0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giá trị nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền

Một phần của tài liệu NHÂN SINH QUAN NGUYỄN THƯỢNG HIỀN (Trang 67 -67 )

2.4.1. Giá trị nhân sinh quan Nguyễn Thượng Hiền đối với đương thời

Nguyễn Thƣợng Hiền là ngƣời sống trong hoàn cảnh đặc biệt, nếm trải nhiều, hiểu biết nhiều, đi nhiều và đọc nhiều. Chính vì xuất thân từ tầng lớp trên(quý tộc) có điều kiện tiếp xúc với tất cả cội nguồn văn hoá kim cổ, đông tây nên ông thƣờng sống trong sự day dứt, trăn trở, phân thân.

Nguyễn Thƣợng Hiền là một trong số ít ngƣời tiếp xúc với Tân thƣ sớm nhất nhƣng ông lại không phải là ngƣời đứng ra khởi xƣớng thực hiện ngay cái mới. Thái độ của Nguyễn Thƣợng Hiền không dứt khoát, mạnh bạo, quyết liệt nhƣ Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh. Việc ông mang sách vở có nội dung mới cho mọi ngƣời đọc đã thể hiện thái độ “chấp nhận” của ông với cái mới, chấp nhận sự thay đổi. Lúc này hiện thực xã hội cũng đã thay đổi, những quan niệm thành hằng số của phƣơng Đông dần dần trở nên bất cập. Ví nhƣ quan niệm cho rằng nƣớc là của vua, vua đại diện cho chủ quyền quốc gia… nhƣng giờ đây chủ quyền quốc gia đã mất vào tay giặc, vua trở thành bù nhìn trong bộ máy chính quyền, vai trò của vua không còn ý nghĩa.

Lịch sử cho thấy, truyền thống càng lớn thì sự thay đổi càng phức tạp. Tuy nhiên, đã dám thay đổi cái cũ, chấp nhận cái mới đã là một bƣớc tiến lên của lịch sử. Chúng ta nhìn nhận, đánh giá những đóng góp của Nguyễn Thƣợng Hiền nhƣ là mốc đánh dấu của sự thay đổi, nhƣ là nhịp cầu nối giữa hai thế hệ nhà nho, là sự chuyển giao giữa hệ tƣ tƣởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Nguyễn Thƣợng Hiền là ngƣời sống có lý tƣởng, có ƣớc mơ và có mục đích. Ông luôn luôn tự ý thức trách nhiệm cá nhân, bổn phận của mình trong cuộc sống. Đã sinh ra ở trên đời, sống phải cho ra sống, chết ra chết chứ không thể uổng phí cuộc đời mình. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Thƣợng Hiền là minh chứng hùng hồn cho lý tƣởng và mục đích sống của ông. Ở thời đại Nguyễn Thƣợng Hiền, chỉ riêng việc xác định mục đích cho cuộc sống của mình cũng đã là liều mạng và táo bạo rồi, vì lúc bấy

giờ, chỉ có mấy con đƣờng : hoặc là cam tâm làm dân nô lệ mất nƣớc, làm việc trong bộ máy của kẻ thù, chịu đựng hết mọi nỗi nhục nhã mà kiếm miếng ăn; hoặc làm ngƣời sống không mục đích, than vay khóc mƣớn qua ngày đoạn tháng, đau khổ mà không dám phản kháng; hoặc là phải liều mạng mà định ra mục đích cuộc sống cho mình: đấu tranh cho độc lập dân tộc, phát triển đất nƣớc, tạo cuộc sống ấm no cho nhân dân…Nguyễn Thƣợng Hiền sau quá trình day dứt, trăn trở đã quyết định chọn cho mình con đƣờng thứ ba. Sau khi đã xác định rõ ràng lý tƣởng mục đích cuộc sống của mình, ông đã cống hiến toàn tâm, toàn ý cho con đƣờng mình đã chọn. Ông đã dám vứt bỏ tất cả, liều mình dấn thân vào con đƣờng cách mạng.

