Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 – 2012 và đề xuất giải phát quản lý hiệu quả (Trang 53)

- Mạng lưới giao thông

Thành phố Thái Nguyên có tuyến đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng - Bắc Cạn; Tuyến Quốc lộ 37 nối Bắc Giang - Thái Nguyên - Tuyên Quang; Tuyến Quốc lộ 1B nối Thái Nguyên - Lạng Sơn và một số tuyến đường liên huyện, liên xã. Có hệ thống đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Lưu Xá - Kép, Thái Nguyên - Núi Hồng và tương lai có hệ thống đường sắt đi các tỉnh lân cận trong khu vực.

Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là khoảng 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

Nhìn chung, hạ tầng giao thông đô thị của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dân số thành phố Thái Nguyên không ngừng tăng nhanh, thêm vào đó là mỗi năm thành phố phải đón nhận một lượng lớn người nhập cư là sinh viên theo học các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn nên đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ tại một số nút giao thông quan trọng vào những giờ cao điểm như: Ngã tư Đồng Quang, đường Hoàng Văn Thụ, đường Lương Ngọc Quyến, đường Chu Văn An (do đường quá hẹp, mật độ phương tiện vào giờ cao điểm dày đặc)...

- Hệ thống thuỷ lợi

Được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp của thành phố. Hai hệ thống thủy nông sông Cầu và sông Công có đủ điều kiện để tưới tiêu ổn định cho phát triển nông nghiệp. Hiện nay thành phố đã phê duyệt và xây dựng thêm nhiều công trình thủy lợi mới kết hợp với việc kiểm tra, sửa chữa kịp thời các kênh mương tưới tiêu đồng nội, các công trình thủy lợi, các trạm bơm phục vụ đủ nước cho sản xuất nông nghiệp. Triển khai tốt các công tác kiểm tra và phòng chống lũ lụt.

- Mạng lưới y tế

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với nhiều bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Nguyên, bệnh viện A, bệnh viện Mắt, bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên, bệnh viện Lao và Phổi Thái Nguyên…

- Về giáo dục

Thành phố có hệ thống giáo dục đào tạo đứng thứ ba so với cả nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với gần 30 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đào tạo đa ngành.

Công tác phổ cập giáo dục (đến năm 2011): Đối với khối mầm non: huy động trẻ 5 tuổi đến trường 100%, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,6%, thành phố đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt tỷ lệ 100%, 15/28 xã phường đạt phổ cập giáo dục Trung học (53,5%). Tiếp tục triển khai công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay trên địa bàn đã có 63 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 65%), trong đó: 16 trường mầm non (43,24%), 32 trường tiểu học (94,12%), 15 trường THCS (53,57%).

- Về văn hoá, du lịch

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng, có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản

mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn ...

Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi, thành phố Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc.

- Về truyền thông, bưu chính viễn thông

Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 7 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Beeline, Vietnamobile, EVN Telecom và Sfone.

Về Báo chí: ngoài Báo Thái Nguyên, thành phố còn có nhiều văn phòng đại diện của nhiều cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương như: Báo Quân khu I, Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân, Văn phòng đại diện Báo Cựu chiến binh,Văn phòng đại diện Báo Sài Gòn Giải phóng, Văn phòng đại diện báo Đầu Tư, Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Thái Nguyên.

Phát thanh: Đài truyền thanh thành phố Thái Nguyên: tần số 99 kHz, Đài phát thanh tỉnh Thái Nguyên: tần số 106.4 kHz, Ngoài ra cũng có thể nghe được một số kênh phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam

Truyền hình: Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên: kênh thông tin tổng hợp TN1, kênh giải trí phim truyện TN2 với thời lượng cả 2 kênh là 36 giờ/ngày.

Truyền hình cáp: Chi nhánh truyền hình cáp Việt Nam tại Thái Nguyên: số 1 - đường Quyết Tiến.

