Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG TU THÂN CỦA NHO GIÁO KHỔNG – MẠNH (QUA SÁCH LUẬN NGỮ
2.1. Quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh về vai trò, mục đích của tu thân
Qua nghiên cứu sách Luận ngữ và sách Mạnh tử, vấn đề tu thân là một trong những hệ vấn đề (tư tưởng, học thuyết) cơ bản nhất của Nho giáo Khổng – Mạnh (cũng như Nho giáo nói chung) về con người. Từ những lời dạy, lời nói của Khổng Tử, Mạnh tử và nhiều học trò của hai ông được ghi chộp trong hai cuốn sỏch này, cho thấy rừ rằng, trong Nho giỏo Khổng – Mạnh, các nhà Nho đều đặc biệt đề cao vị trí, vai trò và mục đích của tu thân, tu dưỡng đạo đức; coi việc tu thân, tu dưỡng đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu nhất, hiệu quả nhất để con người, mỗi người hình thành và hoàn thiện đạo đức, hơn nữa là đạt tới mục đích: “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đó cũng là mục đích chính trị cao nhất và cuối cùng theo quan niệm của các nhà Nho nói chung.
2.1.1. Quan niệm của Nho giáo Khổng – Mạnh về vai trò của tu thân Nho giáo Khổng – Mạnh rất coi trọng con người, đạo đức và vai trò của con người. Khổng Tử đặt con người sánh ngang với trời đất và cho rằng, con người có thể góp phần với đất trời để hóa sinh vạn vật. Để thực hiện được vai trò đó, theo các nhà Nho, con người phải có đạo đức, phải kiên trì, nỗ lực và chuyên cần học tập, tu dưỡng đạo đức. Mục đích cao nhất của việc học tập, tu dưỡng đạo đức mà con người có thể và cần phải đạt tới là trở thành bậc thánh nhân, thành người quân tử. Đó là những con người đạo cao đức trọng, có tài năng chính trị để có thể góp phần to lớn vào việc quản lý xã hội, giáo hóa nhân dân, để trị quốc, bình thiên hạ. Nho giáo Khổng – Mạnh coi con người như vậy là mẫu người lý tưởng cần có, toàn thiện, toàn đức, toàn mỹ nhất của xã hội phong kiến, của chế độ phong kiến.
Để tạo ra những con người mẫu mực, lý tưởng như vậy, Khổng Tử và Mạnh tử đã đưa ra quan niệm về sự “tu thân”, đặt nền móng cho việc xác lập hệ thống giáo dục, hoàn thiện đạo đức con người và đào tạo con người. Các ông luôn coi “tu thân” là điều kiện căn bản, là biện pháp quan trọng nhất của mọi sự thành đạt của mỗi người trong xã hội, của việc thực hiện lý tưởng “tu, tề, trị, bình”. Theo Khổng Tử, tu thân không tách rời với việc học tập. Đó là hai yếu tố của một quá trình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen và hòa quyện vào nhau. Trong đó, học tập là quá trình tích lũy, trau dồi những kiến thức về đạo đức, là học tập đạo đức, là theo gương các bậc thánh hiền.
Sự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người cũng chính là sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo một tiêu chuẩn nhất định mà các nhà Nho đưa ra để con người có thể trở nên đạo cao, đức trọng. Ở họ phải hội tụ được tất cả những phẩm chất, đức tính tốt đẹp nhất thông qua việc tu thân, học tập.
Thế nào là tu thân? Điều này trong sách Luận ngữ và sách Mạnh tử, cả Khổng Tử và Mạnh Tử chưa đưa ra một định nghĩa tổng quát về “tu thân”.
