I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢNLÝ TIỀN
d) Các doanh nghiệp khi báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, đồng thời phải gửi kèm báo cáo quỹ tiền lương thực hiện theo quyết toán của doanh
1.2. Thực trạng cơ chế quảnlý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước từ khi ban hành Nghị định 28/CP
Nhà nước từ khi ban hành Nghị định 28/CP
Tính đến nay, cả nước có 5280 doanh nghiệp nhà nước (giảm gần 7000 doanh nghiệp so với năm 1990), trong đó có 17 Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg và 74 Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ với 1750 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và phụ thuộc. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước khoảng 1,8 triệu người trong đó gần 90% lao động có việc làm thường xuyên, trên 10% không có việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên.
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, qua 5 năm thực hiện chính sách tiền lương mới trong các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là từ khi ban hành Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ, chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước đã có những thay đổi căn bản, cơ chế tiền lương về cơ bản đã đật được yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 26/CP và 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, một mặt ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, mặt khác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Chính phủ về xây dựng chế độ tiền lương mới mà trọng tâm là quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Tình hình giao đơn giá tiền lương:
Theo số liệu báo cáo tình hình thực hiện trong các năm qua của 12 Bộ, ngành, 61 địa phương và 30 Tổng công ty xếp hạng đặc biệt, thì đến cuối năm 2000 đã có 3.252 doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương, chiếm 61,59% tổng số doanh nghiệp hiện có,với 1,4 triệu lao động chiếm 82,30% tổng số lao động của các doanh nghiệp Nhà nước; trong đó có 100% số doanh nghiệp của các Tổng công ty hạng đặc biệt, 85% số doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành và 47.5% số doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý.
So với năm 1997, có 2909 doanh nghiệp Nhà nước được giao đơn giá tiền lương, chiếm 62,09% các doanh nghiệp có báo cáo và chiếm 51% tổng số doanh nghiệp hiện có, với 1,33 triệu lao động chiếm 73,57% tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước; trong đó có 100% số doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty hạng đặc biệt, 88,33% số doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành và 47,51% số doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý.
Ta có thể thấy được tình hình giao đơn giá tiền lương qua bảng số liệu sau:
Biểu số 2 Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số DNNN 6.025 5.740 5.789 5.571 5.280 Tổng số lao động (người) 1.124.11 8 1.543.08 3 1.642.37 0 1.740.03 9 1.702.31 8
Tổng số DNNN được giao đơn giá tiền lương
2.520 2.909 3.696 3.885 3.252
Tổng số lao động của các DN được giao đơn giá(tr.ng)
1,009 1,330 1,442 1,714 1,422
Tỷ lệ (%) số DNNN được giao đơn giá
41,64 50,68 63,85 69,74 61,59
(Trích Báo cáo tổng kết tình hình lao động, tiền lương chung cả nước 96-2000)
Theo số liệu trên, chúng ta có thể thấy được tình hình giao đơn giá tiền lương thay đổi qua các năm. Một điều dễ nhận thấy, đó là từ sau khi có sự sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước, số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đi rất nhiều, tạo điều kiện cho việc quản lý vĩ mô được tốt hơn; số doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương đã tăng lên đáng kể nhất là từ sau khi có Nghị định 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước ngày 28/3/1997. Tỷ lệ số doanh nghiệp Nhà nước được giao đơn giá qua các năm là: năm 1996: 41,64%, năm 1997: 50,685, năm 1998: 63,85%, năm 1999: 69,74%, năm 2000: 61,59%.
Với tỷ lệ số doanh ngiệp được giao đơn giá tiền lương tăng lên, đồng thời số lượng doanh nghiệp lại giảm đi nhanh chóng trong khi lượng lao động thu hút vào trong các doanh nghiệp Nhà nước tăng lên đáng kể thì tình hình quản lý tiền lương, thu nhập đã được tăng cường một bước. Số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước được giao đơn giá tiền lương năm 1996 là: 1,009 triệu người, năm1997 là: 1,330 triệu người, năm1998 là: 1,442 triệu người, năm 1999 là: 1,714 triệu người và năm 2000 là: 1,442 triệu người.
Nhưng qua trên chúng ta cũng có thể thấy được số doanh nghiệp không được giao đơn giá tiền lương chiếm một tỷ lệ không nhỏ (vẫn còn gần 40% số doanh nghiệp Nhà nước chưa được giao đơn giá tiền lương). Những doanh nghiệp không được giao đơn giá tiền lương ở đây phần lớn là các doanh nghiệp địa phương
Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình giao đơn giá tiền lương qua việc phân chia theo cấp quản lý:
Biểu số 3 : Các doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương phân theo các cấp quản lý.