Để thực hiện mục đích sống của mình, dƣờng nhƣ tất cả những gì có ích cho dân cho nƣớc thì Nguyễn Thƣợng Hiền làm theo và kêu gọi mọi ngƣời thực hiện. Ông không phân biệt giữa hai xu hƣớng “ kịch liệt” hay “ôn hoà” nhƣ Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh, mà vừa làm cách mạng giải phóng dân tộc vừa thực hiện canh tân đất nƣớc. Đây là sự đóng góp tiến bộ góp phần làm nên nét riêng, khác biệt của Nguyễn Thƣợng Hiền với các nhà nho đƣơng thời.

Lòng yêu nƣớc thiết tha của Nguyễn Thƣợng Hiền cho dù đƣợc hoàn cảnh hun đúc, đƣợc xây dựng trên cơ sở tình cảm và lý trí, nhƣng cuối cùng do thất bại, “việc làm trăm phần không xong đƣợc một, thân hao mòn, lòng đau xót” [91, tr. 135], nên cuối đời tình cảm yêu nƣớc của ông đƣợm một vẻ u hoài, thƣơng xót. Hơn nữa, do còn bị ảnh hƣởng quá nặng nề của nhân sinh quan nho giáo phong kiến, nên dƣờng nhƣ lòng yêu nƣớc của Nguyễn Thƣợng Hiền đƣợc xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa quân chủ, có lúc ông còn lẫn lộn vua với nƣớc, xem nƣớc nhƣ vật riêng của vua. Khi hoạt động ở nƣớc ngoài, Nguyễn Thƣợng Hiền vẫn nhớ tới vua, vẫn còn lƣu luyến với chế độ quân chủ. Trong bài “Tang hải lệ đàm” ông viết: “ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), một ngày kỉ niệm mất nƣớc, mất vua của nƣớc tôi” [91, tr. 136].

Đây cũng là một hạn chế của nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền, nó thể hiện tính cách mạng không triệt để của ông.

Chủ nghĩa yêu nƣớc của Nguyễn Thƣợng Hiền là sự kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống, nhƣng đã đƣợc nâng lên tầm cao mới trong bối cảnh lịch sử của thời đại mới. Mặc dù còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và chƣa thể thực hiện đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình, nhƣng chính chủ nghĩa yêu nƣớc của Nguyễn Thƣợng Hiền là xuất phát điểm, nền tảng cho một nhân sinh quan mới, vƣợt lên nhân sinh quan phong kiến, góp phần định hƣớng cho tƣ duy và hoạt động của một lớp ngƣời tiến bộ mới, góp phần xây dựng phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX.

Những quan niệm nhân sinh của Nguyễn Thƣợng Hiền tuy còn nhiều hạn chế nhƣng đối với đƣơng thời, nó có tác dụng lôi kéo lớn lao đối với tầng lớp sỹ phu yêu nƣớc bấy giờ. Xuất phát từ lòng yêu nƣớc, tham gia cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc, họ là những chí sĩ yêu nƣớc, thƣơng dân, quyết tâm tìm đƣờng cứu nƣớc. Nguyễn Thƣợng Hiền cũng nhƣ Phan Bội Châu, đã tập hợp đƣợc các nhân sỹ yêu nƣớc cùng chí hƣớng. Nhƣng trong quá trình gây dựng lực lƣợng, họ chƣa thấy đƣợc động lực chính để đánh đổ thực dân Pháp là quần chúng nhân dân lao động, mà chỉ đóng khung trong phạm vi hẹp, liên kết vận động con em những nhà trung nghĩa, những cừu gia – tử đệ. Vì vậy, phong trào thiếu cơ sở sâu rộng trong quần chúng nhân dân nên đã tan rã trƣớc sự khủng bố ác liệt của quân thù. Nhƣng cũng phải khẳng định rằng, Nguyễn Thƣợng Hiền là một sĩ phu yêu nƣớc của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Trƣớc khi Nguyễn ái Quốc xuất hiện, Nguyễn Thƣợng Hiền là một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời cách mạng Việt Nam. Đó là một con ngƣời tài ba, đã có sức lôi cuốn tầng lớp nho sĩ, một con ngƣời có lòng nhiệt huyết cách mạng, có dũng khí cứu nƣớc, cứu nhà. Hoạt động của Nguyễn Thƣợng Hiền tiêu biểu cho một lớp ngƣời cách mạng,

chuyển giao giữa hai thời đại, hai thế kỷ, bình minh giữa bóng tối và ánh sáng.