3.2. Thực trạng công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Quy trình cho thuê đất đối với các dự án đầu tư

Thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định 84/2007NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày

13/8/2009 của Chính phủ và quy định tại các Quyết định số 326/2006/QĐ- UBND ngày 27/02/2006; số 867/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; trình tự, thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND

.

Để đơn giản hóa các thủ tục cũng như giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt được các thủ tục phải thực hiện khi xin thuê đất, tại Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 24/4/2008, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Đề án về thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Theo Đề án nhận định, thu hút đầu tư là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế trong điều kiện tỉnh Thái Nguyên là tỉnh còn nghèo và huy động nội lực nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Một trong những hạn chế đó là thực trạng về thực hiện các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, nhà đầu tư còn phải tốn nhiều thời gian đi đến nhiều cơ quan để thực hiện nhiều thủ tục hành chính.

Để khắc phục tình trạng này, Đề án “một cửa liên thông” giải quyết các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án, góp phần cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh. Theo nguyên tắc liên thông giải quyết thủ tục hành chính của Đề án thì Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được giao làm đơn vị đầu mối thường trực một cửa liên thông, được UBND tỉnh ủy quyền chủ trì phối hợp với các ngành liên quan để giải quyết thủ tục hành chính liên thông .

3.2.2. Thực trạng công tác cho thuê đất đối với các dự án đầu tư hiện nay

Công tác cho thuê đất trong những năm qua đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh với UBND

thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố. Các cấp, ngành đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cho thuê đất đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Dự án mở rộng Công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, dự án mở rộng bãi thải tây của Công ty TNHH MTV than Khánh Hoà, dự án xây dựng chợ Đồng Quang… Từ năm 2007 đến hết năm 2012, với sự tham mưu của các cấp, ngành, UBND tỉnh đã ban hành 239 quyết định cho thuê đất trên địa bàn thành phố với diện tích đất cho thuê là 170,216 ha, cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả cho thuê đất

Số TT Năm Số Quyết định đã

ban hành

Diện tích cho thuê (ha) 1 2007 49 49,995 2 2008 55 43,54 3 2009 42 31,349 4 2010 40 19,898 5 2011 24 15,281 6 2012 29 10,153 Tổng 239 170,216

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả cho thuê đất hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường)

Công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các dự án góp phần tích cực tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút đầu tư của các tổ chức trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội trên điạ bàn thành phố, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố năm sau cao hơn năm trước (tính từ năm 2007 đến năm 2012 đạt ở mức khá cao là 15,6%). Công tác cho thuê đất có được kết quả như trên phải

nói đến sự thành công và hiệu quả của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (cơ chế một cửa và một cửa liên thông) của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc làm thủ tục xin thuê đất.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế nói riêng những năm gần đây đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp và các ngành quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật đất đai rất đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú như: Thông qua các trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình (đăng tin chuyên mục về TNMT); Các hội nghị chuyên đề, trợ giúp pháp lý đối với các đối tượng chính sách ở các vùng khó khăn; Mở các lớp tập huấn đến lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở cấp xã, phường, thị trấn; Đặc biệt tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới tận nhân dân ở tổ dân phố, thôn, xóm các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân giúp nhân dân nắm vững quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời cũng tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát việc quản lý của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên môi trường nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng. Đối với các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất ngoài việc tuyên truyền, phổ biến như trên hàng năm UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường còn tổ chức 02 đến 03 buổi gặp mặt, tổ chức tập huấn chuyên đề đối với các doanh nghiệp để truyền tải hướng dẫn các văn bản chính sách pháp luật mới; đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp, kiến nghị của doanh nghiệp để cùng nhau phối hợp tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định có hiệu quả.

