nhân viên thuộc phòng quản lý chất lượng, 4 nhân viên phòng sản xuất. Hoạt động đào tạo của công ty được thực hiện qua việc mời các chuyên gia về quản lý chất lượng và HACCP đến công ty để trao đổi, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm về quản lý chất lượng và quản lý chất lượng theo HACCP. Bên cạnh đó các nhân viên ở các bộ phận khác cũng được cung cấp kiến thức về HACCP thông qua quá trình truyền đạt lại của những người được đào tạo và qua hội thảo với các chuyên gia.
Ngoài những đợt đào tạo theo yêu cầu kinh doanh thì công ty cũng tổ chức đào tạo cho nhân viên mới sau khi tyển dụng nhằm hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng các yêu cầu, quy định của công ty cũng như các yêu cầu về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và HACCP. Đối với những nhân viên mới khi được tuyến dụng vào công ty sẽ được đào tạo mới nhaằm cung cấp cho họ những kiến thức về HACCP để họ hiểu và thực hiện tốt những yêu cầu của HACCP. Nhằm tiết kiệm chi phí đào tạo cũng như giúp hoạt động đào tạo dễ dàng lãnh đạo công ty đã cử những người đã có kinh nghiệm và hiểu biết về HACCP ngay tại công ty trực tiếp đào tạo hướng dẫn những nhân viên mới này. .
Tuy nhiên có thể thấy kế hoạch đào tạo của công ty chưa tốt thể hiện ở số lượng nhân viên được đào tạo hàng năm. Với số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 160 nhưng mỗi lân công ty chỉ tổ chức đào tạo 10 người, như vậy là quá ít so với yêu cầu của hoạt động quản lý chất lượng.
3.3.3.3. Hoạt động thanh tra hoạt động thực hiện quản lý chất lượng theoHACCP HACCP
Hàng năm vào cuối năm khi công ty tiến hành tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của năm đã qua, công ty thường tổ chức hoạt động đánh giá lại chất lượng nội bộ, chất lượng việc thực hiện QLCL theo HACCP.
Hoạt động đánh giá chất lượng hệ thống HACCP của công ty được thực hiện như sau:
Lập ban
(Nguồn: phòng QLCL)
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quá trình đánh giá chất lượng hệ thống HACCP của công ty TNHH
chế biến hoa quả Hồng Lam.
Hoạt động đánh giá chất lượng HACCP của công ty được thực hiện mỗi năm một lần mỗi lần cách nhau 12 tháng. Ban lãnh đạo lập kế hoạch đánh giá chất lượng cho từng đợt cụ thể. Khi thực hiên đánh giá trưởng ban đánh giá thông báo cho các phòng ban về phương pháp, phạm vi, nội dung đánh giá để tạo thuận lợi cho việc đánh giá.
Nội dung đánh giá thường là việc tuân thủ các chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm, việc thực hiện các mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm, đánh giá công tác thực hiện việc kiểm soát các CCP, các hành động khắc phục phòng ngừa. Đánh giá hoạt động lưu trữ hồ sơ, hoạt động kiểm soát và cập nhật tài liệu về HACCP. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng cường hiệu lực của hệ thống HACCP của công ty. Ví dụ như đánh giá công tác lưu trữ và cập nhật tài liệu về HACCP, ban thanh tra sẽ tiến hành kiểm tra lại danh mục tài liệu, xác định xem có bao nhiêu tài liệu mới được cập nhật, bao nhiêu tài liệu lỗi thời, đã hủy bỏ bao nhiêu, tài liệu có được sắp xếp khoa học hợp lý không? Từ đó sẽ có những điều chỉnh trong năm tới.
Cuối đợt trưởng ban đánh giá lập báo cáo đánh giá chất lượng và gửi lên ban lãnh đạo. Sau khi đánh giá công ty sẽ thực hiện hoạt động khắc phục và điều chỉnh để duy trì và cải tiến chất lượng cũng như chất lượng thự hiện hệ thống QLCL theo HACCP để từ đó có những điều chỉnh cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực của hệ thống QLCL theo HACCP. Ví dụ với hoạt động kiểm soát và lưu trữ tài liệu nếu tài liệu đã được cập nhật đầy đủ tuy nhiên việc sắp xếp chưa hợp lý sẽ được sắp xếp lại, tài liệu đã lỗi thời không phù hợp cho hoạt động quản lý cần được loại bỏ…
Tuy nhiên theo đánh giá của nhân viên thì các cuộc đánh giá chất lượng của ban lãnh đạo vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn và vẫn gặp một số khó khăn khi thực hiện công tác đánh giá. Cụ thể là: việc thực hiện thông báo trước khi đánh giá có thể gây ra hiện tượng thiếu trung thực khách quan trong đánh giá, vì mục đích ganh đua giữa cán bộ của các phòng ban về thành tích có thể cản trở hoạt động đánh giá làm cho hoạt động đánh giá thiếu khách quan và giảm độ chính xác. Ban thanh tra đánh giá
còn thiếu kinh nghiệm trong đánh giá chất lượng, nguyên nhân có thể do kiến thức về HACCP còn chưa sâu rộng điều đó gây cản trở công tác đánh giá, và làm cho công tác đánh giá không mang lại kết quả cao nhất.