Ta có bảng tổng hợp sau
Bảng 3.7. Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới biến động lợi nhuận
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chỉ số (%) 1. Tổng doanh thu – (Trđ) 96 194,5 117 568,7 122,22
2. Lợi nhuận – (Trđ) 3 670,42 5 465,7 148,91 3. Tỷ suất lợi nhuận – (%) 3,82 4,65 121,84
Ta dùng hệ thống chỉ số sau:
Hay Số tuyệt đối
Nhận xét
Nhìn chung, lợi nhuận của công ty năm 2009 tăng 1 795,28 (trđ) hay tăng 48,91% so với năm 2008 là do hai nguyên nhân:
Do tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 21,84%, làm lợi nhuận của công ty tăng 979,73 (trđ).
Do doanh thu của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 21 374,2 (trđ) hay tăng 22,22% làm lợi nhuận của công ty tăng lên 815,56 (trđ).
Như vậy, lợi nhuận của công ty tăng chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận tăng. Lợi nhuận tăng do tỷ suất lợi nhuận tăng lớn hơn lợi nhuận tăng do doanh thu tăng.
3.4.4. Dự đoán xu hướng biến động của doanh thu giai đoạn 2010 – 2012
Ta có
Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Ta có
Nhìn chung, các phương pháp dự đoán trên chỉ dựa trên lý thuyết mà chưa có ảnh hưởng của các nhân tố khác có thể thay đổi. Vì vậy, khi đưa ra các dự đoán công ty cần phải dựa trên sự thay đổi của các nhân tố khác.
CHƯƠNG IV. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH ĐÔ
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Thành Đô
4.1.1. Những kết quả đạt được
Trong năm 2008, 2009, mặc dù việc kinh doanh khá vất vả do lạm phát và khủng hoảng kinh tế nhưng công ty vẫn tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty đã nỗ lực hết mình để vừa có thể mở rộng thị trường, vừa có thể đảm bảo việc kinh doanh không bị ảnh hưởng. Đặc biệt kể từ ngày 1/1/2009, Việt Nam mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập các chi nhánh kinh doanh có 100% vốn đầu tư nước ngoài trong ngành hàng cung cấp dịch vụ phân phối, việc kinh doanh của các công ty nội địa sẽ trở nên khó khăn hơn, nhưng trong bối cảnh đó, công ty vẫn có lượng doanh thu đáng kể, tăng rất mạnh. Nhìn chung, trong ba năm 2007, 2008, 2009, công ty có kết quả kinh doanh tăng khá nhanh. Cũng trong ba năm ấy, công ty đã cố gắng xây dựng hệ thống phân phối của mình một cách khá hiệu quả. Trong năm 2009, để mở rộng kinh doanh của mình, công ty đã thành lập hai chi nhánh tại Bắc Ninh và Hà Nam. Và trong năm 2010, công ty đang xúc tiến thực hiện kế hoạch mở thêm một chi nhánh nữa tại Hà Nội. Như vậy, công ty đã cố gắng tận dụng lợi thế, khắc phục được hạn chế để có thể đạt được những thành công nhất định, có thể kể đến đó là:
− Doanh thu của công ty năm 2009 đạt 117 568,7 (trđ), tăng 21 374,2 (trđ), hay tăng 122.22% so với năm 2008.
− Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 đạt 5 465,7 (trđ), tăng 1 795,28 (trđ) hay tăng 48,91% so với năm 2008.
− Chi phí tài chính giảm 39,5 (trđ) hay giảm 2,36% làm cho tổng doanh thu tăng lên.
− Công ty tiếp tục đưa vào hoạt động, mở rộng thêm thị trường, thành lập thêm các chi nhánh ở một số vùng trọng điểm.
− Thu nhập của người lao động tiếp tục tăng lên, công nhân viên trong công ty chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định nên đẩy mạnh được tốc độ làm việc của toàn thể công ty.
− Năm 2009, Công ty đã đóng góp vào Ngân sách Nhà nước 1 366,43 (trđ) tăng 32,96% so với năm 2008.
4.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công trên, công ty cũng có rất nhiều điểm yếu cần khắc phục. Những điểm yếu này không phải ngày một ngày hai có thể giải quyết mà cần phải khắc phục trong một thời gian khá dài, nhất là trong khi nước ta đang phát triển mô hình phân phối bán lẻ. Cụ thể là:
Việc lập kế hoạch, bố trí quản lý lao động
Việc lập kế hoạch, bố trí quản lý lao động ở một số đơn vị chưa cụ thể và sát với yêu cầu của công việc làm hạn chế năng suất lao đông và tiến độ chung của công việc. Đó là chưa kể tới việc công ty còn huy động quá nhiều nhân viên làm thời vụ, gây lãng phí chi phí nhân viên. Hơn nữa, việc trả lương ở công ty vẫn chưa khắc phục được tính bình quân, chưa gắn với năng suất lao động và hiệu quả lao động của từng người nên chưa động viên hết được khả năng của nhân viên.
