Đặc trưng vùng văn hoá thẩm mỹ Kinh Bắc trong ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu HOÀNG CẦM - LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 119)

8. Cấu trúc luận án

3.2. Đặc trưng vùng văn hoá thẩm mỹ Kinh Bắc trong ngôn ngữ nghệ thuật

Hoàng Cầm

Hoàng Cầm

Kinh Bắc nổi tiếng. Thơ ông có sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ

bác học, trong đó yếu tố dân gian được thừa kế từ ngôn ngữ Quan họ là chủ yếu. Do hồn quê đọng lại những làn điệu dân ca phóng khoáng trong tâm hồn ông nên bút pháp Hoàng Cầm đã thể hiện được sựđộc đáo, súc tích, ngôn ngữ thơ tinh luyện đầy biến ảo, cấu tứ phóng túng, câu cú tung ra hay tạo sự bất ngờ… tạo nên một phong cách rất riêng Hoàng Cầm, tạo nên nét riêng so với các tài tử khác ở trấn Kinh Bắc.

So với các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác như hát xoan, hát ghẹo, hát chèo, hát ca trù, hát ví dặm, hát Thường Thang, hát tuồng, cải lương, ... thì hát Quan họ

có thời gian tồn tại lâu đời nhất (tuổi thọ hàng ngàn năm). Điều đó đã chứng minh hát Quan họ là một nét văn hóa bản địa không những không bị phong kiến phương Bắc đồng hóa, tiêu diệt, mà ngược lại vẫn phát triển nhờ bản sắc riêng và sức sống của nó trong tư

duy dân tộc và tâm hồn người dân vùng Kinh Bắc. Khẳng định được về mặt thời gian, Quan họ len lỏi vào không gian của vùng miền, luồn lách qua các sông ngòi, bao quanh các núi đồi, đình chùa, thôn làng Kinh Bắc để hoà cùng đời sống sinh hoạt văn hóa, phong tục của nhân dân.

Lời ca Quan họ gắn với nếp sống, sinh hoạt, những tập tục, lề thói đã kết tinh tâm hồn, tình cảm và những ước mơ khát vọng cao đẹp về nhiều mặt của người Kinh Bắc. Nhờ thế, Quan họđã hun đúc lên một bản lĩnh Văn hóa vùng hết sức độc đáo và là linh hồn của văn hóa Kinh Bắc. Nơi đây có 49 làng Quan họ cổ với khoảng 200 làn điệu,

được hát suốt bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Quan họ giống như bầu khí quyển đặc thù của lối sinh hoạt văn nghệ dân gian vùng đất này, nó còn có một lối giao tiếp hết sức văn hoá từ phong độ lịch sự, trang nhã bên ngoài cho đến ngôn ngữ, cử chỉ cả khi đứng, ngồi, mời chào… đều biểu thị sự tôn trọng quý mến: Mấy khi khách đến chơi nhà/ Đốt than quạt nước chuyên trà khách xơi/ Trà này ngon lắm người ơi/ Mỗi người mỗi chén, bõ công tôi chuyên trà (Li ca Quan h).

Một phần của tài liệu HOÀNG CẦM - LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)