Tổng quan về công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 – 2012 và đề xuất giải phát quản lý hiệu quả (Trang 37)

Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên có diện tích 189,705 km2 và dân số 330.707 người (năm 2010), gồm 19 phường, 9 xã. Thành phố có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản như: Hai tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố; thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, có mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn; ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản khác như: vàng, sắt, thiếc, kẽm… vì vậy đã đặt ra cho công

tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nói chung và về đất đai nói riêng nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cụ thể như sau:

- Công tác cải cách hành chính

Công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua được thành phố Thái Nguyên rất quan tâm. Trong cải cách thủ tục hành chính tập trung vào lĩnh vực tổ chức bộ máy và lề lối làm việc, đơn giản hoá, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư. Thành phố đã thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường là một trong những lĩnh vực được UBND thành phố chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước đã thực hiện theo cơ chế "một cửa". Tuy nhiên, bước đầu thực hiện hiệu quả thu được còn chưa cao, do đã có cải cách nhưng thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường vẫn còn khá nhiều và phức tạp, đòi hỏi UBND thành phố trong thời gian tới cần tập trung chỉ đạo sát sao hơn nữa công tác này.

- Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 của thành phố Thái Nguyên đang được trình UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp thành phố thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã cũng đã được thành phố chỉ đạo thực hiện căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố, đảm bảo nguyên tắc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên phải thể hiện

nhu cầu sử dụng đất cấp dưới. Trong đó đảm bảo tính thống nhất về vị trí, diện tích, loại đất giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố.

- Công tác đo đạc bản đồ địa chính

Toàn thành phố hiện nay có 28 đơn vị hành chính cấp xã, đến hết năm 1997 đã đo đạc bản đồ địa chính khép kín theo địa giới hành chính được tất cả các xã, phường.

Trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính, thành phố Thái Nguyên luôn chủ trương chỉ đạo phải gắn đo đạc bản đồ địa chính với công tác cấp GCNQSDĐ, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính.

- Công tác cấp GCNQSDĐ

Hiện nay tại UBND thành phố Thái Nguyên đã thành lập và hoàn thiện bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận theo cơ chế "một cửa". Niêm yết công khai rõ ràng, đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ, quy trình và thời hạn giải quyết hồ sơ, các khoản phí khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai để mọi công dân đều biết.

Tính đến hết năm 2010, thành phố Thái Nguyên đã cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, các nhân được 10.305,22 ha đạt 78,13%, diện tích còn phải cấp là 2.884,87 ha [9].Hiện nay thành phố Thái Nguyên đang đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ, mục tiêu đến năm 2015 hoàn thành xong công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn toàn thành phố.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Các chính sách pháp luật có liên quan đến cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Thành phố Thái Nguyên.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 7/2012 đến tháng 7/2013.

2.4. Nội dung nghiên cứu

2.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên.

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

2.4.2. Thực trạng công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Thực trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên.

- Thực trạng của công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

+ Theo đơn vị hành chính. + Theo mục đích sử dụng đất. + Theo năm.

- Chính sách quản lý nhà nước về đất đai qua đánh giá của các tổ chức.

2.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện sử dụng đất đã được cho thuê của các dự án đầu tư án đầu tư

- Những dự án sử dụng đất đúng mục đích. - Những dự án sử dụng đất sai đúng mục đích. - Nguyên nhân.

2.4.4. Đánh giá tính tích cực của các dự án mang lại

- Hiệu quả kinh tế của các dự án. - Hiệu quả xã hội của các dự án.

2.4.5. Những giải pháp để tăng cường công tác quản lý giao và cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

- Khối giải pháp thể chế chính sách. - Khối giải pháp kỹ thuật.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

Điều tra, thu thập các số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm:

- Số liệu thứ cấp: Là các số liệu từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo, công trình nghiên cứu... được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.

- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ việc điều tra các tổ chức được nhà nước cho thuê đất. Các số liệu này được sử dụng để tìm hiểu về tình hình sử dụng đất của các tổ chức và các kiến nghị của tổ chức đối với công tác cho thuê đất của tỉnh nói riêng cũng như các chính sách của Nhà nước nói chung.

Đề tài đã chọn 20 tổ chức được nhà nước cho thuê đất theo tiêu chí về quy mô doanh nghiệp (30% doanh nghiệp nhỏ, 40% doanh nghiệp vừa, 30%

doanh nghiệp lớn) trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên . Việc điều tra được thực hiện như sau:

- Đối tượng điều tra: Là một thành viên hiểu biết về công tác quản lý, sử dụng đất đai của tổ chức, ngoài ra có thể có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong tổ chức. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.

- Phát phiếu điều tra: Theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước, có câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu, gồm:

+ Thông tin tình hình quản lý, sử dụng đất đai của tổ chức. + Thông tin về hiệu quả sử dụng đất của tổ chức.