Bên cạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả thì việc chấp hành pháp luật đất đai của các

tổ chức được cho thuê đất cũng từng bước được nâng cao, đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật. Cơ bản các tổ chức đã nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng quỹ đất được cho thuê. Nhiều đơn vị đã bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng…phụ trách lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung và đất đai nói riêng (số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về tài nguyên môi trường chiếm khoảng 20% như Công ty TNHH một thành viên kim loại màu Thái Nguyên, Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ…), do đó chất lượng tham mưu trong lĩnh vực đất đai cho Thủ trưởng đơn vị đã có hiệu quả rõ rệt được như: Cơ bản các tổ chức đã làm đầy đủ hồ sơ sử dụng đất theo quy định, sử dụng đất đúng diện tích, đúng mục đích, đúng tiến độ ghi trong dự án, có hiệu quả, nộp đầy đủ tiền thuê đất và các nghĩa vụ khác với nhà nước; Đã cơ bản khắc phục được tình trạng cho mượn đất để làm nhà ở, bỏ hoang hoá, hoặc sử dụng không có hiệu quả, không tiết kiệm... Đặc biệt đã hạn chế được tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai giữa các tổ chức với chính quyền sở tại và nhân dân địa phương; Hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo được mối quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân sở tại do đó đã giúp cho các tổ chức sản xuất ngày càng ổn định, có hiệu quả.

3.3. Đánh giá công tác cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2012 giai đoạn 2007 - 2012

3.3.1. Tình hình cho thuê đất

- Để thấy được tình hình cho thuê đất đối với các tổ chức trong giai đoạn 2007 - 2012 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tôi tiến hành tổng hợp và kết quả được thể hiện tại các bảng 3.4, 3.5 và 3.6.

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả cho thuê đất theo đơn vị hành chính Số TT Đơn vị hành chính Giai đoạn 2007 - 2012 Số tổ chức đƣợc thuê đất Số địa điểm đất đƣợc thuê Diện tích (ha)

1 Các phường trung tâm

thành phố 55 70 21,609 2 Các phường, xã phía Bắc thành phố 34 39 57,977 3 Các phường, xã phía Nam thành phố 21 22 28,455 4 Các phường, xã phía Đông thành phố 66 80 56,427 5 Các phường, xã phía Tây thành phố 14 17 5,748 Tổng số 190 228 170,216

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả cho thuê đất hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường)

Qua bảng 3.4 cho thấy:

Trong giai đoạn 2007 - 2012 đã có 190 tổ chức, doanh nghiệp tính theo đơn vị hành chính được cho thuê đất, số địa điểm đất được thuê là 228 với tổng diện tích 170,216 ha.

Các tổ chức, doanh nghiệp thuê đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đất được thuê có thời hạn với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả cho thuê đất theo mục đích sử dụng đất Số TT Mục đích sử dụng đất Giai đoạn 2007 - 2012 Số tổ chức đƣợc thuê đất Số địa điểm đất đƣợc thuê Diện tích (ha) 1 Nông nghiệp 01 01 0,72

2 Cơ sở sản xuất kinh doanh 182 217 136,656

3 Khai thác khoáng sản 02 05 21,148

4 Sản xuất vật liệu xây

dựng, gốm sứ 05 05 11,692

Tổng số 190 228 170,216

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả cho thuê đất hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường)

Bảng 3.5 thể hiện kết quả cho thuê đất theo mục đích sử dụng đất. Theo đó ta thấy đất cơ sở sản xuất kinh doanh là loại đất có số tổ chức thuê đất, số địa điểm đất được thuê là nhiều nhất, diện tích đất được thuê lớn nhất với 182 tổ chức, 217 địa điểm và 136,656 ha. Có 02 tổ chức thuê đất vào mục đích khai thác khoáng sản với 05 địa điểm đất được thuê, diện tích 21,148 ha. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ có 05 tổ chức thuê đất, 05 địa điểm đất được thuê với diện tích 11,692 ha. Chỉ có 01 tổ chức thuê đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp với 01 địa điểm đất được thuê, diện tích 0,72 ha.

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả cho thuê đất theo năm

Số TT Năm

Giai đoạn 2007 - 2012 Số tổ chức đƣợc

thuê đất

Số địa điểm đất

đƣợc thuê Diện tích (ha)

1 2007 35 47 49,995

Một phần của tài liệu đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 – 2012 và đề xuất giải phát quản lý hiệu quả (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)