Năm Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 2000
I.Tổng Cty hạng đặc biệt 30 30 30 30 30
Số DN 1.012 1.012 1.012 1.012 1.012
II. Bộ, ngành 11 14 14 13 12
Số DN thuộc các Bộ, ngành
667 703 712 705 705
III. Địa phương 24 54 56 44 39
Số DN địa phương 841 1.294 2.161 1.753 1.535
1. Miền Bắc 5 22 23 20 19
2. Miền Trung 6 13 14 9 7
3. Miền Nam 13 13 19 15 13
Tổng số DN được giao đơn giá tiền lương
2.520 2.909 3.696 3.885 3.252
(Trích Báo cáo tổng kết tình hình lao động, tiền lương chung cả nước 1996- 2000)
Tỷ lệ doanh nghiệp chưa có báo cáo hoặc chưa được giao đơn giá tiền lương còn lớn, năm 1996 là: 58,36%, năm 1997 là: 49,34%, năm 1998 là: 36,15%, năm 1999 là: 30,26%, và năm 2000 là: 38,41%. Số doanh nghiệp chưa có báo cáo chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp địa phương. Còn số doanh nghiệp chưa được giao đơn giá tiền lương chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách được chỉ định thầu, doanh nghiệp hoạt động công ích hoạt động theo đặt hàng của Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các ngành nông, lâm, ngư nghiệp thực hiện cơ chế giao đất, giao rừng và các doanh
nghiệp thương mại áp dụng cơ chế khoán chi phí, khoán doanh số, khoán nộp ngân sách, nộp BHXH, BHYT... Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã được giao đơn giá tiền lương, nhưng do các Bộ, ngành, địa phương không thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định.
Như vậy tình trạng trì trệ trong quá trình đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập tập trung ở các doanh nghiệp thuộc các địa phương quản lý. Qua trên ta thấy 100% các doanh nhgiệp thuộc các Tổng công ty được giao đơn giá tiền lương, các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành được giao đơn giá tiền lương cũng có tỷ lệ cao (80-90%), trong khi đó tỷ lệ các doanh nghiệp địa phương được giao đơn giá tiền lương còn rất thấp (40-50%). Nguyên nhân của tình trạng trì trệ này có từ cả 2 phía, đó là nhà quản lý và bản thân các doanh nghiệp.
Tình hình tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước:
Cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập đã tạo ra hành lang pháp lý để các doanh nghiệp được quyền chủ động trong việc tính toán và trả lương cho ngươì lao động. Tiền lương, thu nhập của người lao động được bảo đảm tương đối hợp lý, ổn định và có phần được nâng lên gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; mối quan hệ giữa tiền lương, tiền thưởng từ lợi nhuận và phúc lợi được giải quyết hợp lý hơn.
Cả nước có 5280 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có 1500 doanh nghiệp do Trung ương quản lý và 3780 doanh nghiệp địa phương. Các doanh nghiệp Nhà nước đã thu hút và tạo việc làm cho gần 1,8 triệu lao động với mức tiền lương bình quân hiện nay là 955.000 đồng/người/tháng, trong đó doanh nghiệp do Trung ương quản lý là trên 1.100.000 đồng/người/tháng và doanh nghiệp địa phương là 700.000 đồng/người/tháng.
