Các phương diện chủ yếu của tu thân trong Nho giáo Khổng – Mạnh

Một phần của tài liệu Vấn đề tu thân trong Nho giáo Khổng - Mạnh ( Qua sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử (Trang 62)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.Các phương diện chủ yếu của tu thân trong Nho giáo Khổng – Mạnh

trung vào việc đào tạo con người, lớp người phù hợp với xã hội, với chế độ phong kiến. Những lớp người đó chủ yếu là những người “quân tử”. Bởi vì, theo Khổng Tử và Mạnh Tử, những người này mới có đức sáng để tỏa sáng trong thiên hạ và mới có thể giáo hóa dân và trị dân. Từ việc tu thân để đào tạo ra con người có tài cao đức trọng đó, sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự, kỷ cương xã hội và góp phần tạo lập xã hội lý tưởng theo quan điểm của Nho giáo.

2.2. Các phương diện chủ yếu của tu thân trong Nho giáo Khổng – Mạnh Mạnh

2.2.1. Tu thân là tu dưỡng “đạo” và “đức”, tu dưỡng đạo đức cá nhân

Trong Nho giáo Khổng – Mạnh, để đào tạo ra những con người đáp ứng được với yêu cầu xã hội, để thực hiện lý tưởng: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì trước hết phải lấy sự tu thân làm điểm khởi đầu, điểm mấu chốt. Khổng Tử, Mạnh Tử và các môn đệ của hai ông đều xem việc tu dưỡng, học đạo đi

đôi với hành đạo, “đạo” phải đi với “đức”. Điều này, đã thể hiện rất rõ qua sách Luận ngữ và sách Mạnh tử.

Khổng Tử và Mạnh Tử đều chủ trương giáo dục cái “đạo làm người” cho tất cả mọi người. Nhưng theo các ông, đạo không phải là tự có sẵn, con người sinh ra đã biết, đã có. Muốn con người hữu đạo cần phải được học tập, dạy bảo gọi là giáo. Ở Nho giáo Khổng – Mạnh, “đạo” được nhìn nhận trong sự xem xét sự vận động, biến hóa một cách có phép tắc, có quy luật của trời, đất, người, “Đạo là con đường đúng đắn từ nơi đi cho tới nơi đến” [11, tr.105]. Kinh Dịch viết: “Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương”. Con người nằm trong “tam tài”, trong cái vạn vật nhất thể, chịu sự chi phối của quy luật trời đất nhưng lại không hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Bởi lẽ, con người tuy khi sinh ra và có được cái “tính” gần giống nhau (quan niệm của Khổng Tử) hoặc “bản tính thiện”, nhưng về sau, do sự tác động của xã hội và các nhân tố khác làm cho con người càng xa nhau. Việc lập ra đạo người (nhân đạo) là để làm cho con người không đi chệch con đường đúng đắn.

“Đạo” nhờ có giáo mà vững vàng, sâu sắc, rộng khắp, “Giáo” không có mục đích nào cao hơn là làm cho mọi người hữu đạo. Cho nên đầu sách

Trung dung4 có chép câu của Khổng Tử: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính

chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo” [27, tr.85]. Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo có viết: “Đạo là cái lý tự nhiên của trời đất, là con đường rộng ai cũng phải theo mà đi, là công lệ trung chính để làm quy tắc cho sự hành động của đời. Khổng Tử đem lẽ điều hòa của trời đất và những hành vi của đế vương đời trước mà lập thành đạo để dạy thiên hạ” [32, tr.94].

Như đã trình bày, Khổng Tử đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc “tu thân” trong việc để thực hiện lý tưởng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

4 Theo bộ Tứ thư tập chú, sách Trung dung có 33 chương, gồm 2 phần: Phần đầu (20 chương) chép lời Khổng Tử; phần sau (13 chương) là lời chú giải của Tử tư [27, tr.81]. Tương tự như vậy, sách Đại học chủ yếu là chép lời Khổng Tử và một phần chú giải của Tăng Sâm [27, tr.8].

