Chương 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI, KẾT CẤU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH LUẬN NGỮ VÀ SÁCH MẠNH TỬ
1.3. Kết cấu và đặc điểm của sách Luận ngữ và sách Mạnh tử
Khổng Tử (551 – 479TCN) là một trong những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nhân loại. Ông là nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà chính trị lớn đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử của nhiều nước trong khu vực Á Đông. Học thuyết Nho giáo do Khổng tử sáng lập, tuy có nhiều bước
biến đổi, thẳng trầm cùng với dòng lịch sử nhưng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng và trong đời sống văn hóa tinh thần không chỉ ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến cả nhiều nước lân cận, trong đó có Việt Nam.
Luận ngữ là tác phẩm chủ yếu đại biểu cho tư tưởng của Khổng Tử.
Sách Luận ngữ là một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia, là sách đứng đầu trong Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung). Có quan niệm cho rằng, Luận ngữ đáng được gọi là “Thánh kinh” của Nho giáo, cũng như “Đạo đức kinh” của phái Đạo gia vậy. Do đó, muốn tìm hiểu học thuyết của Khổng tử thì phải căn cứ trước hết vào Luận ngữ vì chín phần mười Kinh Thư, Kinh Lễ là do Khổng Tử “thuật nhi bất tác”; còn trong ba thư kia: Đại học, Trung dung, Mạnh tử thì về cơ bản là sự tiếp tục, cụ thể hóa và phát triển tư tưởng của Khổng Tử.
Luận ngữ là tác phẩm tản văn chư tử, được trình bày theo thể ngữ lục – tập hợp những ghi chép ngôn luận của Khổng Tử và các môn đệ của Khổng Tử. Sách Luận ngữ chứa đựng nguồn tư liệu phong phú và quý giá về cuộc đời và học thuyết của Khổng Tử. Sách Luận ngữ còn là bộ sách giáo khoa sớm nhất ở Trung Quốc (chính thức được sử dụng làm sách giáo khoa từ thời nhà Đường), có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đối với đời sống xã hội, con người trong lịch sử Trung Quốc và các nước đồng văn (trong đó có Việt Nam). Những cống hiến to lớn của Khổng Tử về mọi phương diện, tư tưởng, chính trị, xã hội, đạo đức, giáo dục, quản lý xã hội, lễ nghi, v.v.. được phản ánh khá cụ thể trong cuốn sách này.
Như chúng ta đã biết, tư tưởng Nho giáo không dừng lại ở người khởi xướng là Khổng Tử, mà còn bao gồm hệ thống các tư tưởng, quan niệm của các nhà Nho sau này. Tất nhiên tư tưởng Nho giáo được xây dựng chủ yếu trên nền tảng tư tưởng của Khổng Tử, các nhà Nho đời sau dựa vào đó mà phát triển, bổ sung phong phú hơn, nhằm tăng cường tính thuyết phục, khả
năng bám sâu và bền chặt của tư tưởng Khổng Tử. Như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, để nghiên cứu nội dung tư tưởng của Khổng Tử, phải dựa vào tác phẩm Luận ngữ, bởi rằng, cuốn sách này bao quát nhiều phương diện về con người, sự nghiệp và quan điểm, tư tưởng, học thuật của Khổng Tử.
Về kết cấu của sách Luận ngữ, sách Hán thư, chương Nghệ văn chí có chép: “Sách Luận ngữ cổ có 21 chương, sách nước Tề 22 chương, sách nước Lỗ 20 chương”, “Sách Luận ngữ là những lời Khổng tử ứng đáp những học trò hoặc các người đương thời, và những lời học trò nói với nhau khi tiếp nghe lời thầy. Hồi đó các học trò đều có ghi chép. Phu tử mất rồi, họ mới tập trung lại luận bàn với nhau mà soạn ra, cho nên gọi là Luận ngữ”. Chương Chính thuyết trong sách Luận hành của Vương Sung có viết: “nguyên sách Luận ngữ là do các học trò cùng ghi chép những lời nói, việc làm của Khổng tử. Hồi đó ghi chép được rất nhiều, có tới hàng mấy trăm chương… đời Hán đã bị thất lạc. Đến Hán Vũ Đế mới lấy những sách cũ trong tường nhà Khổng tử được 21 chương ở hai nước Tề, Lỗ và ở hai miền Hà – giang được 9 chương, cộng thành 30 chương, đến thời con gái vua Chiêu Đế (nhà Hán) thì chỉ có 21 chương”. Vì thế, nguyên số chương của sách ấy là bao nhiêu cũng còn là một nghi vấn. Đối với bản Luận ngữ còn lại ngày nay, chắc hẳn là đã không còn nguyên vẹn.
