năm 2010, theo cán bộ tiền lương cho biết, lương của nhân viên dao động trong khoảng từ 3,0 triệu đến 4,0 triệu đồng. Đây là mức lương
chưa thực sự cao nhưng nó cũng đã đảm bảo được cuộc sống của nhân viên lúc đó. Trong thời kì kinh tế lạm phát hiện nay, từ đầu năm 2011 đến nay cán bộ tiền lương đang đề ra mức lương mới phù hợp với giá cả thị trường và tình hình lạm phát.
Bảng 3.5. Thang, bảng lương của công ty
Đơn vị: ngàn đồng
(Nguồn: phòng nhân sự công ty.) Tại thời điểm điều chỉnh thang lương, mức lương cơ bản được công ty áp dụng là 1.150.000 đồng x hệ số lương (theo nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013)
Trên bảng trên là lương cứng, lương cơ bản của các vị trí, lương sẽ được tính cộng thêm theo năng suất lao động, doanh số và thành tích của nhân sự.
Giá nhập vào tăng lên đối với hầu hết các dòng loa, ampli, bàn trộn mixer kể cả nhập khẩu từ thị trường Anh. Điều này làm tăng chi phí tổng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của dòng sản phẩm âm thanh ánh sáng.
Đơn giá nhập của các mặt hàng tăng khá nhiều, ví dụ như dòng OHMBR năm 2011 dao động từ 480-750 USD, đến năm 2012 đã là 510-780 USD; hay như dòng OHMTRS trước năm 2011 giá nhập khoảng 1140-2870 USD/chiếc, nhưng đến 2012 tăng lên 1200-3000 USD/chiếc… đẩy chi phí lên cao với mức tăng lớn hơn mức tăng doanh thu, kèm theo việc giữ nguyên mức giá bán trên thị trường. Làm cho lợi nhuận giảm trong khi doanh thu tăng, tức là giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng âm thanh của Anh.
• Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
Từ bảng 3.4 trên đây, ta có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của mặt hàng âm thanh từ thị trường Anh theo doanh thu nhập khẩu có biến
Chức danh 2011 2012 2013 Giám đốc Hệ số 11,8 12,13 13 lương 13.570 13.950 14.950 Trương phòng Hệ sốlương 6.8085,92 7.1886,25 7.4756,50 Kế toán trương Hệ số 6,57 6,90 7,2 lương 7.556 7.935 8.280 Nhân viên Hệ số 3,01 3,5 3,7 lương 3.462 4.025 4.255
động qua các năm. Trong 3 năm 2011-2013, thấy được rằng phần trăm lợi nhuận trên doanh thu của mặt hàng này giảm xuống. Năm 2011, đối với mặt hàng âm thanh từ Anh thì trong 1 đồng doanh thu công ty thu được 0,465 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 41,06%, tức là cứ 1 đồng doanh thu thì công ty có 0,4106 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013, tỷ suất lợi nhuận của mặt hàng âm thanh từ Anh giảm xuống còn 38,55%, có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu của nhóm mặt hàng âm này thì công ty thu được 0,3855 đồng lợi nhuận.
Đơn vị: % Biểu đồ 3.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu mặt hàng âm thanh NK từ Anh
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty)
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Trong doanh thu kinh doanh nhập khẩu âm thanh từ Anh có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận. Thấy được con số này cao nhưng vẫn đang có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nhóm này đang giảm nếu không có biện pháp khắc phục thì tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn trong những năm tới.
o Nguyên nhân:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của công ty có giảm qua các năm gần đây, do tình hình khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới và tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát trong nước, tình hình thắt chặt chi tiêu công của chính phủ,… Như đã phân tích trên thì doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không những không tăng mà còn giảm năm sau so với năm trước nên dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu tăng 12,21% so với năm 2011, nhưng lợi nhuận lại giảm 0,92% nên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 giảm so với năm trước. Tương tự với năm 2013 doanh thu tăng 4,8% so với 2012, lợi nhuận giảm 1,6%, vẫn giữ xu hướng doanh thu tăng, lợi nhuận giảm, nên tỷ suất lợi nhuận giảm.
