Đánh giá tổng quan tình hình kế toán bán bảo hiểm hàng hóa tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng tại công ty Đông Đô.DOC (Trang 33)

. TK 006 – “Hợp đồng nhượng tái BH chưa phát sinh trách nhiệm”: Dùng

3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kế toán bán bảo hiểm hàng hóa tại công ty

Nhìn chung, công tác kế toán luôn được chú trọng ở mỗi công ty mặc dù khác nhau về hình thức kinh doanh như thương mại, sản xuất và dich vụ. Và với một công ty có mục tiêu kinh doanh là đạt lợi nhuận lớn nhất như PVI Đông Đô thì công tác kế toán rất quan trọng đặc biệt là kế toán bán bảo hiểm.Về cơ bản, công tác kế toán bán hàng được đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực, chế độ hiện hành của Bộ tài chính. Lĩnh vực kinh doanh của công ty rất nhiều nhưng vì có những lý do nhất định mà có những lĩnh vực kinh doanh công tác kế toán không được công ty chú trọng như bảo hiểm hàng hóa. Mặc dù vậy trong những năm gần đây, công ty cũng dần từng bước hoàn thiện hơn kế toán bán bảo hiểm hàng hóa.Tuy nhiên, do sự đa dạng và phức tạp của các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong thực tế cộng với khối lượng công việc nặng của kế toán viên nên công tác kế toán bán bảo hiểm hàng hóa không thể tránh khỏi những sai sót nhất định . Mặt khác, các quy định trong chế độ tài chính cũng có những hạn chế nhất định, còn có những điểm chưa rõ ràng cần sửa đổi và bổ sung. Cụ thể như về trich lập dự phòng phải thu khó đòi

Thứ nhất Về điều kiện lập dự phòng và căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi: Theo thông lệ chung của các nước, nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được coi là nợ khó đòi phải trích lập dự phòng và các khoản nợ này không được coi là tài sản khi tính biên khả năng thanh toán của DNBH. Còn ở Việt Nam, nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên hoặc tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm, nhưng DN có đủ bằng chứng là đối tượng nợ không có khả năng thanh toán mới được ghi nhận là khoản nợ khó đòi. Quy định này chưa phù hợp với thông lệ chung của các nước và điều kiện của Việt Nam hiện nay do ý thức chấp hành nghĩa vụ đóng phí BH của bên mua BH nói chung là chưa tốt. Số lượng hợp đồng của các DNBH thường rất lớn với giá trị và thời hạn

BH của hợp đồng rất khác nhau, có thể là 2-3 ngày như BH hàng hoá, có thể là hàng chục năm Với quy định hiện hành, DNBH không được ghi nhận là nợ khó đòi nếu khách hàng cố tình không đóng phí BH hoặc nếu DNBH không tìm được địa chỉ của bên mua BH, nhất là các cá nhân hoặc các DN

tư nhân, hợp tác xã... để thu phí BH. Ngay cả khi khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên thì DNBH cũng không có khả năng và sẽ không có hiệu quả khi đòi nợ, đặc biệt là các hợp đồng BH có giá trị thấp. Nhiều khoản phải thu về phí BH gốc chưa tới 2 năm, kể từ ngày đến hạn thu nợ, trên thực tế không có khả năng thu hồi nợ, nhưng DNBH không thể thu thập được bằng chứng chứng minh là bên mua BH không có khả năng thanh toán theo quy định. Từ đó, hồ sơ về nợ khó đòi thực tế phát sinh hàng năm khá lớn nhưng chưa được lập dự phòng và xử lý xoá nợ ở nhiều DNBH, vì theo chế độ DNBH chỉ được xử lý xóa nợ khi người nợ bị chết hoặc có quyết định giải thể, phá sản DN... (đối với đơn vị nợ). Từ đó nhiều khoản nợ khó đòi chưa được loại trừ khi tính biên khả năng thanh toán và sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro của DNBH.

Thứ hai :Về mức trích lập dự phòng Theo chế độ, các khoản nợ phải thu khó đòi tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi bị khống chế tối đa không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của DN là chưa hợp lý. Mục đích của trích lập dự

phòng nợ phải thu khó đòi là để phản ánh giá trị tài sản thuần của DN theo yêu cầu của nguyên tắc thận trọng. Việc khống chế mức trích lập dự phòng sẽ làm cho số nợ khó đòi thực tế phát sinh lớn hơn số được phép trích lập vẫn được coi là tài sản nên không phản ánh đúng thực trạng tài chính và khả năng thanh toán của DN. Khi chế độ quy định không rõ ràng, các DNBH có thể coi việc trích lập dự phòng nợ khó đòi như một công cụ kế toán để điều chỉnh kết quả kinh doanh.

Ngoài những bất cập nói trên, các doanh nghiệp dịch vụ còn gặp phải rất nhiều những khó khăn khác. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn tốt nghiệp cho phép chỉ nêu lên những vấn đề nổi bật cần nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện công tác kế toán bán bảo hiểm hàng hóa nói riêng cũng như công tác kế toán dịch vụ trong doanh nghiệp dịch vụ nói chung.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng tại công ty Đông Đô.DOC (Trang 33)