Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin đất đai trong quản lý hồ sơ địa chính cấp quận, huyện (lấy ví dụ Quận 6, (Trang 35)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ

và tổ chức thực hiện

Thời kỳ trước khi có Luật Đất đai năm 1993

Trong thời kỳ này công tác điều tra cơ bản về đất đai không đƣợc tiến hành đồng bộ nên việc lập sổ sách thống kê, theo dõi biến động đất đai trên địa bàn Quận không đƣợc thƣờng xuyên, thiếu chính xác. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ đƣợc tiến hành ở một số ngành với mục đích phục vụ cho nhu cầu riêng của từng ngành và của một số tổ chức quản lý. Nhìn chung, trong thời kỳ này công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, còn nhiều hạn chế đã ảnh hƣởng đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Quận.

Thời kỳ sau khi có Luật Đất đai năm 1993

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 đƣợc ban hành, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn Quận đã dần đi vào nề nếp. Đội ngũ cán bộ địa chính đƣợc bổ sung, trình độ chính trị, chuyên môn đƣợc nâng dần, đặc biệt là ở mỗi phƣờng đều có cán bộ địa chính chuyên trách, đƣợc hƣởng chế độ. Do đó, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai đã đạt đƣợc những thành tích khả quan, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

1. Địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:

Ranh giới hành chính của quận từ sau năm 1975 đến nay không thay đổi. Riêng ranh giới phƣờng đã đƣợc điều chỉnh sáp nhập từ 20 phƣờng cũ thành 14 phƣờng mới vào năm 1987. Bản đồ hành chính cấp Quận đƣợc lập với tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 và cấp phƣờng với tỷ lệ 1:5.000, 1:2.000, 1:1.000.

Từ năm 2001 Quận 6 đã tiến hành lập tài liệu địa chính và BĐĐC cho 14 phƣờng, tỷ lệ 1:200. Độ chính xác của bản đồ đƣợc nâng cao, làm cơ sở cho công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Đến nay đã thiết lập hệ thống lƣới địa chính hệ tọa độ Quốc gia và xây dựng bản đồ kỹ thuật số cho các phƣờng trong QuËn.

3. Đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ

Hiện nay, Quận đã giao và cho thuê sử dụng, quản lý đạt 100% tổng diện tích tự nhiên (714,46 ha). Diện tích đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các đối tƣợng khác, loại đất sử dụng chủ yếu là đất ở (335,79 ha, chiếm 47%) còn lại là đất chuyên dùng.

Theo nhƣ thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Quận 6, tính đến tháng 06/2007 trên địa bàn toàn quận có 22.735 hộ đƣợc cấp GCNQSDĐ và 695 hộ đƣợc cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và Quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 90/NĐ-CP. Nhìn chung khối lƣợng, nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Quận cần đƣợc đẩy mạnh trong thời gian tới.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ủy ban nhân dân Quận đã phối hợp với Sở ngành Thành phố tiến hành triển khai lập quy hoạch sử dụng đất 2 cấp: cấp Quận và cấp phƣờng đến năm 2010 và định hƣớng sử dụng đất đến năm 2020.

Trong thời gian qua, phòng Tài Nguyên & Môi Trƣờng đã tham mƣu cho UBND Quận xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND Thành phố phê duyệt. Nhƣng kết quả thực hiện thấp do chƣa có quy hoạch sử dụng đất dài hạn, chƣa chủ động đƣợc nguồn vốn đầu tƣ, mức độ nhận thức về vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý, điều phối và sử dụng đất chƣa cao trong đại bộ phận lực lƣợng tham gia công tác quản lý và các đối tƣợng sử dụng đất để công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thực sự là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về đất đai.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Diện tích giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trong giai đoạn 2005 - 2010 tập trung phát triển các dự án dân cƣ mới, khu tái định cƣ chiếm diện tích lớn nhất với tổng diện tích là 75,66 ha, chiếm 61,84% tổng diện tích đất giao thuê trong giai đoạn này; kế đến là xây dựng thêm hệ thống giao thông; phát triển các công trình công cộng khác nhƣ cơ quan hành chánh, y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao chiếm tổng diện tích là 43,22 ha, chiếm 35,33% ; cuối cùng là các dự án xây dựng Trung tâm thƣơng mại, cơ sở sản xuất chiếm tổng diện tích là 3,45 ha, chiếm 2,82%.

Công tác thu hồi đất lấn chiếm, sử dụng sai mục đích cũng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Hệ thống sổ sách thống kê, đăng ký đất đai và theo dõi biến động đất đai của toàn Quận cũng nhƣ các phƣờng đƣợc lập đầy đủ theo quy định của Luật đất đai. Công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn Quận năm 2010 đã đƣợc thực hiện xong và đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt trong tháng 10/2005. Chất lƣợng công tác thống kê, kiểm kê đất đai ngày càng đƣợc nâng cao, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bƣớc đã đƣợc khắc phục.

7. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Nhìn chung công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất đã đƣợc UBND quận quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhƣợng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng nhƣ công tác lập quy hoạch sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này.

8. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên dƣới nhiều hình thức nhƣ thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Điều này góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho ngƣời sử dụng đất, đƣa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Những năm gần đây Quận đã thành lập ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp đất đai họp thƣờng xuyên hàng tuần, nên những vấn đề bức xúc của ngƣời dân đƣợc giải quyết kịp thời, không để khiếu nại tập thể, tạo điểm nóng ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phƣơng.Trong năm 2010, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn Quận có 186 đơn, trong đó: Đơn tồn năm 2008 chuyển sang 15 đơn, đơn mới nhận có 171 đơn (trong đó : tranh chấp 30 đơn, khiếu nại 109 đơn, cứu xét cấp giấy chứng nhân 22 đơn, tố cáo 1 đơn và 9 đơn khác) ; đã giải quyết và chuyển các cơ quan chức năng theo thẩm quyền 167 đơn (đạt 89,78%), số còn lại (19 đơn) đang giải quyết 7 đơn, đang chờ kết quả xác minh của cấp phƣờng là 12 đơn.

Nhìn chung công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai của Quận trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn quận 6 - Năm 2011

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 0,00 0,00 2 Đất phi nông nghiệp 714,46 100,00

2.1 Đất ở đô thị 387,04 54,17 2.2 Đất chuyên ding 299,11 41,87 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 7,09 0,99 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,10 0,01 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 21,12 2,96 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,0 3 Đất chƣa sử dụng 0,00 0,00

Tổng cộng 714,46 100,00

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 6, TPHCM.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin đất đai trong quản lý hồ sơ địa chính cấp quận, huyện (lấy ví dụ Quận 6, (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)