Biểu số 4: Tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số DN 6.052 5.740 5.789 5.571 5.280 Tổng số lao động (người) 1124118 1543083 1642370 1740039 1702318 Tổng quỹ tiền lương (tr.đồng) 10596704 15321535 16982391 18085973 19505719 Quỹ tl, tt, pc
ngoài đơn giá (tr.đồng) 441.707 543.614 573.145 178.595 205.228 Tiền lương bình quân (1000đ/ng/tháng) 786 827 862 866 955 Thưởng, thu nhập khác... (1000đ/ng/tháng) 32 30 29 9 10 Thu nhập bình quân (1000đ/ng/tháng) 818 857 891 875 965
(Trích Báo cáo tổng kết tình hình lao động, tiền lương chung cả nước 1996- 2000)
Ta thấy tiền lương bình quân của người lao động qua các năm là: năm 1996: 786.000 đồng/ người/ tháng, năm 1997: 827.000 đồng/ người/ tháng, năm 1998: 862.000 đồng/người/tháng,năm 1999: 866.000 đồng/người/tháng và năm 2000: 955.000 đồng/người/tháng. Như vậy tiền lương bình quân đã dần được nâng cao. Tiền lương bình quân năm 1997 tăng 5,2% so với 1996, năm 1998 tăng 4,23% so với năm 1997, năm 1999 tăng 0,46% so với 1998 và năm 2000 tăng 10,28% so với 1999. Trong đó tiền lương của các Tổng công ty hạng đặc biệt tăng đều đặn và ổn định hơn. Ta có thể thấy điều đó qua bảng số liệu sau :
Biểu số 5 : Tiền lương bình quân trong các doanh nghiệp Nhà nước
(Đơn vị : 1000 đồng/người/tháng)
Năm Tiền lương bình quân
1996 1997 1998 1999 2000
1.Tổng công ty hạng đặc biệt 902 999 1.023 1.043 1.110
2. Bộ, ngành 643 783 843 817 918
3. Địa phương 553 600 651 643 730
Bình quân chung 786 827 862 866 955
Tiền lương bình quân của doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty hạng đặc biệt năm 2000 là 1.110.000 đồng/người/tháng, tăng 6,5% so với 1999 Tiền lương bình quân của doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành năm 2000 là 918.000 đồng/ người/tháng tăng 12,4% so với năm 1999.Tiền lương bình quân của doanh nghiệp địa phương năm 2000 là 730.000 đồng/người/tháng tăng 13,5% so với năm 1999.
Theo số liệu thanh tra, kiểm tra tiền lương, thu nhập năm 1995 thì khoảng cách thu nhập bình quân giữa doanh nghiệp thấp nhất và cao nhất cách nhau 11 lần. Còn hiện nay mức chênh lệch giảm xuống còn 4-5 lần ; phổ biến là cách nhau khoảng 1,5 đến 2 lần.
Biểu số 6: Tổng thu nhập bình quân trong các doanh nghiệp Nhà nước
(Đơn vị : 1000 đồng/người/tháng) Năm Thu nhập bình quân 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng công ty hạng đặc biệt 937 1.025 1.040 1.046 1.114 Bộ, ngành 697 805 866 826 925 Địa phương 569 640 702 660 752 Bình quân chung 818 857 891 875 965
Thu nhập bình quân qua các năm..tương quan thu nhập của các doanh nghiệp ...
Qua thực trạng tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp, ta thấy tiền lương đã dần trở thành thu nhập chính của người lao động. Nhưng sự cách biệt thu nhập giữa các doanh nghiệp vẫn còn chưa hợp lý.
Quan hệ tiền lương với doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách :
Trong quá trình đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước; phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động. Ta có thể thấy tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước qua bảng số liệu sau:
Biểu số 7 : Biểu tổng hợp tình hình tài chính chung của các doanh nghiệp Nhà nước (xem trang sau)
Doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước năm 2000 là 259.810 tỷ đồng, giảm 1,95% so với năm 1999 (doanh thu năm 1999 là 264.968 tỷ đồng); trong đó doanh thu của các Tổng công ty hạng đặc biệt tăng 3,2%, doanh thu của các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành giảm 10,13%, doanh thu của các doanh nghiệp địa phương giảm 4,19%.
Doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung giảm nhưng doanh thu của các Tổng công ty lại tăng mạnh (năm 2000 so với năm 1999 tăng hơn 10%). Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty làm ăn hiệu quả hơn nhiều so với các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành và các địa phương quản lý.
Nộp ngân sách của các doanh nghiệp qua các năm là: năm 1996 : 20.685 tỷ đồng, năm 1997: 25.145 tỷ đồng, năm 1998: 27.818 tỷ đồng, năm 1999: 33.780 tỷ đồng, năm 2000: 29.741 tỷ đồng.
Nộp ngân sách của các doanh nghiệp Nhà nước năm 2000 giảm 12,04% so với năm 1999, trong đó các Tổng công ty hạng đặc biệt giảm 5,12%, các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành giảm 26,57% và các doanh nghiệp địa phương giảm 20,58%.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước qua các năm là: năm 1996: 8.933 tỷ đồng, năm 1997:8.557 tỷ, năm 1998: 9.082 tỷ, năm 1999: 10.586 tỷ và năm 2000 là: 9.845 tỷ đồng. Năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 là 7% ; trong đó các Tổng công ty giảm 6,8%, các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành giảm 24,63% và các doanh nghiệp địa phương giảm 13,83%.
