Đặc điểm vùng văn hóa Kinh Bắc

Một phần của tài liệu HOÀNG CẦM - LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 29)

8. Cấu trúc luận án

1.3.1.Đặc điểm vùng văn hóa Kinh Bắc

Kinh Bắc được coi là cái nôi sinh thành dân tộc Việt, cái nôi của lịch sử dân tộc,

đất nước, là mảnh đất màu mỡ sản sinh và nuôi dưỡng văn hoá người Việt không chỉở Đồng Bằng Bắc Bộ, mà còn ở cả nước. Nơi đây phong cảnh hữu tình, có núi đồi, có sông ngòi, có đồng bằng rộng, bằng phẳng, thổ nhưỡng cao ráo thích hợp với canh tác nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Kinh Bắc là miền đất mang nhiều dấu ấn của các di tích về văn hóa, lịch sử và huyền thoại. Nếu bờ Bắc của sông Đuống là vùng đất phát tích vương triều Lý, triều đại khởi đầu nền văn minh Đại Việt, mở ra thời kỳđộc lập tự chủ lâu dài của dân tộc thì bên bờ Nam của sông Đuống lại đậm đặc dấu thiêng, truyền thuyết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ là Thủy tổ của người Việt Nam, mở ra thời đại các Vua Hùng dựng nước làm rạng rỡ non sông đất Việt. Thật hiếm có nơi nào như Thuận Thành - một huyện mà có đến ba Thủy tổ: Kinh Dương Vương - Thủy tổ dân tộc, Sĩ Nhiếp - Thủy tổ

nền Hán học và chùa Dâu - chùa Tổ của Phật giáo. Điều đó khẳng định nơi đây được coi là cái nôi văn hóa của dân tộc Việt.

Kinh Bắc với những lớp lang văn hóa của diễn trình lịch sử văn hoá Việt Nam

được ghi nhận/phản ánh với nhiều dấu tích còn lại và đang tiếp tục phát triển trong thời

đại ngày nay, chứng tỏ nơi đây là một vùng văn hoá với nhiều yếu tố vẫn còn nguyên giá trịđể khai thác, khám phá và nghiên cứu. Văn hoá Kinh Bắc đã ảnh hưởng trong sự phát triển chung của xã hội Việt Nam (vùng miền nói riêng, cả nước nói chung) về tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục... Trong đó, xét một mặt nào đấy (ví dụ văn

học nghệ thuật) - trên lĩnh vực văn học thì văn hoá Kinh Bắc có ảnh hưởng rất sâu đậm trong chiều sâu của lịch sử văn hoá tâm linh dân tộc.

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi xuất phát từ thực tế kết cấu địa lý và các đặc

điểm về văn hoá Kinh Bắc, lấy văn hoá Kinh Bắc là một vùng thẩm mỹđặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn học nghệ thuật của các tác giả quê ở Kinh Bắc và cả

một số tác giả người không phải gốc ở Kinh Bắc nhưng cũng có những cảm xúc thi ca mãnh liệt về vùng đất này, đặc biệt là trong sáng tác thơ Hoàng Cầm.

V v trí địa lý vùng Kinh Bc

Kinh Bắc xưa chủ yếu thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Vùng đất xứ Bắc được hình thành từ khi lập quốc, mang hiệu là Việt Thường, rồi Xích Quỷ. Trải qua các đời như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sau đó Hùng Vương thứ nhất mới rời lên Phong Châu (Phú Thọ), lấy Quốc hiệu là Văn Lang.

Thời Hùng Vương (thiên niên kỷ I Trước Công nguyên) dưới sự thống trị của nhà Tần (214 - 209 Trước Công nguyên Kinh Bắc thuộc bộ Vũ Ninh, bao gồm các vùng Tây Âu, Luy Lâu, Long Biên, Kê Từ của nhà nước Văn Lang. Dưới sự thống trị của phương Bắc - nhà Hán (110 - 210 ), triều Ngô, Tấn, Đường, thì Kinh Bắc có nhiều thay đổi với nhiều tên gọi và cương vực địa lý khác nhau.

Đến thời Lý- Trần gọi là Bắc Giang lộ và Như Nguyệt giang lộ. Cái tên “Kinh Bắc” theo sử chép là thấy từđời Trần. Lộ Bắc Giang cũng gọi là lộ Kinh Bắc. Vào năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Thái Tổ - người sáng lập ra triều Lê (1428 - 1788) đã chia cả nước ra làm năm đạo thì có Bắc đạo- là vùng Kinh Bắc. Năm Quy Thuận thứ bẩy (1466), khi Lê Thánh Tông tổ chức vương quốc thành Thừa tuyên và chia nước ra làm 13 đạo, ấn định bản đồ địa lý cả nước Nam thì có thừa tuyên Bắc Giang hay Kinh Bắc với 4 phủ và 19 huyện.

