Quan niệm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn họ c

Một phần của tài liệu HOÀNG CẦM - LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 115)

8. Cấu trúc luận án

3.1.2. Quan niệm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn họ c

Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) trước hết là nói đến ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, trong văn bản chính luận để cho lí lẽ và lập luận có sức thuyết phục, lay động lòng người, người viết vẫn có lúc dùng những từ ngữ và biết những câu văn có tính hình tượng cụ thể và giàu sức biểu cảm.

Tuy nhiên, cần phân biệt ngôn ngữ nghệ thuậtngôn ngữ sinh hoạt. Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,... đáp

ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, những cũng có thểở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.

Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân chia làm 3 loại: Ngôn ngữ tự

sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự…; Ngôn ngữ trong ca dao, vè, thơ

(nhiều thể loại khác nhau),…; Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng,… Mỗi loại trên có thể chia thành nhiều thể. Trong các thể loại này, các phương tiện diễn đạt có tính nghệ thuật đan xen lẫn nhau để người đọc thẩm bình, thưởng thức, giao cảm: hoặc là cái hay của âm điệu, hoặc vẻđẹp chân thức sinh động của hình ảnh, hoặc những cảm xúc chân thành gợi ra những nỗi niềm vui, buồn, yêu, thương trong cuộc sống. Theo đó, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin, mà điều quan trọng là nó thực hiện chức năng thâm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩở

người đọc, người nghe. Ngôn ngữ nghệ thuật tuy lấy ngôn ngữ tự nhiên, hằng ngày làm chết liệu nhưng khác với ngôn ngữ hằng ngày ở chức năng thẩm mĩ. Chính cái phẩm chất thẩm mĩ mà nó có được ấy là do sự lựa chọn, xếp đặt, trau chuốt, tinh luyện của người sử dụng theo các mục đích thẩm mĩ khác nhau, hay nói cách khác là theo ý đồ của người nghệ sĩ khi sử dụng.

Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn học, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó là ngôn ngữđược tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật của bản chất xã hội thẩm mỹ.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ toàn dân tộc đã được nghệ thuật hoá. Ngôn ngữ đã được hình thành, chọn lọc, gọt giũa, trau chuốt… và đặc biệt ngôn ngữấy phải đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ, xúc cảm được nhận biết thông qua những rung động tình cảm. Điều đó khác hẳn với những xúc cảm của khoa học - những rung động thuần túy thông qua suy lý và chứng minh.

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật. Bất kỳ một tác phẩm văn học chân chính nào cũng đều được viết hoặc kể bằng lời. Ở phương diện thể

loại văn học có lời thơ, lời văn. Ở phương diện chức năng và các thành phần cấu tạo của lời văn nghệ thuật có lời tác giả, lời nhân vật, lời trực tiếp, lời gián tiếp… nói chung là lời văn. Lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Lời văn thực chất là một dạng ngôn từ tự nhiên đã được nhà văn tổ chức theo quy luật nghệ thuật về mặt nội dung, phương pháp, thể loại, được đưa vào hệ thống giao tiếp khác mang chức năng khác (không phải giao tiếp thông thường như lời nói thông thường). Nó mang những giá trị đặc biệt, vừa truyền tải dung lượng thông tin nhất định, vừa mang tính thẩm mỹ cao. Ngôn ngữở vị trí trung tâm của văn học nghệ thuật luôn thể hiện được cái phông văn hóa và tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

Ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của con người không phải là ngôn từ nghệ

thuật, bởi ngôn từ nghệ thuật là ngôn từđược lựa chọn, được tổ chức thành văn bản cố định, sao cho nói một lần mà có thể giao tiếp mãi mãi. Ngôn từ nghệ thuật có chức năng

đặc biệt trong việc giúp nhà văn hình thành nên tác phẩm nghệ thuật của mình. Đối với mỗi nhà văn chân chính thì việc lựa chọn ngôn từ sao cho hợp lý với phong cách nghệ

thuật của mình là một điều rất quan trọng, bởi thông qua ngôn từ nghệ thuật mà nhà văn

Tuy nhiên việc lựa chọn ngôn từ nghệ thuật cho những tác phẩm văn học của mình lại không phải là một việc mà nhà văn đó có quyền tự quyết định. Ngôn từ nghệ thuật của mỗi nhà văn do yếu tố văn hoá cá nhân, tài năng nghệ thuật, môi trường sống và mục

đích sáng tác chi phối. Ngôn từ nghệ thuật ghi dấu ấn của cá nhân nhà văn vào trong từng câu chữ. Văn hoá chi phối đến phong cách nghệ thuật của nhà văn và vì vậy chi phối đến ngôn từ nghệ thuật của nhà văn đó.

Việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật là một phương diện quan trọng giúp nhà văn sáng tác, qua đó làm phong phú thêm cho ngôn từ nghệ thuật và ngôn ngữđời sống. Việc tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật của nhà văn giúp người đọc có trong tay một chìa khoá quan trọng để khám phá thế giới nghệ thuật sáng tác cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn đó. Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương. M.Gorky đã nói: Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. F.de Saussure trong Giáo trìnhNgôn ng hc đại cương

đã đưa ra luận điểm: “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hệ thống ký hiệu biểu đạt tư tưởng. Ngôn ngữ là sự hiện thực hoá của tư tưởng” [153]. Trong H tư tưởng Đức, Mác và Ăng ghen cho rằng: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho người khác nữa, và như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ nảy sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” [154, tr.8]. Về ngôn ngữ thơ ca, trong M hc, Hêgel đã nêu lên ba đặc

điểm sau: thứ nhất là việc sáng tạo; thứ hai là trật tự các từ hay là hình tượng ngôn ngữ; thứ ba là cấu trúc các trường cú. Có thể nói đây là ba đặc trưng quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ ca.

Trong tác phẩm văn học nghệ thuật thì ngôn ngữđược coi là yếu tố quan trọng. Ở

mỗi thể loại đều có những đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo. Mỗi nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm, bên cạnh việc sáng tạo ra hệ thống nhân vật, hệ thống hình tượng, thế

giới nghệ thuật... thì cũng đồng thời sáng tạo hệ thống lời văn, lời thơ. Tuy nhiên, đó là lời văn, lời thơ của cá nhân tác giảấy, theo phong cách của từng cá nhân mỗi người để

tạo nên phong cách nghệ thuật riêng biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và các biểu tượng trong sáng tác. Như vậy, sáng tạo văn chương cũng đồng thời là quá trình sáng tạo ra một hệ thống ngôn ngữ. Nghiên cứu tư duy nghệ thuật của một nhà văn nhà thơ chính là nghiên cứu xem nhà thơ đó tư duy như thế nào trên chất liệu ngôn ngữ và các hình tượng nghệ thuật. Là một thành tố văn học, ngôn ngữ trong văn chương nói

chung đã tồn tại như một phương tiện để bảo tồn gìn giữ, phát huy và sáng tạo văn hoá hữu hiệu. Một ngôn ngữ dân tộc vốn là kết quả của sự phát triển văn hoá, lịch sử, con người của cả dân tộc ấy. Do vậy trong ngôn ngữ dân tộc có sự mã hoá toàn bộ những trải nghiệm văn hoá - lịch sử của dântộc.

Bắt nguồn từ ngôn ngữ trong dân gian, ngôn ngữ trong văn hoá Quan họ, qua lăng kính chủ quan của mình, Hoàng Cầm đã chọn lọc, gọt giũa, tái tạo và không ngừng sáng tạo ngôn ngữ Việt để cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn, trong sáng, giàu giá trị biểu vật, biểu cảm và tầng sâu giá trị thẩm mỹ. Và quan trọng hơn, ngôn ngữ thơ

Hoàng Cầm đã trở thành phương tiện, hình thức để biểu đạt những giá trị, những biểu tượng văn hoá vùng quê Kinh Bắc, ngôn ngữ thơ ông không dàn trải mà vẫn chồng xếp

được nhiều tầng ý nghĩa. Nhà thơ sáng tác theo kiểu vô thức, xúc cảm theo dòng tâm tưởng để hiện lên đầy những biến động của tâm lý, nên ngôn ngữ nhiều khi rời rạc tưởng chừng như cách xa, không ăn nhập gì với nhau, nhưng thực ra lại có cấu trúc chặt chẽ, không hề ngẫu nhiên hay lỏng lẻo... Thái độ và tinh thần làm việc đặc biệt của thi nhân đã lựa chọn cho mình cách biểu đạt bằng hệ thống hình tượng liên kết nhiều kênh ngôn ngữ có dấu ấn riêng hết sức độc đáo. Đó là hình tượng ngôn ngữ của văn hoá Quan họ có chiều sâu ngữ nghĩa, được mỹ lệ hoá, làm đẹp hơn những gì vốn quen thuộc, bình thường...

Ngôn ngữ văn hoá quan họ như một thứ phù sa màu mỡ lắng đọng trong hồn thơ

Hoàng Cầm, là thứ làm nên bờ bãi của Quê hương ta lúa nếp thơm nồng/ Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp (Bên kia sông Đung). Cái thế giới ngôn ngữ văn hoá quan họ tình tứ, réo rắt ấy như mời gọi, thắt buộc lòng người, duyên dáng trữ tình đẹp như tranh làng Hồ, nền nã như những liền chị quan họ… Tất cảđược dồn nén trong cảm xúc thơ ông, mà tình cảm, cảm xúc trong thơ là cái cần thiết nhất, nó tạo cho tác giả những xúc cảm tuôn trào, để suối nguồn ngôn ngữ sẽ lấp lánh theo sau. Tiếng thơ, hồn thơ Hoàng Cầm cất lên nhưđể chuyên chở một nền văn hoá, văn hiến quan họđất Kinh Bắc đi hội nhập với nền văn hoá trong cả cộng đồng văn hoá Việt.

Hoàng Cầm là một trong những điển hình về sự nghiêm túc trong việc nỗ lực lao

động nghệ thuật, nhất là trong việc sáng tạo ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm, chúng tôi nhận thấy có những đặc điểm nghệ thuật đáng lưu ý sau:

Một phần của tài liệu HOÀNG CẦM - LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)