Doanh nghiệp đang áp dụng thực hiện đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chuẩn mực kế toán Việt Nam; đồng thời áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC sử dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giải pháp 1: Hoàn thiện kế toán doanh thu theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Hiện nay công ty tiến hành hạch toán tất cả các khoản doanh thu trên TK 511, được mở chi tiết theo các hoạt động:
TK 5111- Doanh thu bán hàng
Hoàn thiện hạch toán doanh thu tiêu thụ nội bộ: Thực tế, việc hạch toán
doanh thu của hàng xuất dùng nội bộ, chào hàng, khuyến mại công ty hạch toán tổng hợp trên TK 5111. Doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản chi tiết TK 5113 - Doanh thu sử dụng nội bộ để tách bạch rõ ràng, hạch toán một cách chi tiết và chính xác khi phản ánh các khoản doanh thu này theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đã quy định.
Giải pháp 2: Hoàn thiện kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Thực tế những năm gần đây doanh nghiệp không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như : Chiết khấu thương mại (TK 5211), Hàng bán bị trả lại (TK 5212), Giảm giá hàng bán (TK 5213).
Ngoài những chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty để góp phần nâng cao doanh thu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường theo em công ty nên chú trọng đến chính sách bán hàng để kích thích tiêu thụ hàng hoá, thu hút khách hàng cụ thể:
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp tiến hành bán giảm giá niêm yết cho khách hàng với khối lượng lớn. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp có rất nhiều khách hàng mua lẻ, mua buôn với khối lượng sản phẩm nhiều, nên thực hiện chính sách này nhằm khuyến khích thu hút các khách hàng mới, cũng như giữ được những khách hàng lâu năm. Tuỳ thuộc vào chính sách bán hàng của công ty mà chiết khấu thương mại được triển khai linh hoạt với các tỷ lệ chiết khấu cụ thể khác nhau. Chiết khấu thương mại được phản ánh và theo dõi trên TK 521 (chi tiết trên TK 5211). Chẳng hạn: công ty TNHH Phụ tùng xe máy Ôtô Goshi Thăng long, công ty TNHH Tuấn Đạt… đây là những khách hàng thường xuyên và mua với khối lượng lớn các sản phẩm dầu mà công ty cung cấp. Công ty nên chiết khấu thương mại cho họ tuỳ thuộc vào giá trị của hợp đồng như vậy sẽ là ngày càng thu hút được khách hàng hơn.
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ doanh thu cho người mua do hàng bán kém phẩm chất, sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Công ty TNHH thương mại Yên Hưng hoạt động có uy tín trên thị trường cung cấp các sản phẩm do đảm bảo chất lượng của hàng hoá bán ra tương đối tốt . Tuy nhiên đối với khối lượng hàng hoá trong kho chưa bán được công ty nên đẩy mạnh giảm giá hàng bán đối với một số sản phẩm kích thích tiêu thụ, giảm tình trạng hàng hoá ứ đọng, ứ đọng vốn. Giảm giá hàng bán theo dõi trên TK 521(chi tiết trên TK 5213)
Nội dung kết cấu của TK 521
Bên nợ: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Bên có: Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ vào TK 511
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh:
- Khi doanh nghiệp tiến hành chiết khấu thương mại cho khách hàng mua với khối lượng lớn, căn cứ vào hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan khác ghi:
Nợ TK 5211- Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(nếu có) Có TK 111,112,131,…
- Khi doanh nghiệp tiến hành giảm giá hàng bán cho khách hàng với những sản phẩm tồn kho, sai quy cách hợp đồng:
Nợ TK 5213- Giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(nếu có) Có TK 111,112,131,…
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán vào TK 511.