Trong Lch triu hiến chương loi chí, Phan Huy Chú cũng cho rằng Thừa tuyên Bắc Giang tới khi ấn định bản đồ mới đổi là Kinh Bắc. Nhưng trong DưĐịa Chí (1345) - Nguyễn Trãi đã viết: “Thiên Đức, Vệ Linh ở về Kinh Bắc”. Trong Đại Nam nht thng chí (q.19. Bắc Ninh) cho biết: “Đời Trần là lộ Bắc Giang, lại gọi là lộ Kinh Bắc”.

Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), Thánh Tông tổ chức lại đất nước thành 13 xứ. Kinh Bắc đạo trở thành Kinh Bắc xứ. Tổ chức này tồn tại cho đến cuối triều Lê. Đến thời Gia Long - người sáng lập ra triều Nguyễn (1802), chia đất nước thành 24 trấn, 4 doanh

và 2 thành. Kinh Bắc xứ mang tên là Kinh Bắc trấn. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi là Bắc Ninh phủ với 4 phủ, 2 phân phủ và 20 huyện.

Bản đồ hành chính Kinh Bắc vào những năm đầu thế kỷ XIX so với cuối những năm cuối thế kỷ XIX đã có những thay đổi lớn. Đặc biệt ở năm Đồng Khánh thứ 2 (1887), một số tổng đã được tách ra khỏi các huyện Siêu Loại, Gia Lâm và Lang Tài về

tỉnh Hưng Yên. 05 xã của Văn Giang được gộp vào tỉnh Hải Dương. Năm Thành Thái thứ 7 (1895), một số huyện của Kinh Bắc như Hiệp Hoà, Yên Dũng, Lục Ngạn, Yên Thế, Việt Yên và Hữu Lũng được tách ra thành tỉnh Bắc Giang với phủ Lạng Giang. Năm Thành Thái thứ 14 (1902) lại tách tiếp một số huyện nhưĐa Phúc và Kim Anh về

tỉnh Phúc Yên. Còn lại là tỉnh Bắc Ninh.

Từ kinh thành Thăng Long nhìn ra tứ trấn thì Kinh Bắc là vùng đất phía Bắc. Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, dù mang nhiều tên gọi, có diện tích khác nhau nhưng từ xưa đến nay, Kinh Bắc vẫn là vùng đất trung tâm của châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình, là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, cao thoáng, giàu nguồn nước, tiện cho việc làm ăn, cư trú, nhất là về canh tác nông nghiệp. Kinh Bắc cũng là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời cũng là bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, đấy “chính là thời phát sáng rực rỡ văn minh Đông Sơn Việt cổ, rồi là thời giao thoa văn hoá Việt - Hán để sinh thành ra văn minh Đại Việt thời trung đại” [149, tr.154].

Kinh Bắc là vùng đất của nhiều núi và sông, đây cũng là những giới hạn địa lý tự

nhiên ngăn cách với các vùng lân cận. Phía Bắc, ngăn cách với địa phận tỉnh Lạng Sơn có dãy núi Bảo Đài. Phía Nam ngăn cách với Quảng Ninh và Hải Dương là dãy Huyền

Đinh và Yên Tử. Phía Tây ngăn Hà Nội bởi con sông Hồng...

Cảnh quan Kinh Bắc rất sinh động và phong phú, có đồng bằng phì nhiêu, là nơi gặp gỡ của các mạch giao thông đường thuỷ và đường bộ Nam - Bắc, Đông - Tây, tạo thuận lợi cho giao thương, tiếp xúc kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các vùng lân cận. Thế sông ngòi dày đặc chen lẫn gò đồi, núi rừng rải rác vừa tạo thế hiểm trở cho vùng đất là phên dậu của kinh thành Thăng Long, lại rất thuận tiện cho việc làm ăn, phát triển kinh tế. Sông núi đã quy vùng ôm lấy một quê hương có nhiều cánh đồng rộng mỏi cánh cò. Giữa những cánh đồng bát ngát ấy, có khi nổi lên những ngọn đồi thoai thoải, trong đó là một cảnh chùa tĩnh mịch cổ kính, hoặc

những xóm làng xanh tươi... len lách trong quê hương quan họ lồng bóng trong nhiều dòng sông thơ mộng.

Chảy qua vùng Kinh Bắc có ba con sông chính là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam hợp thành hệ thống sông Thái Bình, lại có nhánh sông là sông Đuống chảy từ sông Hồng sang nên đất đai càng mang nhiều màu mỡ, tạo điều kiện cho dân cư

tập trung làm ăn, buôn bán, giao thương. Trên triền các bờ sông là các làng nghề nổi tiếng, trong DưĐịa Chí, phần Kinh Bắc, Nguyễn Trãi có viết về sựđa dạng trong các làng nghề truyền thống: “...Ở vùng đất ấy, đất thì trắng, mềm, ruộng thì vào hạng thượng thượng. Làng Bát Tràng làm đồ bát chén, làng Huê Cầu nhuộm thâm, huyện Hữu Lũng có mía, huyện Yên Thế có tên nỏ và vôi...” [139, tr.33], hoặc các làng nghề khác như

Gốm Thổ Hà, Gốm Phù Lãng, Gốm Làng Ngòi, tranh Đông Hồ... Trong khi đó, ở Phủ

Lạng Giang núi rừng chen lẫn khe động sâu thẳm, tạo thế hiểm trở trong việc xây dựng phòng tuyến chống giặc phương Bắc, đây là nơi diễn ra chủ yếu các cuộc chặn đánh và truy quét kẻ thù bành trướng xâm lược từ phương Bắc tràn xuống qua các thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh...; từng ghi nhiều chiến công nổi tiếng như: chiến công trên chiến tuyến sông Như Nguyệt (thời Lý), ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên (thời Trần), trận Xương Giang (thời Lê), trận ải Nội Bàng- Xa Lý, bến Bình Than (thời Trần),... “Kinh Bắc xưa là bộ Vũ Ninh... Đấy là trấn thứ tư trong 4 kinh trấn và đứng đầu phên dậu phía Bắc” [139, tr.32]. Vị trí và vai trò ấy trong suốt thời kỳ lịch sử của dân tộc cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến nay vẫn không thay đổi.

Đến thời Pháp thuộc, địa vực hành chính Kinh Bắc được chia làm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nhưng dù sao vẫn nằm trong vùng Kinh Bắc, hình thành và phát triển văn hoá với những đặc trưng và bản sắc riêng.

Bên cạnh những huyền thoại về khởi nguồn của dân tộc ta, Kinh Bắc còn có cả

một kho tàng truyền thuyết, thần tích, thần phả và hệ thống thờ tự các bộ tướng của vua Hùng. Bên cạnh đó, vùng đất này còn nổi tiếng về truyền thống hiếu học, khoa bảng, về

di tích lịch sử văn hoá với những danh lam thắng cảnh, những lễ hội truyền thống, những phong tục về nếp sống cổ truyền của dân tộc, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của đất nước, là “phên dậu” của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Về vùng văn hoá Kinh Bắc là về với quê hương “ngàn năm văn hiến” của dân tộc, một vùng văn hoá có những bản sắc riêng và giữ vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển của nền văn hoá Việt Nam.

Điu kin hình thành bn sc văn hóa Kinh Bc

Kinh Bắc là một vùng quê có nhiều đặc trưng văn hóa. Trên vùng châu thổ sông Hồng nặng phù sa, xanh rờn ngô lúa, xóm làng quần tụ bao đời, là một vùng lịch sử và văn hóa cổ, nơi đây có truyền thống khoa bảng và lưu giữ được những truyền thuyết, huyền thoại đẹp với bao di tích đình, đền, chùa, lăng, mộ cổ kính vào bậc nhất so với nước và các lễ hội dân gian truyền thống. Vùng đất này chẳng những là nơi trù phú về

kinh tế, mà còn từng là trung tâm Phật giáo của cả nước, là trung tâm giao lưu văn hóa, là quê hương của đất trăm nghề, là nơi có phong cảnh nên thơ với những cánh đồng bát ngát, những dãy đồi thoai thoải, những dòng sông uốn mình chảy êm đềm. Ai đã một lần về Kinh Bắc, đều cảm nhận được chất thơ nơi xứ sở cổ kính bậc nhất đất nước, nơi lắng

