Sơ đồ:1.4 kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.2 Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
a. Khái niệm: thiệt hại ngừng sản xuất là khoản chi ra trong thời gian ngừng sản xuất.
b. Nguyên tắc kế toán:
- Khi ngừng sản xuất biết trước: như thiếu nguyên vật liệu do thời vụ, do sửa chữa TSCĐ thì kế toán phải lập kế hoạch trích trước khoản thiệt hại này vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- Nếu ngừng sản xuất không biết trước như thiên tai, … thì khoản thiệt hại sau khi trừ đi khoản được bồi thường nếu có sẽ phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- Mọi trường hợp ngừng sản xuất do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải lập phiếu ngừng sản xuất ghi rõ bộ phận, thời gian, nguyên nhân…
c. Chứng từ kế toán: phiêu ngừng sản xuất, biên bản người gây ngừng sản xuất…
d, Tài khoản sử dụng: TK 112, TK 11, TH 335… phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yểu
Nếu ngừng sản xuất mang tính chất thời vụ Khi trích trước chi phí thiệt hại ngừng sản xuất
Nợ TK 621, 622, 627 Có TK 335
Thực tế chi phí thiệt hại ngừng sản xuất phát sinh: Nợ TK 335
Có Tk 11, 112..
+Nếu thực tế phát sinh lớn hơn trích trước: Nợ TK 622, 627. 642..
Có TK 111, 112 …
+ Nếu chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí trích trước Nợ TK 335
Có TK 622, 627…
Nếu ngừng sản xuất do thiên tai bão lũ…(ngoài dự kiến) Khi phát sinh chi phí trích trước
Nợ TK 142
Có TK 111, 112, 152… Định kỳ phân bổ:
Nợ TK 138, 632.. Có TK 142
1.5Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm những công việc còn việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải tiếp tục chế biến mới trở thành sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần CPSX là dở dang cuối kỳ phải chịu.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những điều kiện quan trọng để xác định chính xác giá thành phẩm. Tùy vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sản phẩm dở dang cuối kỳ có thể được đánh giá theo một trong số các phương pháp sau: