Chất lượng hàng hóa đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm nhất là trong ngành sản xuất thực phẩm, nó đang trở thành một lợi thế to lớn trong việc chiếm lĩnh thị trường, một công cụ hữu hiệu của cạnh tranh. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho chất lượng sản phẩm bằng cách thay đổi công nghệ, máy móc trang thiết bị, đưa vào áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thành công bởi hướng đi này, nhiều doanh nghiệp sau khi áp dụng thành công các hệ thống quản lý chất lượng nhưng kết quả đạt được chưa cao. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho việc đó, trong đó có thể nói việc thiếu kiểm tra đánh giá, hoặc kiểm tra đánh giá chưa toàn diện của lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chính.
Tăng cường hiệu lực các cuộc đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty nghĩa là tăng cường sự nghiêm túc, khả năng bao quát và hiệu quả trong công tác đánh giá. Đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là việc công ty tổ chức một cuộc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý chất lượng, kiểm tra giám sát các CCP, việc thực hiện chương trình sản xuất tốt GMP, các quy phạm vệ sinh SSOP, cũng như yêu cầu của các hệ thống HACCP đã áp dụng tại công ty.
Việc đánh giá cần được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào cho tới quá trình phân phối sản phẩm đầu ra. Kết quả đánh giá của mỗi khâu sẽ được ban thanh tra tổng hợp và báo cáo lên ban lãnh đạo của công ty. Để việc đánh giá ở mỗi khâu được chính xác và đầy đủ, cần phải sử dụng những công cụ hỗ trợ như những thiết bị đo nồng độ hóa chất trong nguyên vật liệu, những thiết bị đo độ ẩm, nhiệt độ…để có thể đưa ra những kết quả chính xác. Bên cạnh đó cũng cần sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo trong quá trình thanh tra đánh giá chất lượng nội bộ, có như thế cuộc đánh giá mới đem lại hiệu quả cao.
Sau khi kết thúc cuộc đánh giá tất cả các văn bản của quá trình đánh giá phải được lưu lại, để có những cơ sở cho quá trình thực thi khắc phục những khó khăn và tồn tại, cũng như là mốc để so sánh với kết quả đánh giá của lần đánh giá tiếp theo có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá.
Hoạt động đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là việc làm không thể thiếu trong quá trình quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở bất kỳ một công ty nào. Đặc biệt khi công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP thì hoạt động này là rất cần thiết, nó giúp công ty kiểm tra được những những điểm nào đã đạt được, dã đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, những điểm nào chưa thực hiện đồng thời hát hiện những thiếu sót, những khó khăn hạn chế trong quá trình thực hiện duy trì hệ thống HACCP, kiểm soát tốt các CCP cũng như ngăn ngừa những mối mguy tiềm ẩn có thể sảy ra. Ví dụ như việc kiểm tra chất lượng nguyen liệu đầu vào giúp công ty xác định được nguyên vật liệu có còn dư hóa chất không để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hệ thống HACCP áp dụng vào doanh nghiệp nhằm đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nó giúp công ty xác định và ngăn ngừa các mối nguy hại có thể xảy ra và gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó để hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP đạt kết quả cao thì cần phải đảm bảo rằng những cuộc đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty cũng phải được thực hiện nghiêm túc ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Quá trình đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phải chỉ ra được những điểm nào chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, những CCP đã được kiểm soát tốt chưa, có xuất hiện thêm CCP mới không, khâu nhập nguyên liệu đầu vào đã thực hiện tốt chưa có loại bỏ được hết những nguyên liệu không đạt yêu cầu không? Khâu sản xuất có thực hiện đúng quy trình sản xuất không? Khu vực sản xuất có đảm bảo vệ sinh không? Từ đó mới thấy được những điểm nào đã đạt và còn những điểm nào chưa đáp ứng yêu cầu để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.