đọng phù sa văn minh suốt thời kỳ mở nước, dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ những tìm hiểu về khái niệm bản sắc văn hóa và văn hóa Kinh Bắc, chúng tôi nhận thấy: Bản sắc văn hóa Kinh Bắc là kết tinh những giá trị văn hóa đặc sắc, đậm đặc của vùng Kinh Bắc. Nó được hình thành, tồn tại, phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước và biểu hiện ở các sắc thái văn hóa như: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cộng đồng, tinh thần lạc quan, cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóa…, tính duy trì trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên… Bản sắc văn hóa Kinh Bắc được thể hiện ở những đặc trưng tiêu biểu, những đặc trưng ấy nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử trường kỳ của quê hương Kinh Bắc và lịch sử dân tộc cũng giống nhưở bất cứ nơi đâu, ở bất kỳ vùng quê nào trên đất nước Việt Nam. Song vốn là một trong những cái nôi sinh thành dân tộc và văn hóa Việt Nam thì các yếu tốđó dường như biểu hiện một cách đậm đặc hơn, rõ nét hơn.

Đặc đim văn hóa vùng Kinh Bc

“Vùng văn hoá”, “loại hình văn hoá”, “trung tâm văn hoá” là những khái niệm cơ bản thuộc về chuyên ngành lý luận, đặc biệt được đề cập chủ yếu trong cuốn “Trung tâm văn hoá của CL. Wisler. Xuất phát từ thực tế quá trình nghiên cứu của CL. Wisler, tác giả cuốn sách đã từ bỏ cách tiếp cận vùng văn hoá từ một đặc trưng hạn hẹp là những nhân tố chính, đi đến chỗ xem xét nó trên cơ sở một tập hợp chính, rồi xem xét bản chất nội tại của vấn đề trên cơ sở những giá trị đồng ứng về yếu tố văn hoá. Từ những giá trịđồng ứng về văn hoá đó mà ta chọn lựa những toa văn hoá mang yếu tốđặc trưng để khẳng định đó chính là “típ đặc trưng cho văn hoá vùng” hay “loại

hình văn hoá” của vùng. Rõ ràng đây là một bước tiến có giá trị khẳng định về mặt khoa học luận của CL. Wisler.

Cũng theo CL. Wisler trong quan niệm vềS la chn chuyên môn hoá, của các vùng văn hoá khác nhau giống như là một trong những nhân tố góp phần tạo nên sắc thái riêng của các vùng văn hoá. Nhìn chung, có nhiều quan niệm và nhiều cách phân vùng văn hoá Việt Nam. Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn (1995) phân thành 8 vùng,

Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận (1995) phân thành 9 vùng, trong khi Trần Quốc Vượng và Chu Xuân Diên đều chia thành 6 vùng với đôi chút khác biệt. TrongVăn hoá vùng và phân vùng văn hoá Vit Nam (1993), Ngô Đức Thịnh đã phân chia Việt Nam có 7 vùng văn hoá với những đặc trưng văn hoá tiêu biểu theo vùng miền, gồm: Vùng văn hoá Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, vùng văn hoá Việt Bắc, vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Bắc trung bộ, vùng văn hoá đồng bằng duyên hải Bắc trung bộ, vùng văn hoá duyên hải Trung và Nam trung bộ, vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên, vùng văn hóa Nam bộ. Trong vùng văn hóa Đồng bằng Bắc bộ, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới văn hóa Kinh Bắc. Bởi lẽ, vùng đất xứ Bắc- Kinh Bắc vốn là một cái nôi văn hoá của người Việt. Qua các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Ninh cho thấy đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là một bộ phận cốt lõi của Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc... Từ mấy nghìn năm trước, người Việt cổđã cư trú và lập làng ở ven các bờ sông Cầu, sông Đuống, sông Thương, sông Ngũ Huyệt Khê, sông Tiêu Tương và đặc biệt là sông Dâu... Đời sống chủ yếu dựa trên quá trình canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại Man Nương bên dòng sông Dâu, ông Đùng, bà Đoàng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ... Những câu chuyện về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu, Cao Lỗ và Cổ Loa thành... Cùng với hệ thống truyện thần thoại, truyền thuyết là hàng loạt các di tích đậm đặc, nơi đây đã hội tụđược đầy đủ các nhân tố lịch sử, về quan hệ nguồn gốc, những đặc trưng, biểu tượng văn hoá của cộng đồng người Việt, hơn nữa lại được coi là

Chn T của Phật giáo Việt Nam. Vẫn còn đó là cả một hệ thống lăng, đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - ông cha của Hùng Vương thứ nhất; mộ của các quan lại nhà Hán; lăng, đền thờ Sĩ Nhiếp... là một minh chứng rõ nét cho bề dày văn hóa nơi

Một phần của tài liệu HOÀNG CẦM - LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 29)