Tỷ suất lợi nhuận giảm nhưng vẫn khá cao, năm 2011 là 46,5%, 2012 là 41,06%, 2013 là 38,55%, do đặc thù của ngành là rủi ro cao với giá cả mua vào khá biến động, là mặt hàng mang đặc tính kỹ thuật và nghệ thuật cao đòi khỏi trình độ
chuyên môn cao mới có thể đảm bảo mua hàng mà âm thanh đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vì công ty chưa có được phòng thử chất lượng âm thanh nên việc đánh giá chất lượng sản phẩm chủ yếu là đánh giá chủ quan của nhân viên kỹ thuật của công ty, cho nên việc đánh giá thiếu chính xác và khả năng nhập phải một số sản phẩn không đạt là rất cao. Giá nhập cao (khoảng trên 400 USD đến 2000 USD) dẫn đến rủi ro về thanh toán sẽ gây ảnh hương lớn đến hoạt động cũng như tình hình vốn kinh doanh của công ty. Đòi hỏi đầu tư vốn lưu động lớn nhưng thời gian thu hồi lâu. Rủi ro về thị trường tiêu thụ… Vì thế đòi hỏi công ty phải có tỷ suất lợi nhuận cao để có thể bảo hiểm cho các rủi ro có thể xảy ra.
• Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh nhập khẩu.
Qua bảng 3.4 ta thấy được tỷ suất lợi nhuận của nhóm mặt hàng âm thanh từ Anh có sự giảm sút tương đối trong 3 năm gần đây. Giảm mạnh nhất là năm 2012, tỷ suất lợi nhuận giảm xuống còn 69,66%, tức là 1 đồng chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhóm mặt hàng thiết bị âm thanh từ thị trường Anh thì thu được 0,6966 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2011 là 0,1726 đồng lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí bỏ ra (tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm 2011 là 86,92% ), đến gần đây nhất năm 2013 tỷ suất lợi nhuận là 62,72%, tức là 1 đồng chi phí bỏ ra đầu tư cho hoạt động kinh doanh này thì thu được 0,6272 đồng lợi nhuận. Điều này được thể hiện cụ thể hơn ơ biểu đồ dưới đây.
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.3.Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của mặt hàng âm thanh nhập khẩu từ Anh.
(Nguồn: báo cáo phòng kinh doanh của công ty.)
So sánh hai biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.3 ta thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí biến động và giảm đáng kể hơn so với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Cả 2 chỉ tiêu đều thể hiện là tỷ suất lợi nhuận bị giảm qua các năm gần đây, cho thấy một điều rằng, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nhóm mặt hàng thiết bị âm thanh từ thị trường Anh đang giảm.
o Nguyên nhân:
Do chi phí tăng, lợi nhuận giảm: năm 2012 so với năm 2011 chi phí tăng 23,6% nhưng lợi nhuận giảm 0,92%; năm 2013 chi phí tăng 9,3% còn lợi nhuận thì giảm
1,6%. Dẫn đến lợi nhuận trên chi phí giảm. Chi phí tăng là do tăng chi phí mua hàng tăng: bơi vì lượng hàng nhập và đơn giá nhập vào tăng nên chi phí vốn hàng mua vào tăng; tăng chi phí xúc tiến lớn: chi phí in ấn catalog, chi phí cho nhân viên để bán hàng trực tiếp, tìm kiếm khách hàng…; tăng lượng hàng bán nên tăng khối lượng công việc, công ty phải tuyển thêm nhân sự, làm tăng chi nhân lực như trả lương, phụ cấp cho nhân viên… Lợi nhuận giảm do những nguyên nhân đã phân tích trên vì doanh thu tăng nhưng chi phí tăng tỷ lệ lớn hơn.
Cũng như nguyên nhân gây nên sự giảm tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và còn do chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhóm mặt hàng âm thanh tăng cao trong điều kiện giảm nhu cầu tiêu thụ trong nước. Theo bảng 3.4 thì thấy được năm 2012 chi phí tăng 23,62% so với 2011, tỷ lệ tăng chi phí này lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu (12,21% so với 2011), năm 2013 so với năm 2012 chi phí tăng 9,3% lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu (4,8%), nên tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm mạnh hơn tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. Lợi nhuận giảm, chi phí tăng lên dẫn đến tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm, có nghĩa có thể kết luận rằng trong giai đoạn 2011- 2013 hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhóm mặt hàng thiết bị âm thanh từ Anh đang có xu hướng giảm xuống.
