- Hình thức kế toán: nhật ký chung
3.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng điều hòa tại công ty
ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Suntech Việt Nam
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại bộ phận kế toán của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Suntech Việt Nam, cùng những cơ sở lý luận được đào tạo tại trường và nghiên cứu các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán hiện hành em thấy rằng bộ phận kế toán của Công ty còn tồn tại một số vấn đề. Do đó để hoàn thiện hơn công tác bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty em xin đưa ra một số đề xuất sau:
Về phần mềm kế toán: Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, máy móc đang dần thay thế con người. Trong kế toán việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí về lao động, thời gian... và đem lại dộ chính xác cao. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán có thể theo dõi một cách chi tiết, thuận tiện, hiệu quả cho việc kiểm tra tình hình hàng hoá, công nợ của khách hàng…như phần mềm FAST, MISA, ESOFT… Các phần mềm này được thiết kế phù hợp với chế độ kế toán và hình thức kế toán mà DN đang áp dụng với giá cả hợp lý. Chính vì vậy Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán, tiết kiệm thời gian và chi phí.
• Về vận dụng tài khoản kế toán:Công ty đã có những vận dụng các tài
khoản chi tiết đối với các khoản phải thu song lại chưa có các tài khoản chi tiết đối với tài khoản doanh thu. Do đó, Công ty nên mở chi tiết TK 511 thành các tài khoản cấp II và cấp III để thuận tiện cho việc quản lý và theo dõi doanh thu của từng nhóm hàng, mặt hàng.
Công ty nên mở chi tiết TK 511
TK 5111.1– Doanh thu bán hàng điều hòa Panasonic TK 5111.2– Doanh thu bán hàng điều hòa midea TK 5111.3– Doanh thu bán hàng điều hòa LG TK 5111.4- Doanh thu bán hàng điều hòa Samsung
Việc chia các tài khoản chi tiết này sẽ giúp công ty rất nhiều trong việc quản lý doanh thu bán hàng của từng loại điều hòa nhiệt độ từ đó có các chính sách bán hàng phù hợp để đẩy mạnh và phát triển kinh doanh.
• Về hoàn thiện sổ sách kế toán: Để thuận tiện hơn cho việc theo dõi chi tiết, cụ thể tình hình mua – bán hàng Công ty nên lập thêm Sổ chi tiết bán hàng (phụ lục số 20), các sổ Nhật ký đặc biệt như Sổ Nhật ký thu tiền theo mẫu số S03a1-
DN (phụ lục số 21), Sổ Nhật ký bán hàng theo mẫu số S03a3-DN (phụ lục số 22 ).Sổ chi tiết bán hàng theo nhân viên (Phụ lục số 23).
Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi Sổ chi tiết bán hàng::
- Nội dung: Là sổ chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu cho từng mặt hàng tiêu thụ.
- Kết cấu và phương pháp ghi sổ: Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán.
Cột E: Ghi số hiệu của tài khoản đối ứng với TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Cột 1, 2, 3: Ghi số lượng hàng hóa bán ra, giá bán chưa VAT của một đơn vị hàng hóa, tổng giá bán chưa VAT của số hàng đã bán.
Cột 4, 5: Ghi số tiền của các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…
Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ Nhật ký thu tiền:
- Nội dung: Là sổ Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của DN. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B…)
- Kết cấu và phương pháp ghi sổ: Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán.
Cột 1: Ghi số tiền thu được vào bên Nợ của tài khoản tiền được theo dõi trên sổ này như: Tiền mặt , tiền gửi ngân hàng…
Cột 2, 3, 4, 5, 6: Ghi số tiền phát sinh bên Có của các tài khoản đối ứng. Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ Nhật ký bán hàng:
- Nội dung: Là sổ Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng của DN như: Bán hàng hoá, bán thành phẩm, bán dịch vụ. Sổ Nhật ký bán hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng theo hình thức thu tiền sau (bán chịu). Trường hợp người mua trả tiền trước thì khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng cũng ghi vào sổ này.
- Kết cấu và cách ghi sổ: Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán.
Cột 1: Ghi số tiền phải thu từ người mua theo doanh thu bán hàng.