+ Thông tin về các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trong công tác cho thuê đất (giải quyết thủ tục, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất)

+ Những nhu cầu và kiến nghị của tổ chức đối với công tác cho thuê đất. - Phỏng vấn trực tiếp: Là những câu hỏi phỏng vấn không có trong phiếu điều tra nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn khi thấy cần thiết.

2.5.2. Phương pháp kế thừa

- Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ Trung tâm học liệu, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, các cơ quan liên quan.

2.5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu

- Xử lý các số liệu thông qua quá trình điều tra thu thập.

- Tổng hợp và phân tích số liệu bằng các phần mềm máy tính.

- Phân tích tổng hợp số liệu kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá công tác cho thuê đất.

2.5.4. Phương pháp so sánh, đánh giá

- Phương pháp so sánh giữa tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với các văn bản pháp luật của trung ương và địa phương.

- Phương pháp so sánh giữa lý luận và thực tiễn, lấy quy định của pháp luật làm cơ sở đánh giá:

+ Căn cứ vào các quy định của pháp Luật Đất đai về cho thuê đất; + Căn cứ vào các văn bản của tỉnh Thái Nguyên về quản lý và sử dụng đất đai.

+ Căn cứ vào các số liệu đã thu thập được và thực trạng của địa phương.

2.5.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng, tài chính, môi trường.

2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý, để phân nhóm, phân tích hoặc liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố để đưa ra kết luận một cách hoàn thiện, đầy đủ.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên ảnh hƣởng đến sử dụng đất Nguyên ảnh hƣởng đến sử dụng đất

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có tọa độ địa lý 21029’ đến 210

37’ vĩ độ Bắc và 105043’ đến 1050

55’ kinh độ Đông, cách Hà Nội 80 km về phía Bắc [13]. Có ranh giới:

Phía Bắc giáp: Huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam giáp: Thị xã Sông Công.

Phía Tây giáp: Huyện Đại Từ.

Phía Đông nam giáp: Huyện Phú Bình.

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài khoảng 50 km. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang.

- Địa hình, địa mạo

Địa hình của thành phố Thái được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o

- 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Kết quả xác định độ dốc địa hình của thành phố thể hiện bảng sau [15]:

Bảng 3.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Cấp 1 (0-3 độ) 5.266,45 29,74 2. Cấp 2 (3-8 độ) 1.544,60 8,72 3. Cấp 3 (8-15 độ) 1.434,82 8,10 4. Cấp 4 (15-20 độ) 1.654,77 9,35 5. Cấp 5 ( 20-25 độ) 313,67 1,77 6. Cấp 6 ( 25 độ trở lên) 2.171,97 12,27 7. Đất chuyên dùng 3.580,68 20,22 8. Đất ở 1.314,15 7,42 9. Sông, suối, ao hồ 426,41 2,41 Tổng cộng 17.707,52 100,0

- Khí hậu

Khí hậu thành phố Thái Nguyên mang những đặc trưng chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, địa hình cao nên thường lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230

C.

Mùa lạnh: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau nhiệt độ trung bình dưới 180

C, tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 15-160

C. Những đợt không khí lạnh tràn về nhiệt độ trung bình xuống dưới 150

C.

Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình trên 250C. Từ tháng 6 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình trên 320

C.

Biên độ giao động của nhiệt độ trung bình ngày và đêm khoảng 70 C. Thời kỳ biên độ dao động mạnh nhất là vào các tháng khô hanh đầu mùa đông (tháng 9 đến tháng 12) có thể đạt tới 7,6 - 8,10

C. Biên độ giao động ngày và đêm ít nhất là nhưng tháng ẩm ướt của thời kỳ mưa phùn vào cuối đông (tháng 2; 3), biên bộ nhiệt độ ngày và đêm lúc này chỉ vào khoảng 5,1 - 5,50C.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2) khoảng 15o

C.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Lượng mưa từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm, đặc biệt là tháng 12 lượng mưa chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho việc phát triển ngành nông - lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

- Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi trong địa phận thành phố Thái Nguyên chủ yếu nằm trong lưu vực sông Cầu. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên thuộc vùng trung lưu dài 25km, đoạn này dòng sông mở rộng 70-100 m. Sông Cầu có lượng nước dồi dào, lưu lượng bình quân mùa mưa 620m3/giây, vào những ngày lũ lưu lượng nước lên tới 3.500m3/giây. Mùa khô lưu lượng nước nhỏ, chỉ đạt bình quân 3,32 m3/giây. Chế độ nước chảy theo mùa, phụ thuộc vào chế độ mưa, mùa lũ chiếm khoảng 75% lượng nước cả năm, mùa kiệt chỉ khoảng 25% lượng nước cả năm. Nhánh lớn nhất của sông Cầu là sông Công, lượng nước sông Công chiếm khoảng 40% lượng nước sông Cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho vùng tả ngạn sông Cầu thuộc thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 – 2012 và đề xuất giải phát quản lý hiệu quả (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)