Những luận điểm của ông trong sách Luận ngữ đã thể hiện rất rõ điều đó. Ở ông, học đạo luôn gắn liền với hành đạo. Khổng Tử đã từng khuyên mình và mọi người là phải: “học mà chẳng chán, dạy bảo người mà không mệt mỏi” (Học nhi bất yếm, hối nhi bất quyện) [27, tr.344, 369]. Ông cũng nhận ra rằng: “Trong một xóm chừng mười nhà, ắt có một người trung tín như Khâu này, nhưng chẳng có ai ham học như Khâu này vậy” (Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín như Khâu giả yên, bất như Khâu chi hiếu học dã) [27, tr.314]. Đến lúc cuối đời, ông đã tổng kết việc tu thân học đạo của mình: “Hồi mười lăm tuổi ta đã để tâm trí vào việc học, ba mươi tuổi chí đã kiên định, bốn mươi tuổi không còn ngờ vực, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi nghe gì hiểu nấy, bảy mươi tuổi dẫu lòng tham muốn điều gì cũng không vượt khuôn phép” (Ngô thập hựu ngũ, nhi trí vu học, tam thập nhi lập, tư thập nhi bất hoặc, ngũ thập chi thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ) [27, tr.216]. Theo đó, học tập đạo lý là công việc được Khổng Tử thực hành một cách cần mẫn, nghiêm túc suốt đời mà ông vẫn thấy chưa đủ, vì thế mà ông đã từng ước ao rằng: “Nếu trời cho ta sống thêm vài năm nữa, để học kinh Dịch đến nơi đến chốn, mới khỏi mắc lỗi lớn vậy” (Gia ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hỹ) [27, tr.356]. Vì vậy, ông luôn phê phán những kẻ không có chí tu thân, học đạo, chỉ thỏa mãn với những cái đã đạt được mà không chịu cố gắng phấn đấu, học hỏi thêm. Bởi theo Khổng Tử: “Việc học ví như đắp gò, chưa thành vì thiếu một sọt đất, mà ngừng lại, là tại mình ngừng lại thôi. Cũng như san bằng mặt đất, tuy mới đổ xuống một sọt, đã thấy có tiến bộ, mình tiếp tục đi tới” [27, tr.411]. Hoặc khi Nhiễm Cầu nói với ông là không đủ sức theo học đạo của ông, Khổng Tử nói: “Không đủ sức là người đi được nửa đường rồi bỏ. Còn ngươi, ngươi vạch sẵn một mốc (để không tiến lên)” [27, tr.327]. Với những người như vậy, Khổng Tử đã nói rõ thái độ của mình: “Kẻ không bực tức thì trí không mở, không hậm hực thì ý không bật ra. Chỉ cho một góc, mà không (chịu để tâm)

suy ra ba góc kia, ắt ta không nói lại nữa” [27, tr.347] (Bất phẫn bất khải, bất phỉ, bất phát. Cử nhất ngung, bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã). Yêu cầu lớn nhất của ông đối với học trò là phải cần cù, chịu khó, hết lòng học đạo và hành đạo. Trong những điều lo lắng của ông, thì những điều lo lắng lớn nhất là con người không chịu tu thân, tu dưỡng đạo đức, như ông nói: “Tính nết chẳng tu sửa cho tốt, việc học chẳng giảng giải, nghe điều nghĩa chẳng biết làm theo, lỡ mắc điều sai quấy chẳng sửa đổi, đó là những điều ta lấy làm lo” (Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỷ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu giả) [27, tr.344]. Ở ông, sự tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân có ý nghĩa hàng đầu và đóng vai trò quan trọng bậc nhất của cuộc đời con người.

Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cũng chỉ rõ vai trò và nội dung của tu thân, học đạo. Như trong sách Mạnh tử, ông nói: “Cẩn thận chăm lo việc giáo dục nơi nhà trường, nhà tự, vạch rõ ý nghĩa của nết hiếu, nết đễ, thì người đầu đốm bạc không phải đội nặng, gánh gồng trên đường sá. Người già được mặc lụa là, được ăn thịt, trai trẻ không đói, không rét, thế mà nước không hưng vượng, là chuyện chưa hề xảy ra vậy” [27, tr.759].

Khi bàn đến “đạo làm người”, trong Nho giáo Khổng – Mạnh luôn gắn liền đến và đặt trong mối quan hệ giữa con người với con người. Nho giáo Khổng – Mạnh cho rằng, nước có vua làm chủ, con người và mỗi người trong các quan hệ xã hội đều bị ràng buộc bằng những quan hệ, những chuẩn mực, những quy phạm đạo đức nhất định. Đạo làm người cũng chính là thực hiện các quan hệ, các chuẩn mực, quy phạm ấy. Trong Nho giáo Khổng – Mạnh, tu thân chính là tu “đạo” mà cái đạo đó thể hiện trong “ngũ luân”. Sách Trung dung đã viết: “Đạo thông đạt trong thiên hạ có năm điều, để thi hành có ba điều. Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè chơi với nhau, năm điều đó là đạo thông đạt trong thiên hạ vậy. Ba điều Trí, Nhân, Dũng là ba nết thông đạt trong thiên hạ nhưng cách thi hành thì như nhau” [27, tr.128]. Điều kiện