Cột 2, 3, 4: Mở theo yêu cầu của DN để ghi doanh thu theo từng loại nghiệp vụ: Bán hàng hoá, bán thành phẩm, bán bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ… Trường hợp DN mở sổ này cho từng loại doanh thu: Bán hàng hoá, bán thành phẩm, bán bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ… thì các cột này có thể dùng để ghi chi tiết cho từng loại hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư, dịch vụ. Trường hợp không cần thiết, DN có thể gộp 3 cột này thành 1 cột để ghi doanh thu bán hàng chung.
Cuối trang sổ, cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
• Về chính sách bán hàng:
- Để nâng cao doanh thu tiêu thụ hàng hoá Công ty có thể mở rộng phương thức bán hàng. Ngày càng đa dạng hoá, không chỉ bán qua hai hình thức truyền thống là bán buôn qua kho và bán lẻ hàng hoá, Công ty có thể gửi bán đại lý, bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho để giảm chi phí kho bãi và vận chuyển.
+ Phương thức gửi bán đại lý thì DN giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên đại lý sẽ trực tiếp bán hàng và thanh toán tiền cho DNTM và được hưởng hoa hồng đại lý bán.
Hạch toán như sau:
- Khi xuất kho sản phẩm hàng hóa giao cho đại lý phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kế toán ghi :
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán Có TK 156.
- Khi hàng hóa giao cho các đại lý đã được bán. Căn cứ vào bảng kê hàng đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng gửi về, kế toán lập hóa đơn:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán Có TK 3331: Thuế GTGT phải nôp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán ra:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi đi bán
- Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận đại lý:
Nợ TK 6421: Hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,131
+ Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng có hai hình thức:
Một là: hình thức bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: Doanh nghiệp bán buôn uỷ nhiệm cho bên mua trực tiếp đến nhận hàng ở bên cung cấp. Khi giao hàng xong có chữ ký xác nhận của bên mua. Trên chứng từ bán hàng thì số hàng này được coi là tiêu thụ. Việc thanh toán tiền hàng phụ thuộc vào hợp đồng ký. Chứng từ bán hàng sử dụng trong trường hợp này là hoá đơn bán hàng giao thẳng do doanh nghiệp lập 3 liên: một liên gửi cho bên mua, hai liên gửi cho phòng kế toán làm thủ tục thanh toán.Hạch toán như sau:
Nợ TK 131, 111, 112 Có TK 5111 Có TK 33311 Nợ TK 632 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331
Hai là: hình thức bán vận chuyển thẳng theo phương thức gửi hàng: Doanh nghiệp mua hàng của bên cung cấp xong sẽ chuyển thẳng cho bên mua bằng phương tiện vận tải tự có hoặc thuê ngoài để giao hàng cho bên mua tại địa điểm quy định trong hợp đồng. Chi phí vận chuyển do ai chịu tuỳ thuộc vào hợp đồng kinh tế đã ký. Số hàng chuyển đi chưa phải là tiêu thụ. Thời điểm hàng dược coi là tiêu thụ là khi doanh nghiệp mua hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán tiền hàng. Hạch toán như sau:
Nợ TK 157 Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331 Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 5111 Có TK 33311 Nợ TK 632
Có TK 157
- Đối với bán buôn qua kho Công ty nên chiết khấu thanh toán cho khách hàng trả chậm mà thanh toán trước thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng để khuyến khích việc mua hàng của khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ.
Hạch toán như sau:
Nợ TK 635(số tiền chiết khấu) Có TK 111,112,131
- Đối với bán lẻ hàng hoá thì Công ty có thể cung cấp thêm dịch vụ vận chuyển có tính phí, nhưng mức phí có thể ưu đãi đối với khách hàng mua hàng của Công ty.
Về chính sách chiết khấu: công ty nên ra các mức giá khác nhau đối với các phương thức thanh toán khác nhau, có thể ưu tiên thanh toán chậm đối với khách hàng lâu năm và mua hàng với khối lượng lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://webketoan.vn/ 2. http://tailieu.vn/
3. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp - PGS. TS Ngô Thế Chi
4. Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại – Trường đại học thương mại xuất bản năm 2011