Phân tích thực trạng thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng dệt may gia công cho thị trường Mỹ của công ty May Formostar Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng dệt may gia công cho thị trường Mỹ của công ty May Formostar Việt Nam.DOC (Trang 27)

may gia công cho thị trường Mỹ của công ty May Formostar Việt Nam.

Sau khi thực hiện phát phiếu điều tra tới các bộ phận trong công ty thì số phiếu thu được với kết quả điều tra trắc nghiệm là 8/10 phiếu.

* Đánh giá chung về quy trình thực hiện thủ tục hải quan.

Bảng 3.3 Bảng đánh giá các bước trong quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng dệt may gia công của công ty May Formostar đối với thị trường Mỹ( đánh giá từ 1đến 4 với 1: tốt nhất, 4: kém nhất)

STT Các bước quy trình thủ tục hải quan Mức điểm TB

1 Chuẩn bị hồ sơ hải quan 2.625

2 Đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan 2.25

3 Thực hiện các quyết định của hải quan 2.1

4 Nộp thuế và lệ phí 1.125

5 Lưu trữ hồ sơ 1.125

6 Thực hiện các quyết định kiểm tra sau thông quan 1.5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Nhận xét: Như vậy có thể thấy rằng trong các bước thực hiện quy trình thủ tục hải quan thì khâu chuẩn bị hồ sơ bị đánh giá là kém nhất với mức điểm là 2,625 và thực hiện tốt nhất là khâu nộp thuế, lệ phí và khâu lưu trữ hồ sơ với mức điểm 1,125. Mức điểm này thể hiện đôi khi việc nộp lệ phí của công ty bị chậm trễ do việc chuyển khoản gặp trục trặc, bị lỗi không chuyển tiền được; lưu trữ hồ sơ bị nhầm khi cho hồ sơ NK vào hồ sơ XK, nhưng điều này rất hiếm xảy ra. Chuẩn bị hồ sơ là khâu phức tạp bởi hồ sơ gồm nhiều chứng từ và phải liên hệ với các bộ phận phòng ban khác nhau. Các chứng từ mà nhân viên đi làm thủ tục hải quan phải chuẩn bị như: hợp đồng gia

công, tờ khai trị giá hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, vận tải đơn…Trên các chứng từ này đôi khi còn có nhiều sai sót, chẳng hạn: bên đối tác gửi thiếu C/O, vận tải đơn hoặc thậm chí trên hóa đơn thương mại không ghi xuất xứ hàng hóa. Đôi khi có sự sai khác giữa hợp đồng thương mại và hóa đơn thương mại về việc ghi tên hàng, mã hàng. Điều này làm cho các chứng từ không khớp nhau. Do đó nhân viên đi làm thủ tục hải quan cần phải kiểm tra kỹ các giấy tờ, chứng từ trước khi mang đến cơ quan hải quan để tránh trường hợp bị cơ quan hải quan không chấp nhận làm thủ tục thông quan cho hàng hóa đó. Hơn thế nữa, bước chuẩn bị hồ sơ là có bước đầu tiên và nó ảnh hưởng tới các bước tiếp theo trong quy trình thực hiện thủ tục hải quan.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan:

Theo như kết quả phỏng vấn và tìm hiểu được từ các dữ liệu thứ cấp, đối với loại hình gia công cho thương nhân nước ngoài thì DN cần chuẩn bị 5 hồ sơ hải quan:

- Hồ sơ đăng ký hợp đồng gia công: bao gồm:

+ Hợp đồng gia công và các phụ kiện hợp đồng kèm theo: 01 bản chính và 01 bản dịch( nếu hợp đồng lập bằng tiếng nước ngoài)

+ Giấy phép đầu tư đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản sao + Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh XNK: 01 bản sao + Giấy phép của Bộ thương mại: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.

- Hồ sơ hải quan đối với việc NK nguyên phụ liệu gia công hàng dệt may của công ty bao gồm các giấy tờ phải nộp:

+ Tờ khai hàng NK: 02 bản chính + Vận tải đơn: 01 bản sao

+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính

+ Bản kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản photo Giấy tờ phải nộp thêm:

+ Giấy đăng ký kiểm dịch (đối với hàng phải yêu cầu kiểm dịch): 01 bản chính + Giấy phép của Bộ thương mại: 01 bản photo

+ Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành, nếu nguyên liệu NK thuộc mặt hàng theo quy định riêng đối với hàng gia công phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành: 01 bản photo.