“ Nguyễn Thƣợng Hiền đã cống hiến trọn đời cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ông không thành công nhƣng ông và các đồng chí của ông đã đặt một cái mốc trên con đƣờng cứu nƣớc” [34 ,tr.468]

“Sự thất bại của Nguyễn Thƣợng Hiền trên bƣớc đƣờng hoạt động cứu nƣớc không chỉ là trách nhiệm của riêng ông mà còn do “thời vận” nƣớc nhà chƣa đến” [34, tr. 468]

Bài “Văn tế Mai Sơn Nguyễn Thƣợng Hiền” của Phan Bội Châu đã đánh giá tổng quát toàn bộ cuộc đời hoạt động của Nguyễn Thƣợng Hiền :

“…Ngoài năm chục thân già lận đận, bóng hạc hình mai; -Hai mƣơi năm hồn mộng đi về, sông Lô núi Tản.

Phong trần đất khách, da đã phai xanh; -Nhật nguyệt trời riêng, lòng không oán thán.

….Lửa can tĩnh thiêu xƣơng ngƣời khí tiết, sống thanh cao mà chết cũng thanh cao; -Đời văn minh mỏi mắt chốn quê hƣơng, danh viên mãn nhƣng chí chƣa viên mãn” [91 , tr.187]

Nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền trải qua một quá trình hình thành và biến chuyển phức tạp, đồng thời cũng đƣợc hoàn thiện dần tƣơng ứng theo trình độ năng lực của chủ thể và điều kiện xã hội, hoàn cảnh sống của ông. Hệ thống quan niệm nhân sinh của Nguyễn Thƣợng Hiền luôn cố vƣơn lên để hƣớng dẫn cuộc sống của con ngƣời trong thời đại ông, nhƣng nội dung của nó chƣa hoàn toàn thoả mãn mục tiêu cao cả ấy. Vậy nên nó chƣa thực sự trở thành yếu tố tƣ tƣởng đảm bảo thành công cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, nó cũng đã có ảnh hƣởng ở mức độ nhất định đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải khẳng định rằng, không có

những bậc chí sĩ nhƣ Nguyễn Thƣợng Hiền thì không thể có sự nghiệp của chúng ta ngày nay.

2.4.2 Giá trị nhân sinh quan Nguyễn Thượng Hiền đối với chúng ta ngày nay

Nghiên cứu nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền, chúng ta không chỉ thấy giá trị, vai trò hƣớng dẫn cuộc sống của nó đối với đƣơng thời mà cho đến nay, vẫn còn giá trị với chúng ta. Hệ thống quan niệm nhân sinh của Nguyễn Thƣợng Hiền không những là sự kết tinh của nhân sinh quan truyền thống Việt Nam, nhân sinh quan Nho-Đạo-Phật mà còn mang tính chủ thể riêng biệt. Nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Ở bất cứ quan niệm nào chúng ta cũng tìm đƣợc những yếu tố tích cực, góp phần định hƣớng cuộc sống hiện đại của chúng ta.

Nguyễn Thƣợng Hiền đã để lại cho chúng ta một tấm gƣơng sáng về thái độ trong cuộc sống, phải sống cho ra sống để khỏi uổng phí sự sống ở trên đời, sống-chết là do chúng ta quyết định, cuộc đời nhƣ thế nào, sƣớng hay khổ, vinh hay nhục…do chúng ta quyết định chọn lựa, chứ không do một đấng tối cao nào chi phối cả. Vậy nên, chúng ta luôn phải chủ động trong cuộc sống:

“Ví sinh ra ở đời này

Hẳn không chịu bó hai tay ngóng trời” [ 91, tr.173]