Khổng Tử, Mạnh Tử và các học trò của hai ông chỉ có những câu nói rời rạc, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà nêu lên những biểu hiện và ý nghĩa khác nhau về tu thân. Tuy chưa đưa ra được một định nghĩa khái quát và có tính chất kinh điển nào về tu thân, nhưng trong hai cuốn sách này, nội dung cơ bản của tu thân đã được Khổng Tử và Mạnh Tử nói đến. Trong chín điều kiện để làm việc quốc gia, thiên hạ, Khổng Tử đặt tu thân là điều đầu tiên. Đó là: “Tu thân, tôn người hiền, thân người thân, kính các đại thần, thể tất công lao bề tôi, thương dân như con, thu hút các nhà công nghiệp, đối đãi mềm mỏng với các người phương xa và ưu ái chư hầu” (tu thân giã, tôn hiền giã, thân thân giã, kính đại thần giã, thể quần thần giã, tử thứ dân giã, lai bách công giã, nhu viễn nhân giã, hoài chư hầu giã) [Dẫn theo 31, tr.178]. Theo ông, “người quân tử không thể không tu thân mà muốn tu thân không thể không kính thờ cha mẹ” (cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân. Tư tu thân bất khả dĩ bất sự thân) [Dẫn
theo 31, tr.177]. Khổng Tử khẳng định rằng, nhân, trí, dũng là ba điều đạt đức của người quân tử trong thiên hạ, là những nội dung quan trọng của tu thân và tự sửa mình, là những điều thiết yếu đối với người quân tử trong việc trị người, trị nước. Như ông nói: “Ham học là gần tới chỗ trí, biết gắng sức là gần tới chỗ nhân, biết sỉ nhục là gần tới chỗ dũng. Biết ba điều ấy là gần biết cách sửa mình” (Tử viết: hiếu học cận hồ trí, lực hành cận hồ nhân, trí sỉ cận hồ dũng. Tri tư tam giả, tắc tri sở dĩ tu thân. Tri sở dĩ tu thân, tắc tri dĩ trị nhân) [Dẫn theo 31, tr.177]. Và khi đã có nhân, có trí, có dũng rồi thì như Khổng Tử nói : “Có nhân nên chẳng lo buồn, có trí nên chẳng lầm lạc, có dũng nên chẳng sợ hãi” [27, tr.547,418]. Song để cho cái Nhân, cái Trí, cái Dũng đó được thi hành có hiệu quả, phù hợp với đạo đức, theo Nho giáo Khổng – Mạnh, phải hợp với Lễ và Nghĩa, phải dựa vào Nghĩa, vào Lễ. Như Khổng Tử đã luôn nhấn mạnh: “Người quân tử coi điều nghĩa là trên hết.
Quân tử có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm loạn, tiểu nhân có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm trộm cướp” [27, tr.635] và “Người quân tử lấy đạo nghĩa làm căn bản, dung lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiêm tốn, hoàn thành nhờ chữ tín” [27, tr.576] v.v..
Đặc biệt là theo Nho giáo Khổng – Mạnh, việc tu thân của mỗi người và nhất là sự tu thân của người quân tử không chỉ để bản thân mình có đạo đức, mà còn để mọi người có đạo đức, để trị người, trị thiên hạ. Như Khổng Tử nói: “Sửa mình (kính cẩn) để yên trăm họ. Sửa mình để yên trăm họ, việc đó dẫu vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa làm trọn” [27, tr.559] và “Nếu có thể sửa mình ngay thẳng thì cai trị dân có gì là khó đâu? Không thể sửa mình ngay thẳng, lại có thể sửa ngay thẳng được sao?” [27, tr.507] hay như:
“Người trên chuộng lễ, ắt dân chẳng ai dám không cung kính, người trên chuộng lễ, ắt dân chẳng ai dám không phụ, người trên chuộng chữ tín, ắt dân chẳng ai dám không thật lòng. Nếu đã như vậy, ắt dân bốn phương địu con bồng cái theo về, cần gì phải học cày cấy” [27, tr.500-501], v.v.. Còn Mạnh
Tử thì cho rằng, nhà vua có nhân, có nghĩa thì không ai bất nhân, bất nghĩa và thiên hạ luôn thái bình [27, tr.1050].
Sửa mình, theo Nho giáo Khổng – Mạnh là từ trong suy nghĩ tới hành động, như trờn đó chỉ rừ là khụng chỉ phải tuõn theo lễ kớnh, “tu kỷ dĩ kớnh”
[27, tr.559], mà còn phải tích cực làm việc thiện, không làm điều càn quấy, vì như theo Khổng Tử “tu kỷ dĩ an nhân”, “tu kỷ dĩ an bách tính” [27, tr.559].
Tu thân là phải biết chế ngự bản thân và làm theo lễ (khắc kỷ phục lễ), nhất nhất mọi cái phải tuân theo lễ, do vậy, như Khổng Tử đã nói : “Những điều trái lễ chớ nên để mắt nhìn tới, điều trái lễ chớ để vào tai, điều trái lễ chớ nói tới, điều trái lễ chớ động” (phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động) [27, tr.472].
Tu thân, nhờ đó mà có đạo đức, mỗi người, đặc biệt là người quân tử,theo Nho giáo Khổng – Mạnh, họ sẽ trở nên vô địch, và vì vậy mà, “Phú quý bất năng dâm; bần tiện bất năng di; uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu” (cảnh giàu sang chẳng khiến buông lung, cảnh nghèo hèn chẳng đổi được tiết tháo, uy vũ chẳng thể khuất phục, người như thế mới đáng gọi là bậc trượng phu) [27, tr.971].