Nguyên liệu NK phải được ghi rõ về tên gọi, mã số, định mức, tỷ lệ hao hụt, xuất xứ, phương thức thanh toán, đơn giá…

- Hồ sơ đăng ký định mức bao gồm:

+ Văn bản giải trình lý do thay đổi định mức (nếu điều chỉnh định mức): bản chính DN đăng ký định mức với Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công theo mẫu 03/ĐKĐM-GC tại thời điểm đăng ký hợp đồng gia công hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên của hợp đồng gia công. DN sẽ đăng ký cơ sở, phương pháp phân tích định mức của từng mã hàng đối với cơ quan hải quan. Khi Hải quan yêu cầu kiểm tra định mức thì công ty phải gửi cho chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công kèm theo mẫu sản phẩm, tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm, cụ thể đối với hàng may mặc thì phải xuất trình sơ đồ cắt.

DN được phép điều chỉnh định mức (trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu sản phầm mã hàng cần điều chỉnh) nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công có thay đổi tính chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế.

Về áp dụng định mức hao hụt nguyên vật liệu đối với hàng gia công cho thị trường Mỹ thì công ty thường áp dụng định tỷ lệ định mức hao hụt là 3%. Thông thường đối với các thị trường nước ngoài khác công ty cũng xác định định mức hao hụt với tỷ lệ như trên.

- Hồ sơ hải quan khi thực hiện XK hàng dệt may gia công cho thị trường Mỹ thường bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tờ khai XK hàng gia công: 02 bản chính + Bản kê chi tiết hàng hóa XK: 02 bản chính

+ Bảng định mức của từng mã hàng trong lô hàng XK( đối với lô hàng chưa đăng ký định mức với Hải quan): 02 bản chính

+ Giấy C/O đối với hàng dệt may XK sang Mỹ.

+ Ngoài ra còn phải nộp thêm giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nếu bên nhận gia công cung ứng nguyên liệu thuộc danh mục hàng hóa XK phải có giấy phép: 01 bản photocopy.

- Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công:

+ Bảng tổng hợp nguyên liệu NK kèm theo tờ khai NK + Bảng tổng hợp sản phẩm gia công XK kèm theo tờ khai Xk

+ Bảng tổng hợp nguyên liệu do bên nhận gia công cung ứng (nếu có) + Bảng tổng hợp nguyên liệu đã sử dụng đã sử dụng để gia công

+ Bảng thanh khoản hợp đồng gia công

+ Chứng từ thanh toán tiền công của bên thuê gia công

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy rằng trong bước chuẩn bị hồ sơ hải quan có rất nhiều giấy tờ liên quan phải chuẩn bị và đôi khi không thể tránh khỏi các sai sót. Nhiều lúc đối tác của công ty chậm trễ trong việc gửi các chứng từ hoặc có khi gửi thiếu khiến cho việc làm thủ tục hải quan bị trễ lại.

Các chứng từ cần thiết phải nộp cho cơ quan hải quan được tổng hợp như sau:

Bảng 3.4 Bảng đánh giá mức độ cần thiết các chứng từ cần phải nộp ngay cho cơ quan hải quan

STT Các chứng từ Tỷ lệ chọn (%)

1 Tờ khai hải quan 100%

2 Hợp đồng gia công 100%

3 Hóa đơn thương mại 100%

4 Vận tải đơn 100%

5 Giấy C/O 60%

6 Tờ khai trị giá 100%

7 Giấy phép XNK 60%

8 Giấy tờ khác 40 %

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Có thể thấy rằng các chứng từ như: tờ khai hải quan, hợp đồng gia công, hóa đơn thương mại, vận tải đơn, tờ khai trị giá là luôn luôn cần thiết trong bộ hồ sơ nộp ngay khi NK hay XK hàng hóa và có tỷ lệ chọn là 100%; giấy phép XNK, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa(C/O) có tỷ lệ chọn là 60% còn các loại giấy tờ khác là có tỷ lệ 40% có nghĩa là khi DN chưa có đủ các giấy tờ như quy định thì DN có thể xin nợ chứng từ. Chẳng hạn, đối với giấy C/O thì công ty có thể nợ đến sau khi nguyên phụ liệu ngành may được NK về. Giấy C/O do bên XK cung cấp để làm rõ nguồn gốc của lô hàng XNK, làm cơ sở để tính thuế suất XNK, hàng hóa có được nằm trong diện miễn giảm thuế hay không.