Còn như tên sách gọi là Luận ngữ, theo tác phẩm của Vương Sung nói trên có ghi: “Khi Hán Tuyên Đế đưa xuống cho quan Thái thường bác sĩ xem thì ông này còn cho sách đó là khó hiểu nên mới gọi nó là truyện, về sau mới viết thêm ra để truyền tụng. Thoạt đầu, cháu 12 đời của Khổng tử là Khổng An Quốc dùng để dạy Phù Khanh người nước Lỗ, sau làm quan đến chức Thứ sử Kinh Châu mới bắt đầu gọi là Luận ngữ”. Sách đó được đặt tên là Luận ngữ cũng phải vào giữa thời Tiền Hán.
Tới đời Tống, Chu Hy (1130 – 1200) đã có công nghiên cứu kinh sách.
Trong bộ Tứ thư tập chú, ông đã phân chương, ngắt câu cho rành mạch, chép
thêm các lời bàn luận của bản thân và của các tiên Nho nhiều đời khác nhau.
Ông phân sách Luận ngữ ra làm hai mươi thiên, đặt tên cho từng thiên, hoặc lấy mấy chữ đầu của thiên sách để đặt tên, hoặc lấy ý chính trong mỗi thiên của sỏch để làm tờn gọi. Đầu mỗi thiờn ụng nờu rừ số chương cú trong thiờn.
Ông lại gom hai thiên với nhau thành một quyển. Như vậy, sách Luận ngữ có tất cả mười quyển, gồm hai mươi thiên:
Chương thứ nhất: Học nhi Chương thứ mười một: Tiên tiến Chương thứ hai: Vi chính Chương thứ mươi hai: Nhan Uyên Chương thứ ba: Bát dật Chương thứ mười ba: Tử Lộ Chương thứ tư: Lý nhân Chương thứ mười bốn: Hiến vấn Chương thứ năm: Công dã Tràng Chương thứ mười lăm: Vệ Linh Công Chương thứ sáu: Ung dã Chương thứ mười sáu: Quý thị
Chương thứ bảy: Thuật nhi Chương thứ mười bảy: Dương hóa Chương thứ tám: Thái Bá Chương thứ mười tám: Vi tử
Chương thứ chín: Tử Hãn Chương thứ mười chín: Tử Trương Chương thứ mười: Hương đảng Chương thứ hai mươi: Nghiêu viết
Lúc sinh thời, Khổng Tử không viết một cuốn sách nào để đời cho mình. Mà việc ông quan tâm hơn cả là hoạt động dạy học, dạy cho trò mình những điều ông luôn suy nghĩ và tâm đắc về thế cuộc, về nhân tình thế thái, về thời đại. Luận ngữ là cuốn sách của học trò Khổng Tử ghi lại những lời dạy, lời đối đáp của ông với học trò mình trong quá trình dạy học; những lời đàm thoại của Khổng Tử đối với một số quan lại và giữa những đệ tử của Khổng Tử với nhau. Trong Luận ngữ còn ghi chép lại những lời đánh giá, nhận xét của các học trò về những lời nói, lời dạy của Khổng Tử. Sau Khi Khổng Tử mất, các đệ tử của ông biên soạn lại và gọi là sách Luận ngữ. Sách Luận ngữ đề cập tới nhiều vấn đề, từ triết học, chính trị, đạo đức, giáo dục, tôn giáo cho tới cách xử thế ở đời, lại có những câu đề cập tới tâm lý người
đời. Lời văn luôn luôn ngắn gọn và khúc triết, nhiều câu đã trở thành những câu cách ngôn dễ nhớ. Sách đã được cổ nhân bao đời coi là sách cơ bản về đạo đức và mở rộng tầm kiến thức cho nhiều đối tượng người.
Cũng phải lưu ý một đặc điểm của sách Luận ngữ là tư tưởng của Khổng Tử nói chung và tư tưởng tu thân của Khổng Tử nói riêng còn được hình thành từ phong cách, tính cách, lối sống, tâm lý (đa cảm, dễ xúc động, hay thương học trò, là người đạo mạo, nghiêm trang) của ông. Điều này được thể hiện trong nhiều thiên của sách Luận ngữ.