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)
Giải pháp 3: Hoàn thiện kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty hàng năm phát sinh rất nhiều các khoản chi phí ở các bộ phận khác nhau nhưng công ty tiến hành hạch toán tổng hợp vào TK 642, do đó phản ánh không chính xác hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, lĩnh vực kinh tế. Em có đề xuất công ty nên mở chi tiết, cụ thể TK 642 thành 2 tài khoản cấp 2 (TK 6421, 6422) - tuân theo nguyên tắc hạch toán của TK 642 để việc theo dõi, hạch toán chi phí rõ rãng hơn.
Nội dung của TK 6421-chi phí bán hàng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài của bộ phận bán hàng - Công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận bán hàng - Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng - Chi phí bằng tiền khác
Nội dung của TK 6422- chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí nhân viên quản lý - Chi phí vật liệu quản lý - Chi phí đồ dùng văn phòng - Chi phí khấu hao TSCĐ - Thuế, phí và lệ phí - Chi phí dự phòng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác
Giải pháp 4: Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán tại công ty
Nhìn chung hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ phù hợp với thực tế tại công ty, hệ thống sổ sách kế toán sử dụng đúng theo quy định của BTC, chế độ kế toán hiện hành nhưng còn một số tồn tại trong việc lập các sổ chi tiết trong kế toán kết quả kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng tới việc tìm kiếm, kiểm tra thông tin lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi có nhu cầu sử dụng thông tin do thông tin không được ghi chép chi tiết cụ thể. Vì vậy, công ty cần tiến hành lập bổ sung một số sổ chi tiết liên quan.
Bổ sung các sổ chi tiết:
+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá: để theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng, giá trị của từng hàng hoá. Việc lập các sổ này căn cứ vào các chứng từ kế toán của công ty như phiếu xuất, nhập hàng hoá thực tế.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán): để theo dõi tình hình thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh
toán. Việc lập các sổ này căn cứ vào các chứng từ kế toán của công ty như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo của ngân hàng,…khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+Sổ chi tiết bán hàng: mở chi tiết cho từng sản phẩm, hàng hoá đã bán mà khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc đã chấp nhận thanh toán.
Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho,…
Giải pháp 5 : Về ghi chép trên sổ kế toán
Nên thay đổi cách ghi cột “diễn giải” trên sổ cái TK 511, TK 632, thêm vào cột diễn giải tên sản phẩm, hàng hoá xuất bán, đặc tính để phân biệt hàng hoá cùng loại. Như vậy thì khi nhìn vào sổ cái các tài khoản này có thể đánh giá được mặt hàng nào được xuất bán nhiều, khách hàng nào là khách thường xuyên của công ty.
Giải pháp 6 : Công tác kế toán .
Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán để giảm khối lượng công việc cho
nhân viên kế toán. Sự phát triển không ngừng của khoa học nói chung và tin học nói chung đã và đang đem lại cho doanh nghiệp cũng như cho công tác kế toán những lợi ích vô cùng to lớn. Trên thị trường liên tục xuất hiện những phần mềm kế toán với những ưu điểm và lợi ích ngày càng vượt trội như : Cách làm việc đơn giản, giao diện thông minh, có thể thay thế linh hoạt để phù hợp với đặc điểm, quy mô loại hình kinh doanh và yêu cầu của công tác kế toán tại từng doanh nghiệp. Bởi vậy các công việc kế toán sẽ ngày càng trở nên đơn giản hơn, nhanh gọn và chính xác hơn với sự hỗ trợ hiệu quả của phần mềm.
Giải pháp khác :Thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các quỹ doanh nghiệp
Khi dự phòng được trích lập tuy làm tăng chi phí kinh doanh nhưng về lâu dài nếu có rủi ro xảy ra thì quỹ dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định. Đồng thời, công ty cần tiến hành trích lập các quỹ doanh nghiệp:Trích lập các quỹ doanh nghiệp như các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, quỹ khen thưởng, quỹ
phúc lợi,… phản ánh trên các TK tương ứng TK 418, TK 3531, TK 3532 đảm bảo cho sự hoạt động ổn định, quyền lợi của người lao động trong công ty.