Có thể thấy tình hình thay đổi của doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách qua các biểu đồ sau: (Đv tính: Tr. đồng)
Để có thể thấy rõ hơn, chúng ta xem xét doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách do một lao động tạo ra :
Biểu số 8 : Tổng hợp so sánh một lao động tạo ra doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách (Xem trang sau)
Năm 2000 cứ một lao động tạo ra 153 triệu đồng doanh thu, 17,5 triệu đồng nộp ngân sách và 7,7 triệu đồng lợi nhuận.
Ta có thể thấy rõ hơn tình hình trên qua các biểu đồ sau (đv. tr đồng)
0 50 100 150 200 250 300 1996 1997 1998 1999 2000 Doanh thu 0 10 20 30 40 1996 1997 1998 1999 2000 Nép ng©n s¸ch 0.00 5.00 10.00 15.00 1996 1997 1998 1999 2000 Lîi nhuËn
Nhận xét:
Biểu số 9 : Biểu tổng hợp so sánh 1 đồng tiền lương tạo ra số đồng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận (xem trang bên)
Biểu đồ cột (đv. đồng)
Nhận xét:
Quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động:
Để đảm bảo sản xuất, kinh doanh phát triển thì một trong những nguyên tắc của trả lương là tốc độ tăng tiền lương bao giờ cũng phải chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
Tuy tiền lương trong khu vực Nhà nước của chúng ta đã gắn với kết quả sản xuất, kinh doanh, nhưng thực tế thực hiện cho thấy mối quan hệ giữa nhiều yếu tố có nhiều điểm chưa hợp lý, có nơi, nhất là các tỉnh, thành phố năng suất lao động giảm nhưng tiền lương lại không giảm. Để thấy quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động, chúng ta xem xét bảng số liệu sau:
145150 150 155 160 165 1996 1997 1998 1999 2000 Doanh thu 14 15 16 17 18 19 20 1996 1997 1998 1999 2000 Nép ng©n s¸ch 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 1996 1997 1998 1999 2000 Lîi nhuËn 0 5 10 15 20 1996 1997 1998 1999 2000 Doanh thu 0 1 1 2 2 1996 1997 1998 1999 2000 Nép ng©n s¸ch 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1996 1997 1998 1999 2000 Lîi nhuËn
Biểu số 10 Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số lao động 1124118 1543083 1642370 1740039 1702318 Tổng doanh thu (tr.đ) 179362514 236998165 269928056 264967799 259810429 Năng suất lđ bình quân tính theo d.thu(tr.đ/ng/năm) 160 154 164 152 153 Tiền lương bình quân (1000.đ/ng/tháng) 786 827 862 866 955
Số liệu trên cho thấy, một bất hợp lý, đó là tốc độ tăng tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Tiền lương bình quân năm 2000 là 955.000 đồng/người/tháng tăng 10,28% so với năm 1999, năm 99 tăng 4,64% so với năm 1998, năm 98 tăng 4,23% so với năm 1997, năm 97 tăng 5,22% so với năm 1996. Trong khi đó năng suất lao động bình quân năm 2000 chỉ tăng 0,66% so với năm 99, năm 99 giảm 7,32% so với năm 98, năm 98 tăng 4,23% so với năm 97, năm 1997 lại giảm 3,75%.
Cơ cấu chi phí vật chất, tiền lương và lợi nhuận (C+V+P) qua các năm của các doanh nghiệp Nhà nước:
Biểu số 11: Biểu tổng hợp so sánh theo cơ cấu doanh thu (c+v+p)
Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng doanh thu 197.362.514 236.998.16 5 269.928.056 264.967.799 259.810.429 Chi phí(C) chưa có lương , thuế TN 158.310.699 210.426.577 240.775.878 232.319.556 227.193.584 Tiền lương (V) 10.596.704 15.521.535 16.982.391 18.085.973 19.505.719 Lợi nhuận (P) 10.455.111 11.250.053 12.169.787 14.562.270 13.111.126
Từ bảng số liệu trên cho thấy, chi phí vật (c) chiếm tỷ trọng khá lớn, gần 90% (khoảng 200.000 tỷ đến 230.000 tỷ đồng), trong đó riêng chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, động lực (C2) chiếm trên 60% (khoảng 135.000 tỷ đến 145.000