Theo quy định tại điểm 2.3, khoản IV, Mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính thì thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công nhập khẩu để cung ứng cho hợp đồng gia công thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Các phiếu điều tra 100% cho thấy rằng công ty May Formostar đang thực hiện khai báo theo hình thức khai báo điện tử. Công ty thực hiện khai báo trực tiếp vào mạng máy tính của mình nối với chi cục hải quan Hải Dương và chờ phản hồi từ phía hải quan. Sau đó công ty phải mang tờ khai đến cơ quan hải quan đề xin dấu và xác nhận. Phương pháp khai báo điện tử khác với thực hiện hải quan điện tử bởi đối với phương thức hải quan điện tử thì DN làm việc với cơ quan hải quan hoàn toàn trực tiếp qua mạng mà không cần phải tới cơ quan hải quan. Vì chưa có chữ ký điện tử nên các DN vẫn phải tới cơ quan hải quan để xin xác nhận.

Trong khâu khai báo hải quan đôi khi DN vẫn gặp phải các lỗi do đó đã từng phải thay tờ khai hải quan khác và theo luật thì DN không phải mất thuế nhưng trên thực tế thì để việc thông quan được thực hiện nhanh chóng thì các DN thường phải chịu “phí” khi thay.

Bảng 3.5 Bảng đánh giá mức độ sai sót trong đăng ký tờ khai hải quan

STT Nội dung Mức điểm đánh giá TB

1 Tính thuế và thực hiện nộp thuế 1.4

2 Đồng tiền thanh toán 2.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Xuất xứ 2.4

4 Mã số hàng hóa 1.9

5 Số lượng hàng hóa 2.5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Trong tờ khai đối với hàng gia công thì DN thường hay sai sót, mắc lỗi nhất ở khâu khai số lượng hàng hóa (số điểm TB là 2.5), tiếp đến là xuất xứ hàng hóa (với số điểm TB là 2.4). Thực tế tại công ty May Formostar cho thấy số lượng hàng hóa hay bị thay đổi từ phía đối tác hoặc do lỗi kỹ thuật khiến cho việc khai số lượng sai lệch; xuất xứ hàng hóa thì có khi bị ghi sai từ HongKong thành Trung Quốc còn đồng tiền thanh toán thì có khi bị ghi nhầm giữa 2 đơn vị tiền tệ: Đô la HongKong và Đô la Mỹ. Việc khai thuế và tính thuế được đánh giá là thực hiện tốt nhất đối với NK nguyên phụ liệu ngành may. Hầu hết các DNSX và thương mại khác thì ở khâu khai thuế là hay gặp sai sót nhất nhưng đối với mặt hàng gia công thì đặc thù là được miễn thuế( thuế suất là 0%) thì điều này hầu như không xảy ra. Trong tờ khai hải quan thì tại ô số 32( ghi chép khác) sẽ được ghi:

+ Hàng NK thuộc đối tượng miễn thuế theo điểm 4, điều 12 nghị định 87/2010/ NĐ- CP ngày 13/08/2010

+ Hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo điểm 20. Mục II phần A, thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008

