Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong chương trình dạy học chủ đề một số dạng phương trình lượng giác - đại số và giải tích - Ban nâng cao (Trang 113)

Qua thời gian thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: + Với giáo viên tham gia thực nghiệm:

- Nhiệt tình đầu tư thời gian nghiên cứu giáo án và phương pháp dạy học mới.

- Nắm được những nét đặc trưng của phương pháp dạy học phám phá có hướng dẫn và ưu điểm của phương pháp này.

+ Với học sinh tham gia thực nghiệm:

- Hầu hết học sinh đều hào hứng với việc học , thể hiện ở việc các em tích cực tham gia xây dựng bài.

- Trong mỗi giờ học , vai trò của học sinh được đề cao vì mỗi ý kiến của các em trở thành một phầ n nhỏ trong nội dung bài học nên các em thấy tự tin , hào hứng, mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng bài.

- Sau mỗi bài toán đưa ra đã xuất hiện những cuộc tranh luận sôi nổi về kết quả và phương pháp giải bài tập.

- Các em bước đầu được làm quen với phương pháp học mới: tự học, tự tìm kiếm kiếm thức theo sự phát triển tư duy sáng tạo

Kết luận chƣơng 3

Chương này trình bày kết quả thực nghiệm ba giáo án đã soạn của tác g iả theo phương pháp phát triển tư duy sáng tạo tại bốn l ớp 11, trường THPT Trần Nguyên Hãn, thành phố Hải Phòng . Kết quả thực nghiệm đã phần nào minh họa được tính khả thi và hiệu quả của đề tài . Qua quá trình thực nghiệm , điều quan trọng là bước đầu thấy rõ học sinh được hình thành kh ả năng tự học, tự phát triển tư duy kiến thức trong quá trình học tập.

Như vậy, có thể nói rằng phương pháp dạy học phát triển tư duy sáng tạo

đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Toán ở trường THPT nói riêng . Việc sử dụng phương pháp phát triển tư duy sáng tạo vào dạy học giải phương trình Lượng giác lớp 11 ở trường THPT là hoàn toàn thực hiện được và sẽ đạt được hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã thu được những kết quả chính sau: 1. Trình bày cơ sở lý luận của phương pháp dạy học phát triển tư duy sán g tạo cho học sinh

2. Thiết kế được một số giáo án dạy học trong chương 1 "Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác ", trong sách Đại số và Giải tích lớp 11, ban nâng cao, có vận dụng phương pháp dạỵ học phát triển tư duy s áng tạo cho học sinh

3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ba giáo án nói trên . Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

4. Giáo viên có thể sử dụng những giáo án trong luận văn trong dạy học phát triển tư suy sáng tạo, trong các giờ học luyện tập,ôn tập.

5. Nội dung luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ôn thi Đại học phần giải phương trình Lượng giác . Đó chính là ý nghĩa thực tiễn của luận văn.

Như vậy , có thể nói mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành . Tuy nhiên , trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót . Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với giáo viên Toán ở các trường THPT

Giáo viên Toán ở các trường THPT nghiên cứu việc áp dụng phương án dạy học mà luận vă n đã đề xuất vào quá trình dạy học chủ đề Lượng giác lớp 11 một cách sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học sinh và mở rộng việc áp dụng với các chủ đề khác.

2.2. Đối với các cấp quản lý của ngành Giáo dục

- Nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có , bổ sung thêm một số trang thiết bị gi ảng dạy hiện đại cho các phòng học như : máy tính , máy chiếu projector , máy chiếu hắt ,...để các giáo viên có thể thường xuyên áp dụng được công nghệ thông tin vào bài giảng một cách chủ động và thuận tiện hơn , giúp học sinh học tập tốt hơn , tiếp thu kiến thức nhanh hơn và đỡ bị nhàm chán với các phương pháp giảng dạy cũ.

- Đưa ra những biện pháp thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học , giúp học sinh nâng cao ý thức học tập , tích cự c vào việc tự học , tự tìm tòi kiến thức cho bản thân .

2.3. Đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học Giáo dục

Các cơ sở nghiên cứu khoa học Giáo dục nên mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài cho việc dạy học các phần khá c của chương trình Toán THPT , cho bộ môn khác, và cho cả các cấp học khác nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Vân Anh . Phương pháp giải toán tự luận lượng giác . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

2. Vũ Cao Đàm. Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.

3. Lê Đƣ́c. Các dạng toán điển hình Giải tích 11. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Lý luận dạy học hiện đại , tập bài giảng cho học viên cao học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

5.Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn Toán . Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.

6. Huỳnh Công Thái- Đào Khải. Phương pháp giải toán Lượng giác THPT . Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004.

7. Nguyễn Vũ Lƣơng (chủ biên), Phạm Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Thắng. Các bài giảng về phương trình lượng giác.Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2009.

8. Võ Đại Mau. Phương trình, bất phương trình lượng giác. Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 1996.

9. Bùi Văn Nghị. Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2009.

10. Bùi Văn Nghị.Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội , 2008.

11. Lê Bích Ngọc (chủ biên), Lê Hồng Đƣ́c . Học và ôn tập toán lượng giác lớp 11. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

12. Lê Đƣ́c Ngọc . Đo lường và đánh giá trong giáo dục .Tập bài giảng dành cho học viên cao học khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội .NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2006.

13. Trần Phƣơng. Bài giảng trọng tâm ôn luyện môn Toán. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

14. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên )- Nguyễn Huy Đoan (chủ biên)- Nguyễn Xuân Liêm- Nguyễn Khắc Minh - Đặng Hùng Thắng . SGK Đại số và Giải tích 11 nâng cao.NXB Giáo dục, Hà Nội, 2010.

15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính. Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

16. Huỳnh Công Thái - Lê Mậu Thảo. Phân loại và hướng dẫn giải toán phương trình và hệ phương trình Lượng giác. Nhà xuất bản Hà Nội, 2006.

17. Trần Vinh. Thiết kế bài giảng Đại số và Giải tích 11 nâng cao, tập một.

NXB Hà Nội, 2006.

18. G.Polya (Hồ Thuần - Bùi Tƣờng dịch ). Giải một bài toán như thế nào. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1997.

19. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình vàSGK lớp 11 môn Đại số và Giải tích nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.

20. Tạp chí Toán học Tuổi trẻ cùng một số luận văn thạc sĩ .

21. Tuyển tập 30 năm Tạp chí Toán học Tuổi trẻ. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1997.

22. Tham khảo trên các trang mạng

www.math.com

www.crome

www.translate,google.com

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong chương trình dạy học chủ đề một số dạng phương trình lượng giác - đại số và giải tích - Ban nâng cao (Trang 113)