3.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty, thì bài khóa luận sẽ dựa vào một số chỉ tiêu đã nêu ơ chương 2: hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu, tốc độ quay vòng vốn lưu động, kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động nhập khẩu.
Bảng 3.6.Các tiêu chí về hiệu quả sử dụng vốn đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu âm thanh từ Anh của công ty giai đoạn 2011-2013.
Đơn vị: nghìn đồng ST T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh thu NK 10.096.772,51 7 11.329.614,77 3 11.875.584,65 3 2 Lợi nhuận NK 4.694.995,057 4.651.959,866 4.577.455,434 3 VLĐNK 4.056.981,540 5.296.819,853 6.542.908,914 4 Hiệu quả sử dụng VLĐ 1,157 0,878 0,700 5 Tốc độ quay vòng vốn 2,489 2,139 1,815 6 Kỳ luôn chuyển bình 144,652 168,307 198,344
quân VLĐ (ngày)
(Nguồn: báo cáo kết quả phòng kinh doanh công ty)
• Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong 3 năm gần đây 2011-2013, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm tương đối. Năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là 1,157, tức là cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu âm thanh thì thu được 1,157 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2012 và 2013 thì hiệu quả giảm xuống rõ rệt, năm 2012 hiệu quả sử dụng vốn lưu động là 0,878, cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu về được nhỏ hơn 1 đồng lợi nhuận (0,878 đồng), năm 2013 tiếp tục giảm xuống, 1 đồng vốn lưu động đầu tư thì thu được 0,7 đồng lợi nhuận. Điều này được thể hiện cụ thể hơn qua biểu đồ dưới đây.
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng âm thanh từ Anh của công ty
(Nguồn: phòng kinh doanh của công ty)
o Nguyên nhân: Vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu là tương đối lớn so với tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị âm thanh. Nhưng hiệu quả tức là lợi nhuận trên vốn lưu động kinh doanh nhập khẩu thu được lại kém. Theo bảng 3.6 thì năm 2012 so với năm 2011 thấy được vốn lưu động đầu tư cho hoạt động tăng 30,6, nhưng lợi nhuận lại giảm 0,92%; năm 2013 so với năm 2012 vốn lưu động đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu âm thanh từ Anh tăng 23,43%, lợi nhuận lại giảm 1,6%. Điều này làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm theo năm, do:
Giá vốn hàng nhập lớn và tăng qua các năm, tức là vốn lưu động đầu tư để nhập hàng lớn và tăng liên tục, tuy nhiên thì công ty có chính sách giữ nguyên giá bán và giá cả dịch vụ trên thị trường nội địa nên một đồng vốn lưu động đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu này thu được ít lợi nhuận hơn của năm sau so với năm trước. Do đặc thù hoạt động của công ty là nhập kinh doanh NKD01- nhập khẩu hàng và kinh doanh không sản xuất và mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao, nên vốn lưu động là lớn. Ví dụ năm 2011, để nhập dòng loa OHMBR, OHMML đơn giá nằm vào khoảng từ 510-780 USD tức là khoảng 10.700.000- 16.400.000 VNĐ với tỷ giá giao động nhẹ quanh mức 21.036 VNĐ/USD, tăng so với năm 2010 (480-750
USD) . Hay dòng OHMTRS, LINE ARRAYS nằm trong khoảng từ 1200- 3000 tức là khoảng 25.300.000-63.000.000 VNĐ, tăng so với năm 2010 (1140-2870 USD); bàn trộn Soundcraft với đơn giá nhập khoảng 570-800 USD (khoảng 12.000.000- 16.800.000 VNĐ)…nhưng giá bán ra thị trường trong nước của tất cả các hàng hóa đều giữ nguyên để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
Chi phí nhân sự tăng, nhưng hiệu quả của việc đầu tư cho nhân sự không tăng, làm tăng vốn lưu động trong kỳ và giảm lợi nhuận, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. Do chất lượng nhân viên không đồng đều. Một phần do tuyển dụng quá ồ ạt khi cần nhân lực mà chưa có chính sách đào tạo