Mức điểm 1.4 ở trên thể hiện mức độ sai sót khi công ty thực hiện gia công hàng dệt may sang thị trường Mỹ và tiến hành NK một số thiết bị máy móc tạm nhập, hiện tượng áp mã thuế sai đối với NK các thiết bị này sẽ dẫn tới việc khai thuế cũng sai theo. Phần mã số hàng hóa có lúc cũng bị ghi sai như đối với việc NK nhãn mác bằng vải, mã số hàng hóa là 5807100000 thì lại ghi nhầm số hoặc thiếu số. Nhưng trong trường hợp này việc ghi sai mã số hàng hóa lại không làm ảnh hưởng đến việc tính thuế còn hầu hết các DN không thực hiện gia công thì việc áp mã số hàng hóa sai dẫn tới việc tính giá trị tính thuế cũng sai theo khiến DN phải vất vả trong việc thay tờ khai hải quan. Tuy nhiên, do sự phát triển trong công nghệ thông tin mà việc thay tờ khai hải quan không phức tạp như trước. Việc đăng ký tờ khai đều được nhân viên phòng XNK thực hiện, khai báo thông qua mạng máy tính kết nối với chi cục hải quan tỉnh Hải Dương và chờ phản hồi từ phía cơ quan hải quan. Nhân viên khai báo hải quan sẽ tự xác định mã số hàng hóa, tên hàng, quy cách phẩm chất, xuất xứ, số lượng hàng hóa, đơn vị vị tính, đơn giá nguyên tệ, trị giá nguyên tệ, trị giá tính thuế, thuế suất… trên tờ khai hải quan điện tử. Việc khai báo hải quan của công ty đôi khi cũng gặp phải một số vấn đề như lỗi mạng, lỗi kết nối khiến cho việc truyền dữ liệu tới hải quan bị chậm lại, thậm chí có khi công ty gửi đi gửi lại nhiều lần mà cơ quan hải quan vẫn chưa nhận được. Sau khi tờ khai hải quan được truyền tới cơ quan hải quan thì hồ sơ của DN có thể được phân vào các luồng khác nhau: luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ. Nhân viên phòng XNK sẽ mang hồ sơ hải quan tới chi cục hải quan tỉnh Hải Dương để xin dấu và xác nhận. DN sẽ được cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra lấy mẫu nguyên vật liệu chính (việc lấy mẫu này áp dụng cho cả những lô hàng miễn kiểm tra thực tế). Các mẫu nguyên vật liệu chính cụ thể là vải chính thường được đính kèm vào tờ khai hải quan rồi mang nộp cho hải quan, đôi khi vải lót cũng được đính kèm theo.

Ngoài các kết quả thu được ở trên do phát phiếu điều tra kết hợp với việc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia thì theo thống kê thu được của công ty May Formostar Việt Nam thì từ năm 2008 đến cuối năm 2010 thì tổng số bộ hồ sơ hải quan XK được

thực hiện đối với hàng dệt may gia công của công ty nói chung và của thị trường Mỹ nói riêng được thể hiện như sau:

Bảng 3.6 Bảng số lượng làm hồ sơ hải quan hàng gia công của công ty May Formostar Việt Nam của công ty từ năm 2008 đến 2010

Năm Số hồ sơ hải quan đối với tất cả các thị trường

Số hồ sơ hải quan đối với thị trường Mỹ 2008 843 475 2009 912 537 2010 1005 684 Nguồn: Phòng XNK

Có thể thấy rằng số bộ hồ sơ mà DN phải thực hiện khai báo đối với hải quan cho thị trường Mỹ chiếm một số lượng lớn trong hồ sơ hải quan của công ty điều đó cũng có nghĩa là hàng hóa gia công cho thị trường Mỹ cũng chiếm lượng áp đảo. Năm 2008 thì DN đã thực hiện 475 bộ hồ sơ cho hàng hóa XK sang thị trường Mỹ chiếm 56,35 % trong tồng số bộ hồ sơ, năm 2009 chiếm 58,88% và đến năm 2010 chiếm tới 68,1%. Có thể thấy rằng Mỹ luôn là đối tác đặt gia công quan trọng nhất của công ty vì thế mà thủ tục hải quan đối với gia công hàng dệt may cho thị trường này phải luôn được quan tâm hàng đầu.

Bước 3:Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan:

Hồ sơ của công ty thường được phân vào luồng xanh, một số phân vào luồng vàng và số ít được phân vào luồng đỏ. Khi hàng dệt may gia công phân vào luồng đỏ thì doanh nghiệp phải chịu kiểm tra thực tế, thông thường hàng được kiểm tra thực tế đại diện không quá 10% và khi XK hàng gia công vào thị trường Mỹ cũng vậy. Đó cũng là quy định chung của Luật hải quan Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng dệt may gia công cho thị trường Mỹ của công ty May Formostar Việt Nam.DOC (Trang 27)