Một trong những học trò xuất sắc của Khổng Tử là Tăng Tử rất coi trọng việc tu thân, sửa mình và coi đó là một việc làm hàng ngày: “Hàng ngày ta xét mình về ba điều này: làm việc gì cho ai, ta có hết lòng hay chăng? Kết giao với bằng hữu, ta có tín thật hay chăng? Đạo lý do thầy truyền dạy, ta có học tập hay chăng?” (Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ, truyền bất tập hồ?) [27, tr.199]. Ông luôn đề cao sự ngay thẳng trong suy nghĩ và hành động, xem đó là cái lý tất yếu của đức dũng. Theo ông, nếu tự xét lấy mình thấy mình ngay thẳng, không có điều gì tà khúc thì không có gì phải sợ hãi.
Trong sách Mạnh tử, khái niệm “tu thân” được Mạnh Tử hoàn thiện hơn, bổ sung thêm một số nội dung mới. Mạnh Tử đã đưa ra thuyết “tứ đoan”
và yêu cầu sự tu dưỡng của con người phải làm theo những chuẩn mực đó.
Mạnh Tử nói: “Lòng trắc ẩn là mối đầu của điều nhân, lòng tu ố là mối đầu của điều nghĩa, lòng từ nhượng là mối đầu của lễ, lòng thị phi là mối đầu của trí vậy. Người ta có đủ bốn mối đó, cũng như có hai tay, chân vậy. Có đủ bốn mối đó mà nói rằng không đủ khả năng (thi hành nhân, nghĩa, lễ, trí) là tự hại mình, nói vua không đủ khả năng là hại vua mình vậy” (Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã; tu ố chi tâm, nghĩa chi đoan dã; từ nhượng chi tâm, lễ chi đoan dã; thị phi chi tâm, trí chi đoan dã. Nhân chi hữu thị tứ đoan dã, do kỳ hữu tứ thể dã. Hữu chi tứ đoan nhi tự vi bất năng giả, tự tặc giả giã) [27, tr.861].
Theo Mạnh Tử, “tứ đoan” (bao gồm bốn đầu mối: trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi) là những cái bẩm sinh, vốn có của con người, là cơ sở hình thành nên nhân, nghĩa, lễ và trí. Vì vậy, con người cần thiết phải thường xuyên tu dưỡng bốn đức tính ấy và có những đức tính ấy mới thể hiện được bản tính con người là thiện và là tiêu chuẩn để phân biệt con người khác với loài vật khác.
Như ông khẳng định: “không có lòng trắc ẩn, chẳng phải là người; không có lòng tu ố, chẳng phải là người; không có lòng từ nhượng, chẳng phải là người;
không có lòng thị phi, chẳng phải là người” [27, tr.861]. Mặt khác, Mạnh Tử cho rằng, tu thân phải “không động tâm”. “Không động tâm” theo ông là không lo sợ, nhút nhát, luôn bình tĩnh, tự tin, không bị dao động trước tác động của hoàn cảnh xã hội. Mạnh Tử cũng đã nêu lên cách thức thực hiện
“khụng động tõm” là phải biết mỡnh, hiểu người: “Ta hiểu rừ lời lẽ của người, và ta khéo bồi dưỡng khí hạo nhiên của ta” (Ngã tri ngôn, ngã thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí) [27, tr.841]. Theo Mạnh Tử, khí hạo nhiên đó rộng lớn, bao la, cứng cỏi và vững vàng, nhưng con người phải làm nhiều điều hợp với đạo nghĩa thì khí hạo nhiên đó mới càng ngày càng được sinh ra, lan tỏa ra khắp thiên hạ. Muốn bồi dưỡng được khí hạo nhiên đó, theo Mạnh Tử, trong công việc không được nóng nẩy, làm vội vàng, hấp tấp, không được quá nhanh so với tiến trình tự nhiên của công việc; phải biết tôn trọng, phải
thường xuyên giữ vững tâm trí, trau dồi những đức tính bình tĩnh, tự tin, chịu khó học tập để nhận thức được quy luật phát triển đó [27, tr.840-842].