1.3.1. Kết cấu và đặc điểm của sách Mạnh tử
Mạnh Tử (372 – 289TCN) họ Mạnh, tên Kha, người ấp Châu nước Lỗ (thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày nay). Ông theo học Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử. Trong Mạnh tử liệt truyện, Tư Mã Thiên khẳng định rằng, sách Mạnh tử do chính Mạnh Tử viết. Như Mạnh Tử nói: “Lui về cùng với Vạn Chương chi đồ tự Thi, Thư, thuật ý Khổng Tử, viết Mạnh tử thất thiên”,
“Chính mong muốn của ta, là học theo đức Khổng Tử vậy”. Theo ý kiến của nhiều học giả thời nay thì cho rằng, sách đó là do các học trò Mạnh Tử là Công Tôn Sửu, Vạn Chương thuật lại. Nhưng sách Mạnh tử đại biểu cho toàn bộ tư tưởng của Mạnh Tử thì đều được công nhận.
Về kết cấu của sách Mạnh tử, sách Mạnh tử gồm tất cả là bảy quyển, Chu Hy lại phân mỗi quyển làm hai chương: thượng và hạ, người đời sau gọi là chương cú thượng và chương cú hạ. Vì vậy toàn bộ cuốn sách Mạnh tử gồm 14 chương cú như sau:
Chương I: Lương Huệ Vương, chương cú thượng.
Chương II: Lương Huệ Vương, chương cú hạ.
Chương III: Công Tôn Sửu, chương cú thượng.
Chương IV: Công Tôn Sửu, chương cú hạ.
Chương V: Đằng Văn Công, chương cú thượng.
Chương VI: Đằng Văn Công, chương cú hạ.
Chương VII: Ly Lâu, chương cú thượng.
Chương VIII: Ly Lâu, chương cú hạ.
Chương IX: Vạn Chương, chương cú thượng.
Chương X: Vạn Chương, chương cú hạ.
Chương XI: Cáo Tử, chương cú thượng.
Chương XII: Cáo Tử, chương cú hạ.
Chương XIII: Tận tâm, chương cú thượng.
Chương XIV: Tận tâm, chương cú hạ.
Cũng như sách Luận ngữ, ở sách Mạnh tử, mỗi thiên đều không có trung tâm, nên không có tên thiên. Vì vậy, đều lấy hai ba chữ đầu của câu đầu tiên làm tên thiên. Trong mỗi thiên lại gồm nhiều phần nhỏ riêng biệt (được sắp xếp theo trật tự 1, 2, 3,..)
Thời Lưỡng Hán, sách Mạnh tử chỉ được coi là truyện, tác phẩm bổ trợ cho kinh. Sau thời ngũ đại, Thục chúa cho khắc đá mười một kinh (trong đó có sách Mạnh tử), rồi Tống Thái Tông cho khắc lại, từ đó sách Mạnh tử bắt đầu được coi là kinh. Thời Nam Tống, Chu Hi rút từ Kinh Lễ ra hai thiên Đại học và Trung dung, khẳng định lần lượt là của Tăng Sâm và Tử Tư. Chu Hi gộp chúng với Luận ngữ và Mạnh tử, gọi là Tứ thư. Chu Hi gọi việc chú giải Đại học và Trung dung là chương cú, còn việc chú giải Luận ngữ và Mạnh tử gọi là Tập chú. Toàn bộ gọi là Tứ thư chương cú tập chú, gọi tắt là Tứ thư tập chú. Đến năm Nguyên Tông Hoàng Khánh thứ hai có quy định, việc ra đề thi cho khoa cử phải lấy trong Tứ thư, từ đó sách Mạnh tử trở thành sách bắt buộc phải học đối với mọi thư sinh.
Sách Mạnh tử chính là sự tiếp thu những tinh hoa trong sách Luận ngữ, là sự phát triển tư tưởng của Khổng Tử. Cũng như sách Luận ngữ, sách Mạnh tử có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến đời sống tinh thần, đời sống chính trị, phong tục tập quán của người dân Trung Quốc và các nước đồng văn với Trung Quốc và chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Có một thực tế là, tìm hiểu, nghiên cứu học thuyết của Nho giáo Khổng – Mạnh nói chung, vấn đề tu thân trong Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng không chỉ tìm hiểu, nghiên cứu trong hai cuốn sách Luận ngữ và Mạnh tử (dù là cơ bản) mà có thể dựa vào sách Đại học (do Tăng Sâm viết) và sách Trung dung (do Tử Tư viết). Vì rằng, hai cuốn sách này mà nội dung chủ yếu là ghi chép lại những lời nói của Khổng Tử và sự chú giải của Tăng Sâm và Tử Tư về những lời nói của Khổng Tử đã được ghi chép. Vì vậy, để tiện cho sự phân tích, luận giải, trong luận văn này của chúng tôi, có đôi chỗ dẫn lời của Khổng Tử và dựa vào lý giải của Tăng Sâm và Tử Tư trong sách Đại học và sách Trung Dung.
Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG TU