Vấn đề tài chính
Đây là vấn đề cốt lõi của công ty. Công ty hiện nay vốn chủ chưa tới 10 tỷ đồng, hơn nữa nguồn vốn mà công ty có thể huy động được không nhiều. Công ty muốn kinh doanh được thì bắt buộc nguồn tài chính phải đảm bảo và phải được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Song để đáp ứng được đầy đủ và ngày càng cao cho việc kinh doanh thì công ty còn cần tới một khoản kinh phí lớn mới có thể thực hiện được.
Năng lực cạnh tranh của công ty
Hiện tại, hệ thống siêu thị của công ty chưa thực sự cạnh tranh được với hệ thống các siêu thị tồn tại lâu năm khác, đặc biệt là đối với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Big C, Metro… hay của hệ thống phân phối nội địa như chuỗi các cửa hàng Hapro… Nói cách khác, tính chuyên nghiệp của công ty, sự hợp tác để tổ chức nguồn hàng giữa hệ
thống siêu thị, liên kết giữa sản xuất và lưu thông vẫn chưa cạnh tranh được với các công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Hệ thống hậu cần, phân phối của công ty
Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Tuy vậy, do điều kiện tài chính nên công ty chưa có được hệ thống cung ứng hàng hóa như nhà kho, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa vẫn chưa theo chuẩn toàn cầu, cũng chưa đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công tác hậu cần của siêu thị. Hiện tại, vào những dịp lễ tết, công ty vẫn còn lúng túng về việc trung tâm phân phối hoặc việc các nhà cung cấp nhỏ lẻ không giao đủ hàng để bán. Việc điều phối các xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành khá đơn giản. Điều này làm ảnh hưởng không ít tới hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn làm tăng cả chi phí lao động cũng như chi phí quản lý.
Hạ tầng phân phối của công ty còn yếu. Việc công ty thu mua hàng nông sản, hàng tiêu dùng vẫn còn qua nhiều tầng lớp trung gian. Công ty vẫn chưa có sự liên kết trực tiếp với nhà sản xuất, dẫn tới việc giá cả tăng lên do mất nhiều chi phí cho trung gian. Hệ thống phân phối là nguyên nhân để giá cả hàng hóa trong siêu thị cao hơn ở bên ngoài.
Hiện tại, công ty có cơ cầu nguồn hàng chủ yếu là chủ động. Tuy nhiên, số lượng hàng mà công ty nhận ký gửi vẫn còn chiếm khoảng 20%; công ty vẫn chưa chú trọng tới khâu dự trữ hàng hóa, chủ yếu vẫn theo hình thức mua đến đâu, bán tới đó, ít dự trữ là cho tốc độ lưu thông hàng hóa gặp gián đoạn, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Hơn nữa, ngoài những hãng lớn mà công ty nhận phân phối, các nguồn hàng khác vẫn chưa rõ ràng, nhà cung cấp vẫn còn nhỏ lẻ và mang tính chất thủ công. Trong những năm qua, công ty đã cố gắng trang bị thêm phương tiện cần thiết cho kinh doanh nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ Trung Quốc, ngoài ra công ty không làm đối tác với các công ty nước ngoài khác nên việc kinh doanh vẫn còn mang tính chất phụ thuộc vào nguồn hàng nước bạn.
4.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Công ty cổ phần Thành Đô là một công ty có truyền thống kinh doanh tốt đẹp từ khi thành lập tới giờ. Để có thể phát huy hơn nữa lợi thế kinh doanh của mình, công ty cần có một định hướng phát triển lành mạnh, sáng suốt. Công ty phải không ngừng phấn đấu để công ty có thể trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Muốn vậy, công ty cần có đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, có hiệu quả, lãnh đạo công ty phải nỗ lực hơn nữa để đưa công ty trở thành một tập đoàn phân phối đa quốc gia. Để đạt được mục tiêu phương hướng đó, định hướng cụ thể của công ty là:
− Công ty cần duy trì mức độ tăng trưởng phát triển của mình trong các năm tới vì thực sự việc kinh doanh trong tương lai sẽ còn gặp rất nhiều trở ngại.
− Chú trọng đầu tư vào các chi nhánh có doanh số lớn, tập trung vào những đầu mối kinh doanh chủ đạo của công ty, mở rộng mạng lưới phân phối của mình ra khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc.
− Công ty sẽ cố gắng xây dựng và phát triển khách hàng mục tiêu của mình theo định hướng chiến lược của công ty, đóng góp cho việc phát triển khách hàng và gia tăng doanh số theo phương thức bán lẻ - tự phục vụ - tự vận chuyển.
− Quan tâm hơn tới dịch vụ vận tải, đưa dịch vụ vận tải của công ty trở thành một trong những thế mạnh của công ty.
− Cố gắng trong năm 2010 sẽ đưa vào kinh doanh chi nhánh tại cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn, vì chi nhánh này vẫn chưa đưa vào kinh doanh chính thức. Nếu làm được việc này, công ty sẽ phát triển thị trường của mình sang cả Trung Quốc, lại có thêm lượng doanh thu khổng lồ và không để lãng phí vốn.
− Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc
− Xây dựng kế hoạch kết quả kinh doanh một cách hiệu quả để có được cái nhìn tổng quát với công ty, làm sao để hàng hóa tới tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất, hạ được chi phí kinh doanh của công ty, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
− Thu hút vốn đầu tư, mở rộng kinh doanh, giải quyết vấn đề tài chính.
− Công ty sẽ chú trọng hơn tới việc bán hàng trực tuyến. Vì trong những năm qua công ty chủ yếu vẫn chỉ bán hàng theo cách truyền thống mà chưa quan tâm tới việc bán
hàng qua mạng. Đây thực sự là hình thức kinh doan mà chi phí quảng cảo bỏ ra thấp, hiệu quả kinh doanh lại khá cao, hình ảnh công ty sẽ được nâng lên đáng kể.
4.3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Thành Đô
4.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa xã hội, đồng thời là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao kết quả kinh doanh là sự cần thiết khách quan đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường mà không thể tạo ra doanh thu, lợi nhuận thì đồng nghĩa với việc các khoản thu của doanh nghiệp không thể bù đắp được chi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, không thể trả lương cho người lao động, không có các khoản nộp vào Ngân sách Nhà nước… dẫn tới công ty sẽ phá sản nếu lâm vào tình trạng này quá lâu. Điều này cho thấy, chỉ khi nào doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cao thì mới cho phép doanh nghiệp tồn tại và phát triển quy mô của mình.
Hiện tại, nền kinh tế nước ta đang trong cơ chế “mở”, quy luật cạnh tranh rất khắc nghiệt, chỉ chấp nhận doanh nghiệp nào làm ăn có lãi và đào thải doanh nghiệp nào làm ăn “dậm chân tại chỗ”. Vì vậy, để đứng vững trên thị trường, bắt buộc doanh nghiệp phải có kết quả kinh doanh ngày càng nâng cao.
Nâng cao kết quả kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng tài chính, phục vụ nhu cầu về vốn để tái sản xuất kinh doanh trên thị trường, đầu tư mở rộng kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khắt khe của khách hàng, củng cố thêm uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Việc nâng cao kết quả kinh doanh của đơn vị còn có ý nghĩa tạo nguồn thu nhập và nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện cuộc sống, tạo công ăn việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Nâng cao kết quả kinh doanh cũng có nghĩa là nâng cao nguồn thu nhập cho Ngân sách Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội, góp phần vào việc tạo động lực phát triển của nền kinh tế đất nước.
Xuất phát từ những ý nghĩa quan trọng trên, việc nâng cao kết quả kinh doanh không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước, với người lao động, với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
4.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của công ty có đạt được cao hay không tất cả là nhờ cơ chế quản lý, sự cống hiến hết mình của cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Công ty luôn nỗ lực hết mình để có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh của mình. Để đạt được mục tiêu phấn đấu như vậy, công ty cần cải thiện tình hình kinh doanh, thực hiện tái đầu tư sản xuất, tăng cường thu hút vốn đầu tư, nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề liên quan tới công ty kể cả các vấn đề xã hội. Trong bối cảnh như hiện nay, việc nâng cao kết quả kinh doanh của công ty là vấn đề khá cấp bách, đó cũng là mục tiêu chung của các đơn vị khác trong kinh doanh. Trên cơ sở phân tích kết quả kinh doanh của công ty như trên, cùng với việc đi sâu khảo sát công tác thống kê thực tế tại công ty cổ phần Thành Đô, em xin đưa ra một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của công ty như sau:
Mạnh dạn nghiên cứu thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, nắm bắt cơ hội trên thị trường
Hiện tại, hệ thống phân phối của công ty đã có ở các tỉnh thành Lạng Sơn, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh. Việc tăng cường công tác nghiên cứu, mở rộng qui mô kinh doanh là hết sức quan trọng trong việc đưa công ty trở thành Tập đoàn thương mại. Để thực hiện tốt giải pháp này, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
− Việc đầu tiên là phải cử cán bộ đi khảo sát tình hình, tìm hiểu khu vực nào có thể mở được chi nhánh và kinh doanh có hiệu quả.
− “Cung cấp cái thị trường cần chứ không cung cấp cái công ty có”. Việc nghiên cứu thị trường hiện tại của công ty chủ yếu do phòng kinh doanh phụ trách. Điều này không hợp lý vì phòng kinh doanh phải đảm nhận quá nhiều việc. Vì vậy, công ty nên có phòng ban lập kế hoạch riêng, đảm bảo các hoạt động xúc tiến hỗ trợ các hoạt động tiêu thụ, lập kế hoạch mục tiêu cụ thể, phương hướng kinh doanh, dự trù ngân sách, kiểm định thị trường…
− Mở rộng mặt bằng các siêu thị một cách hợp lý, đảm bảo việc tăng doanh thu, đảm bảo cả nguồn hàng trưng bày trong siêu thị, thường xuyên thay đổi mặt hàng để làm mới siêu thị, giữ chân khách hàng, tìm những sản phẩm mới, lạ để thu hút khách