Nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoạt động tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của công ty cổ phần xây dựng và phát triển thương mai Thành An (Trang 38)

*Nguyên nhân khách Quan

Trong những năm vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt kết quả tương đối khả quan. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đi vào ổn

định và phát triển với tốc độ cao, nhu cầu xây dựng công nghiệp, dân dụng và hạ tầng đô thị ngày càng tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ vật liệu xây dựng nói chung và Công ty nói riêng phát triển sản xuất kinh doanh. Riêng về mặt hàng xi măng, mặc dù nhu cầu nguyên liệu cho xây dựng tăng cao nhưng sản lượng xi măng do Việt Nam sản xuất còn thấp.

Chiếm phần không nhỏ trong hoạt động của Công ty là việc cung cấp xi măng cho Tổng công ty Sông Đà. Trong các năm qua, Tổng công ty Sông Đà đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiều công trình xây dựng lớn được Chính phủ giao theo hình thức tổng thầu xây lắp: như Thuỷ điện Tuyên Quang, Sơn La, Huội Quảng, các dự án xây dựng khu đô thị mới tại Hà Nội, Hoà Bình, Hà Tây,.. tạo thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Công ty Xi măng Sông Đà. Thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng và khách hàng ngày càng đông, đại lý cho Công ty ngày càng tăng lên. Công ty cũng đã tổ chức tốt các kênh phân phối sản phẩm: kênh phân phối gián tiếp (thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý), kênh phân phối trực tiếp (đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng) đồng thời áp dụng chính sách giá cả linh động phù hợp với từng thời điểm, từng khu vực tiêu dùng và từng đối tượng khách hàng cụ thể.

Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, ban lãnh đạo có trình độ, có chiến lược và chính sách phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp, sản phẩm của Công ty sản xuất ra luôn đạt chất lượng cao, đã có uy tín trên thị trường và được thị trường chấp nhận.

Riêng kết quả kinh doanh năm 2009 của Công ty không đạt được tăng trưởng cao như các năm trước do thị trường vật liệu xây dựng có dấu hiệu chững lại so với năm 2008. Bên cạnh đó, trên thị trường xuất hiện nhiều loại sản phẩm xi măng lò quay phương pháp khô đã cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Công ty. Công ty phải năng động, xúc tiến bán hàng bằng nhiều hình thức, trong đó có giảm giá bán xi măng để cạnh tranh với các doanh

nghiệp lớn do vậy làm giảm doanh thu của Công ty. Ngoài ra, tình hình thời tiết thất thường, mưa bão kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong năm 2009, giá nguyên liệu đầu vào của ngành xi măng như clinker, xăng dầu, vận tải... tăng lên khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất giảm mạnh, giá nguyên liệu đầu vào của phôi thép và các vật liệu xây dựng khác cũng tăng lên cũng làm ảnh hưởng lớn tới vệc tiêu thụ hàng hóa của công ty.

Về kết quả năm 2010, doanh thu thuần tăng trên 111,73% so với năm ngoái, tuy nhiên chi phí có phần tăng cao hơn dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm 2,24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả của việc thị trường xây dựng lại tăng mạnh dẫn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng do trong năm này có nhiều dự án công trình tầm cỡ quốc gia được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, giá cả các nguyên vật liệu đầu vào (than, thạch cao, vỏ bao xi măng,...) tăng cũng khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi so với năm ngoái.

Trong năm 2010, Công ty tiến hành sửa chữa lớn các dây chuyền thiết bị, hơn nữa do điều kiện thời tiết có nhiều mưa bão nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt được là chưa cao. Tuy nhiên sản lượng sản xuất và tiêu thụ tập trung mạnh vào quý IV hàng năm. Năm 2010 đơn vị sản xuất và tiêu thụ trên 25000 tấn xi măng, doanh thu đạt khoảng trên 24 tỷ đồng (kế hoạch năm 2010 là 22,4 tỷ đồng).

* Nguyên nhân chủ quan

Công nghệ sản xuất VLXD ở Việt Nam trong thời gian qua đã có những thay đổi rõ rệt, những công nghệ lạc hậu đã và đang dần dần từng bước được thay thế, những công nghệ tiên tiến hiện đại ngày càng được áp dụng nhiều ở hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của ngành công nghiệp VLXD, đưa ngành từng bước hoà nhập vào trình độ chung của khu vực và thế giới.

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 1/8/2001. Đến nay qua 8 năm thực hiện, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành xây dựng và có tác động rất tích cực đến công cuộc xây dựng nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều chỉ tiêu định hướng trong: Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã lập trước đây không còn phù hợp với tình hình mới, đòi hỏi phải được xây dựng mới lại trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại như hiện nay, ngành sản xuất VLXD nước ta đang có những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển, song cũng đang đứng trước những thử thách rất lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời để sản xuất, tiêu thụ trong nước đứng vững và phát triển, tương xứng với nhu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển VLXD là rất cần thiết.

Năm 2006 - 2007 Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng đã được Nhà nước giao cho nhiệm vụ lập “Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020”. Sau hai năm nghiên cứu triển khai thực hiện, báo cáo quy hoạch đã được hoàn chỉnh và bổ sung theo ý kiến thẩm định của các Bộ, Ngành có liên quan và Quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008. Quyết định phê duyệt của Chính phủ sẽ là cơ sở pháp lý giúp cho các nhà quản lý trong công tác điều hành phát triển ngành sản xuất VLXD phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu hoạt động tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của công ty cổ phần xây dựng và phát triển thương mai Thành An (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w