d. 9 9; 100 1 000 ;1 001 Ta lấy số đã cho trừ đi một đơn vị
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I Mục tiêu :
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Dao Mông, . . Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và tranh phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa
HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ
- Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi HLS
Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
III.Các hoạt động dạy-- học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:1p
2,Kiểm tra bài cũ : 5p
- Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam và cho biết nó có đặc điểm gì?
- Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới: 39p a.Giới thiệu: b.Nội dung:
+ HLS nơi cư trú của một số dân tộc ít người
Hoạt động1: Đặc điểm tiêu biểu về dân cư ở HLS
- Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
- Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn ?
- Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao. - Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
- Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì ? Vì sao?
-
Kết luận: HLS là nơi có dân cư thưa thớt.
Ở đây có các dân tộc ít người như: Dao, Thái, Mông...
Hoạt động 2: + Bản làng với nhà sàn
GV yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý sau : - Bản làng thường nằm ở đâu?
- Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
- Vì sao 1 số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn - Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
- Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay
- HS trả lời -HS nhận xét
Đàm thoại
- Dân cư ở Hoàng Liên Sơn thưa thớt hơn đồng bằng
- Dân tộc Dao , Mông , Thái … - Dân tộc Thái , Dao , Mông - Vì họ ít người
- Ở những vùng núi cao , người dân chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng ngựa vì dường giao thông chủ yếu là đường mòn
- HS nhận nhiệm vụ Ở sườn núi , thung lũng - Ít nhà
- Để tránh ẩm thấp và thú dữ - Gỗ , tre , nứa . . .
- Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói Lắng nghe
đổi so với trước đây?
GV sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Dân cư thường sống tập trung
thành bản.Có một số dân tộc sống ở nhà sàn
Hoạt động 3: Chợ phiên , lễ hội , trang phục
GV: Chợ phiên họp những ngày nhất định . Vào những ngày này chợ thường rất đông vui
GV treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận
+ N 1:Nêu những hoạt động trong chợ phiên? Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ?
+ N2: Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa vào hình 3) . Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS
+ N3:Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ N4: Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6
Hãy mô tả trang phục của người Thái , Dao , Mông : Bỏ
Kết luận: Nét văn hoá đặc sắc của người
dân nơi đây là chợ phiên. Có nhiều lễ hội truyền thống . Họ có những bộ trang phục được may thêu rất công phu.
4. Củng cố – dặn dò :5p
- GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội… của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Liên hệ : Ở mỗi vùng có truyền thống văn hoá riêng , chúng ta cần tôn trọng , giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
- Các nhóm nhận việc và thảo luận theo nhóm
- Mua bán , giao lưu văn hoá , gặp gỡ , kết bạn . . .; hành thổ cẩm , rau , măng -Vì đây là những sản phẩm do dân tự làm và khai thác ở rừng .
Hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng …
- Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân với hoạt động: thi hát , múa sạp , ném còn …
- Trang phục có màu sắc sặc sỡ được may thêu trang trí rất công phu
Đại diện nhóm trình bày . Nhận xét bổ sung
- Hs nối tiếp nhau nêu lại
Rút kinh nghiệm:Phù hợp với hoc sinh Mi
̃ thuật