NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢNLÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Các chức năng của tiền lương (Trang 29)

LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Vai trò của việc xây dựng và quản lý tốt tiền lương

* Người lao động nhận được mức lương thoả đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo làm tăng năng suất lao động.

Muốn dẫn dụ ai làm việc theo ý ta chỉ có cách là làm cho họ phấn khởi khi làm việc bằng cách tìm hiểu nhu cầu và ước vọng của họ. Người lao động chỉ quan tâm đến công việc và tập trung hết sức vào công việc khi họ cảm thấy hài lòng với tiền lương thích đáng, cuộc sống gia đình ổn định. Trách nhiệm và tự giác chỉ có ở người lao động khi họ cảm thấy mình được quan tâm và được tôn trọng. Năng suất lao động cao là sự kết hợp của sự tập trung, kỹ năng trách nhiệm và tự giác. Ngược lại nếu tiền lương không thoả đáng sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề: lãng phí lao động, lãng phí nguyên vật liệu, di chuyển lao động...

* Tiền lương là nguồn cung ứng sự sáng tạo, sức sản xuất, năng lực sản xuất trong quá trình sản sinh ra các giá trị gia tăng.

Năng suất lao động tăng đồng nghĩa với lợi nhuận doanh ngiệp tăng do đó nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động nhận lại cũng sẽ tăng. Đó là phần bổ xung cho tiền lương, tăng thu nhập, tăng lợi ích của người lao động. Hơn nữa khi lợi ích của người lao động được đảm bảo sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng những người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa chủ và người làm thuê, làm cho người lao động có trách nhiệm hơn đối với doanh nghiệp. Đó là phản ứng dây truyền tích cực của tiền lương. Ngược lại nếu doanh nghiệp trả tiền lương không hợp lý hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý mà không chú đến lợi ích người lao động thì nguồn nhân công ssẽ có thể bị giảm sút về chất lượng làm hạn chế các động cơ cung ứng sức lao động, nó được biểu hiện bằng tình trạng cắt xén thời gian làm việc, lãng phí nguyên vật liệu và thời gian sử dụng thiết bị...

Mâu thuẫn giữa chủ và thợ sẽ có thể dẫn đến đình công, bãi công, đồng thời là sự di chuyển lao động, doanh nghiệp mất đi những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Một nhà quản trị đã nói: " Nếu ta cắt xén của những người làm công cho ta thì ngay lập tức họ sẽ cắt xén lại của ta và khách hàng của ta."

* Tăng mức lương với mục đích tối thiểu hoá các chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Sức lao động là yếu tố đầu vào chính yếu của quá trình sản xuất kinh doanh cho dù với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật các công nghệ mới được ra đời và ứng dụng nhanh chóng vào sản xuất với mức độ cơ khí hoá, tự động hoá tối đa thì vai trò lao động sống vẫn không thể phủ nhận mà nó ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình thông qua sức mạnh của trí tuệ trong việc phát minh và ứng dụng các kỹ thuật vào quá trình sản xuất.

Sức lao động là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó kết hợp với các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm. Song theo nguyên tắc hình thành lợi nhuận sức lao động lại là yếu tố phụ thuộc. Nó không quyết định mức sản lượng tối ưu mà ngược lại mức sảnlượng tối ưu quyết định số lao động cần thuê. Kinh tế học gọi nhu cầu về các yếu tố sản xuất nói chung và sức lao động nói riêng là nhu cầu dẫn xuất, đó không phải là nhu cầu trực tiếp cuối cùng mà là nhu cầu được suy ra từ các nhu cầu khác do mong muốn của doanh nghiệp trong việc sản xuất ra sản phẩm.

TL, TN của người lao động tăng

Năng suất lao động tăng

Chi phí LĐ/1 SP giảm

Chi phí TL/1 SP giảm

2. Ý nghĩa của việc hoàn htiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trongcác doanh nghiệp Nhà nước các doanh nghiệp Nhà nước

Các chức năng của tiền lương đã thể hiện vai trò rất quan trọng của nó; nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò của tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước lại càng thể hiện rõ hơn. Nên tất yếu một đòi hỏi đặt ra là phải quản lý tốt tiền lương, thu nhập và ngày càng hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước nhằm mục đích:

+ Đưa tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động. tiền lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công viêc. Thực hiện triệt để "tiền tệ hoá" tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh.

+ Tiền lương đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền lương trở thành thu nhập chính, kích thích người lao động làm việc phát huy với mọi khả năng tiềm tàng của con người. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương.

+ Đảm bảo phân phối công bằng, hợp lý. Tiền lương phải trả theo lao động, chống phân phối bình quân và đảm bảo quan hệ hợp lý về thu nhập giữa các nghề, ngành.

+ Khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lý cũ, để từ đó Nhà nước quản lý và kiểm soát được tiền lương thu nhập bằng các công cụ điều tiết thích hợp, củng cố trật tự kỷ cương pháp luật của Nhà nước.

PHẦN II

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬPTRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

Một phần của tài liệu Các chức năng của tiền lương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w