để đạt “đạo” là “chính danh”. Có thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận tương ứng với nó thì danh mới chính. “Chính danh” không chỉ là phương tiện mà còn là biểu hiện của xã hội có trật tự, có kỷ cương, mới là “hữu đạo”. Giáo dục con người hữu đạo chính là dạy cho con người biết sống một cách “chính danh”. Việc xác định bổn phận của con người dựa trên các quan hệ xã hội, trong Nho giáo Khổng – Mạnh, cũng bị chi phối bởi xu hướng chính trị và những tác động của lịch sử, của thời đại. Thời kỳ Khổng – Mạnh, học thuyết Nho giáo mặc dù đang phải cạnh tranh khốc liệt với các trường phái khác và chưa được chính quyền phong kiến tin dùng, nhưng tư tưởng về đạo làm người của Nho giáo Khổng – Mạnh có tính hợp lý, nhân bản và tiến bộ. Các nghĩa vụ của con người tuy vẫn dựa vào địa vị, đẳng cấp và bị ràng buộc bởi trật tự, tôn ty, trên dưới, song nó đặt và đòi hỏi con người phải có trách nhiệm với nhau hơn nữa, mỗi người phải có đạo đức. Như sách Đại học

viết: “Làm vua cốt ở điều nhân. Làm tôi cốt ở chữ kính. Làm con cốt ở chữ hiếu. Làm cha cốt ở từ ái. Giao tiếp với người trong nước cốt ở chữ tín” (Vi nhân quân, chỉ ư nhân. Vi nhân thần, chỉ ư kính. Vi nhân tử, chỉ ư hiếu. Vi nhân phụ, chỉ ư từ. Dữ quốc nhân giao, chỉ ư tín) [27, tr.26]. Khi Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thì các lập luận của họ về đạo làm người đã mất dần tính nhân bản vốn có ban đầu dựa trên các tình cảm tự nhiên, quan hệ tự nhiên vốn có của nó nữa.

Trong gia đình, Nho giáo luôn nhấn mạnh rằng, điều cơ bản nhất của con người là phải có đạo hiếu, đạo hiếu là cái gốc cơ bản nhất của con người, vì như Mạnh Tử quan niệm, đạo hiếu là “thiết thực của điều nhân” [27, tr.1055], “là quan trọng nhất, là gốc của muôn việc” [27, tr.1048]. Và vì vậy, cũng theo ông, người mà không có đạo hiếu “chẳng đáng làm người, không thuận thảo với cha mẹ, chẳng đáng làm con” [27, tr. 1057]. Nho giáo Khổng – Mạnh còn cho rằng, người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ không trái ngược với các bậc bề trên, “mới biết xử tử tế với anh em, mới biết thi hành ra chính

sách vậy” [27, tr.233]. Từ đó Khổng Tử cho rằng, dạy con người “biết giữ gìn nết hiếu là biết nắm cái gốc đó”. Trong sách Luận ngữ và sách Mạnh tử, Khổng Tử và Mạnh Tử nói nhiều về đạo hiếu. Với các ông, đạo hiếu không chỉ thể hiện vai trò của nó trong gia đình mà còn trong xã hội. Vì vậy, giáo dục đạo hiếu sẽ hạn chế được những tệ nạn trong xã hội, góp phần ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội.

Theo Mạnh Tử, dạy hiếu là dạy cho con người không làm điều bất hiếu, bất kính. Như trong sách Mạnh tử, Mạnh Tử chỉ rõ: “Người đời thường nói tới tội bất hiếu, kể ra năm điều. Chân tay không cất nhắc, chẳng đoái hoài tới việc nuôi dưỡng cha mẹ là tội bất hiếu thứ nhất. Tối ngày cờ bạc, ham mê rượu chè, chẳng đoái tới việc nuôi dưỡng cha mẹ là tội bất hiếu thứ hai. Ham của cải, riêng lo cho vợ con, chẳng đoái tới việc nuôi dưỡng cha mẹ là tội bất hiếu thứ ba. Buông theo ham muốn về sắc đẹp, hát hay, để cha mẹ phải tủi hổ là tội bất hiếu thứ tư. Cậy khỏe, ham đánh lộn, để nguy hại đến cha mẹ là tội bất hiếu thứ năm” [27, tr.1093-1094]. Mà điều cơ bản của đạo hiếu, theo Khổng Tử và Mạnh Tử là Kính.Vì vậy mà theo các ông, “Tội bất kính, không còn gì lớn hơn” [27, tr.879].

