I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢNLÝ TIỀN
4. Doanh nghiệp với vấn đề tiền lương:
Bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng phải nhằm đến mục tiêu là lợi nhuận. Muốn đạt được mục tiêu này thì doanh nghiệp phải tính toàn cụ thể các yếu tố chi phí, trong đó có chi phí lao động
cho phù hợp. Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp phải nhận thức đúng vai trò của mình với vấn đề tiền lương thể hiện cụ thể:
- Trước hết doanh nghiệp phải coi việc xác định tiền lương và trả lương có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển của chính bản thân doanh nghiệp.
- Trả lương cho người lao động là công việc của doanh nghiệp chứ không phải của các ngành hoặc Chính phủ, vì vậy doanh nghiệp phải luôn chủ động quản lý tiền lương và các chi phí có liên quan tốt hơn, đồng thời đảm bảo việc trả lương nằm trong khuôn khổ luật pháp và chính sách tiền lương của Nhà nước cho phép.
Để quản lý tốt tiền lương thì doanh nghiệp phải có các qui định tốt về tiền lương có thể điều chỉnh linh hoạt trong phạm vi doanh nghiệp và ít chịu sự can thiệp từ bên ngoài. Hệ thống các quy định về tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau:
+ Phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và nằm trong khuôn khổ luật pháp quy định.
+ Có tính nhạy cảm để tạo ra công bằng và sự phát triển. + Dễ hiểu và không quá phức tạp.
+ Phải được xây dựng trên cơ sở bàn bạc công khai và dựa vào kết quả đàm phán, thương lượng.
Cùng với hệ thống các quy định về tiền lương, doanh nghiệp phải chú ý tới mối quan hệ giữa chi phí tiền lương với khả năng cạnh tranh, hiệu quả mà trong đó lợi nhuận và năng xuất lao động là sự biểu hiện tổng hợp nhất.
Do tiền lương là yếu tố chi phí sản xuất nên trong điều kiện chi phí vật chất (C) và giá sản phẩm, dịch vụ không đổi thì sự thay đổi chi phí tiền lương (V) sẽ tác động tới khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tăng khả năng cạnh tranh với lợi nhuận thì bắt buộc doanh nghiệp phải giảm chi phí lao động bằng hai cách hoặc giảm tiền lương hoặc tăng năng suất lao động. Trong hai biện pháp này thì giảm tiền lương tuyệt
đối thường không nhận được sự đồng tình của người lao động nên chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, còn giảm lương tương đối thông qua tăng năng suất lao động thì ít gặp sự phản đối của người lao động và là biện pháp được áp dụng phổ biến. Vì vậy cần phải quan tâm tới năng suất lao động và các biện pháp tăng năng suất lao động. Thực chất năng suất lao động cũng là yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận và tính cạnh tranh vủa doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp và Bộ luật lao động đã quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tiền lương như sau:
- Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước thì phải trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước.
- Được tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức xác địmh chi phí tiền lương cho phù hợp, lựa chọn các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm... Được quyền quyết định mức lương và trả cho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương theo sản phảam hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Được quyền chủ động sử dụng phần lợi nhuận còn lại để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, chia cho cổ và thưởng cho người lao động theo cống hiến của mỗi người vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm.
- Doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động và tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp.
Như vậy về cơ sở khoa học đã khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong việc xác định tiền lương và trả lương cho người lao động. Vai trò này đã được thừa nhận và luật pháp hoá. Tuy nhiên để thực hiện tốt vai trò của mình thì doanh nghiệp phải tăng cường tính chủ động
trong việc xây dựng các quy định tiền lương cụ thể, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời cơ quan quản lý Nhà nước phải hướng dẫn cụ thể các quy định có tính nguyên tắc nêu trên phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp để tạo ra hành lang pháp lý hoàn chỉnh, làm cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện.
Trong việc quy định cụ thể chính sách tiền lương phải tôn trọng lý thuyết của người câu cá là "con cá quyết định mồi của nó là gì chứ không phải là người đi câu cá ", nghĩa là chỉ nêu quy định tạo ra hành lang pháp lý chứ không phải quy định cụ thể việc trả lương. Vì cuối cùng thì tiền lương vẫn do thị trường, do doanh nghiệp quyết định, chứ không phải do người làm chính sách chung quyết định.