Mạnh Tử cũn nờu ra phương phỏp để hiểu rừ lời lẽ của kẻ khỏc: “Nghe lời lắt léo, biết rằng trong tâm có điều che lấp; nghe lời phóng đãng, biết rằng tâm tư chìm đắm vì tư dục; nghe lời tà khúc, biết rằng lòng dạ xa rời chính đạo;
nghe lời luẩn quẩn, biết rằng tâm chí khốn cùng. Những điều như thế một khi nảy sinh trong lòng sẽ làm hại tới việc chính trị, và nếu phát ra trong chính sách sẽ hại tới sự nghiệp. Dẫu cho thánh nhân có trở lại ở đời này, tất cũng công nhận những lời ta vừa núi” [27, tr.841-842]. Và theo Mạnh Tử, để hiểu rừ được người khác được chính xác, trước hết phải hiểu mình, đánh giá được hết khả năng của mình, tự bản thân mình phải nêu gương, sau đó mới yêu cầu người khác làm. Về vấn đề này, trong sách Luận ngữ và sách Mạnh tử cho thấy, cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều coi trọng tu dưỡng bản thân và coi đó là biện pháp tốt nhất để tránh sa vào sự “nghiêng lệch, tà ác, phóng đãng, đần độn”.
Qua sự phân tích trên, có thể hiểu rằng: Tu là sửa, thân là thân mình. Tu thân là tu sửa bản thân mình cho được ngay chính, hợp với đạo đức. Nho giáo Khổng – Mạnh coi tu thân là một quá trình tự trau dồi, tu dưỡng bản thân theo một hệ thống những chuẩn mực đạo đức cơ bản, đó là: nhân, lễ nghĩa, trí, trung, tín, hiếu, đễ, thành, kính… nhằm hoàn thiện con người về mặt đạo đức.
Nó đặt ra yêu cầu rất cao, đòi hỏi khắt khe sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi người, sự thành thật nhận lỗi và sửa lỗi của họ. Có được những đức tính ấy và thực hiện tốt những điều đó là đã hoàn thành việc tu thân và đạt tới mẫu người lý tưởng mà Nho giáo Khổng – Mạnh đưa ra là bậc thánh nhân, là người quân tử.
Một vấn đề mà chúng tôi cần phải lưu ý rằng, trong xã hội thời kỳ Xuân Thu, Chiến Quốc, trước tình trạng xã hội rối loạn, cương thường, đạo lý bị coi thường, phế bỏ, Nho giáo Khổng – Mạnh còn đưa ra học thuyết “đức trị”, trong đó vai trò của tu thân là hết sức quan trọng trong việc thực thi các mục đích chính trị. Trong học thuyết “đức trị” ấy, quan niệm của Nho giáo
Khổng – Mạnh về vai trò của tu thân được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản như sau:
Một là, tu thân tức tu dưỡng đạo đức là công cụ, là phương tiện chủ yếu nhất trong việc trị nước và quản lý xã hội.
Trong sách Luận ngữ và sách Mạnh tử, qua nhiều câu nói của Khổng Tử và Mạnh Tử cho thấy rất rừ rằng, Nho giỏo Khổng – Mạnh rất coi trọng tu thân, tu dưỡng đạo đức, đặc biệt là đối với nhà vua, người cầm quyền bởi vì, theo các ông, điều này có ý nghĩa, có vai trò quyết định trong việc duy trì địa vị thống trị và quyền lợi của nhà vua, của người cầm quyền. Chẳng hạn như, trong sách Luận ngữ, Khổng Tử cho rằng: “Bản thân (nhà cầm quyền) ngay thẳng tuy không ra lệnh, mọi việc vẫn trôi chảy; bản thân không ngay thẳng, dẫu ra lệnh dân cũng chẳng theo” [27, tr.502] và “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn.
Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” [27, tr.215], sửa mình là để yên trăm họ [27, tr.559], là để cai trị dân, cai trị thiên hạ [27, tr.507]. Còn đối với Mạnh Tử, nếu “người trên không giữ lễ, người dưới không học hỏi, dân hung hăng dấy lên, thì nước mất chưa biết ngày nào” [27, tr.1015-1016]. Vì vậy mà theo ông, “Điều mà người quân tử giữ gìn là tu sửa thân mình, để yên trị thiên hạ” [27, tr.1367] và “Chỉ dựa vào lòng thiện (của mình) để thu phục người khác, thì chưa có ai thu phục nổi.
Phải dạy người bằng điều thiện, rồi sau mới có thể thu phục thiên hạ. Thiên hạ không tâm phục mà dựng nên vương nghiệp là chuyện chưa từng có” [27, tr.1071]. Khổng Tử và Mạnh Tử còn khẳng định rằng, tu thân, tu dưỡng đạo đức của nhà vua, người cầm quyền là biện pháp hiệu quả nhất trong việc thu phục nhân tâm, trong việc “bình thiên hạ”, là điều kiện, tiền đề quan trọng để thực hiện đường lối “đức trị”. Như Khổng Tử nói: “Lấy đức để làm việc chính trị, cũng ví như ngôi sao Bắc thần, ở yên vị mà các ngôi sao khác đều chầu về” [27, tr.214]. Và có như vậy, người dân mới có đạo đức, mới dễ sai khiến