Như trên đã trình bày, theo Nho giáo Khổng – Mạnh, trong gia đình quan trọng nhất là đạo hiếu, ngoài xã hội quan trọng nhất là đạo trung. Kẻ hiếu thảo trong gia đình thì ít ai trái với đạo “trung”, vì vậy mà, “hiếu” là cơ sở của đạo “trung”. Dạy đạo làm người thì điều cơ bản là con người phải có đức hiếu, con người phải có đức trung. Cho nên sách Đại học viết: “Hiếu là để thờ vua” [31, tr.109]. Có ý kiến cho rằng, Khổng – Mạnh thường khen những người người con có hiếu, nhưng bản thân các ông cũng không hết lòng trung với một vị quân vương nào. Thực tế trong suốt lịch sử Nho giáo, đạo trung của bề tôi đối với vua lúc nào cũng được đề cao. Tuy vậy, các ông cũng luôn nhấn mạnh “vua nhân, tôi trung” hay “quân xử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”, làm “tôi” nhất thiết phải “trung”, tất nhiên là chỉ trung thành với

những bậc vua “đáng làm vua” và luôn mong có ngày nào đó được gặp “vua sáng” để cho thiên hạ thái bình.

Khổng Tử nói nhiều về đạo “trung”. Và theo ông, điều căn bản của đạo trung – đạo làm bề tôi là phải đem tài, đức của mình ra giúp vua hoàn thành nghiệp lớn, không kể đến tước lộc, danh dự. Làm tôi phải biết vì vua mà hết lòng can gián, giúp vua theo lẽ phải. Đạo “trung”, theo Khổng – Mạnh phải được dẫn đường bởi chữ “trí” chứ không chỉ ở niềm tin mù quáng, là phụ thuộc vào đạo đức và thi hành đạo đức đối với dân, là nhà vua có thật xứng đáng là vua, là cha mẹ của dân hay không. Như trong sách Mạnh tử, Mạnh Tử nói: “Vua coi bề tôi như tay chân, thì bề tôi coi vua như gan ruột, vua coi bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi coi vua như kẻ qua đường, vua coi bề tôi như bùn rác, thì bề tôi coi vua như giặc thù” [27, tr.1062] hay “Kẻ làm hại điều nhân gọi là tặc, kẻ làm hại điều nghĩa gọi là tàn. Người tàn tặc chỉ là một kẻ thất phu (người tầm thường – TG). Tôi nghe có chuyện giết một kẻ thất phu tên Trụ, chứ chưa hề nghe chuyện giết vua bao giờ” [27, tr.796].

Đạo “hiếu” và đạo “trung” là hai đạo, cũng là hai chuẩn mực, phẩm chất chính trị cơ bản của con người mà mỗi người phải tu thân, phải đạt được. Tuy nhiên, trên tổng thể cần hiểu là, ở Nho giáo Khổng – Mạnh, dạy đạo làm người là còn phải dạy con người biết thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong từng mối quan hệ xã hội vốn có. Về vấn đề này, như trong sách

Mạnh tử, Mạnh Tử cho rằng, dạy dân phải làm cho dân “biết các giềng mối

của con người: giữa cha con có tình thân ái, giữa vua tôi có nghĩa vụ, vợ chồng có phân biệt, anh em có thứ tự, bạn bè có chữ tín” [27, tr.949]; còn theo Khổng Tử, con người có được cái đạo làm người thì “vua mới ra vua, bề tôi mới ra bề tôi, cha mới ra cha, con mới ra con” [27, tr.484], v.v..

Trong vấn đề tu thân, phạm trù “đức” luôn được các nhà Nho quan tâm, rằng, tu thân là để đạt đức. Theo Nho giáo Khổng – Mạnh, đức là cái sở đắc do tu và hành đạo mà ra. Bởi vậy, đạo gắn liền với đức. Nho giáo Khổng –

Mạnh coi đức “nhân” là đức quan trọng nhất, tiếp đó là đến đức “nghĩa”. Đức cũng là nội dung căn bản của sự học. Như vậy, đức là cái thiện, là phẩm chất đẹp, lẽ sống đẹp mà con người cần có, là biểu hiện của nhân tính trong thực tế mà con người cần phải tu dưỡng để đạt tới.

Do bởi “đạo” gắn liền với “đức”, vì vậy có thể nói, đạo làm người có nội dung cơ bản là dựa vào quan hệ “ngũ luân”, đức là sự khái quát cái giá trị cơ bản của con người gọi là “ngũ thường”. Vì vậy, tu thân chính là đạt được cái luân thường, đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, v.v..

Khi nghiên cứu về Nho giáo, Giáo sư Trần Văn Giàu có đưa ra nhận xét về nội hàm của “đức”: Khổng Tử dạy ba điều đạt đức là nhân – trí – dũng.

Một phần của tài liệu Vấn đề tu thân trong Nho giáo Khổng - Mạnh ( Qua sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử (Trang 62)