Nguyễn Thƣợng Hiền cũng là ngƣời biết coi trọng giá trị của cuộc sống, quý trọng giá trị sinh mệnh con ngƣời. Thế nhƣng, con ngƣời có sống, tất nhiên cũng có chết, mọi ngƣời đều đến lúc phải chết, đó là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là phải xác định thái độ đối với cuộc sống để mà định vị con đƣờng và ý nghĩa nhân sinh:

Sống thì làm Tế văn hầu” [91, tr.112]

Muốn vậy, làm ngƣời sống ở trên đời cần phải có tinh thần trách nhiệm và tinh thần sứ mệnh cao cả. Trách nhiệm và sứ mệnh ấy phải thể hiện ở sự tích cực tham gia đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Giá trị nhân sinh ấy đối với chúng ta hiện nay còn ý nghĩa lớn lao.

Cả cuộc đời Nguyễn Thƣợng Hiền đã cho chúng ta thấy một tấm gƣơng mẫu mực về lối sống thanh bạch, giản dị, gần gũi với thiên nhiên, sống thiên về trí tuệ. Ông không màng đến những ham muốn quyền lực, địa vị, cuộc sống vật chất, mà hết lòng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nƣớc. Trong tình hình đề cao đời sống vật chất ngày nay, quan điểm và lối sống của Nguyễn Thƣợng Hiền có ý nghĩa rất đặc biệt, vô cùng quan trọng đối với việc định hƣớng lối sống cho lớp trẻ. Trong câu đối điếu Mai Sơn Nguyễn Thƣợng Hiền, Dƣơng Bá Trạc viết:

“- Giàu mà chi, sang mà chi, cao khoa hiển hoạn nữa mà chi, báo quốc một lòng, nếm đủ phong trần cay cùng ngọt.

- Vợ mặc kệ, con mặc kệ, mỹ trạch lƣơng điền thôi mặc kệ, nêu cao chí tiết thác còn thơm.” [91, tr.188]

Tấm gƣơng sáng về lòng yêu nƣớc nhiệt thành, tinh thần cách mạng cao cả của những bậc tiền bối nhƣ Nguyễn Thƣợng Hiền đã góp phần soi tỏ cho lớp lớp những bậc lão thành cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nƣớc, và còn mãi là tấm gƣơng sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo. Ngoài ra, những quan niệm của ông về vấn đề nâng cao dân trí, mở mang thƣơng nghiệp, làm giàu cho dân, đoàn kết hợp tác, học tập nƣớc ngoài… phải biết đến “sóng cạnh tranh lai láng giữa hoàn cầu”, “đƣờng giao thiệp mở mang trên đại lục” [91, tr. 168], phê phán quan niệm “đóng cửa”, hội nhập cùng cộng đồng quốc tế… đối với chúng ta, trong thời đại ngày nay càng có ý nghĩa đặc biệt hơn bao giờ hết.

Nguyễn Thƣợng Hiền cũng là ngƣời có tầm nhìn xa trông rộng, cuộc đời hoạt động cách mạng của ông tuy thất bại nhiều hơn thành công nhƣng ông vẫn luôn tin tƣởng ở tiền đồ cách mạng, tin tƣởng ở quan điểm biện chứng “vật cùng tắc phản”, tin tƣởng ở những thế hệ hậu sinh.

Cuộc đời Nguyễn Thƣợng Hiền là một minh chứng hùng hồn về sự sống có lý tƣởng, có mục đích, có ý chí vƣơn lên. Ở ông, toát lên một nhân cách cao đẹp, một con ngƣời sống luôn luôn ý thức đƣợc trách nhiệm của mình đối với cuộc đời.

Tóm lại, nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền là hệ thống quan niệm về cuộc đời, về sống - chết, về lý tƣởng sống, về mục đích cuộc sống… của ông. Hệ thống quan niệm nhân sinh của ông xuất phát từ tƣ tƣởng yêu nƣớc, tƣ tƣởng vì dân vì nƣớc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, canh tân đất nƣớc và phát triển xã hội. Vì vậy, cũng có thể khẳng định nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền là nhân sinh quan cách mạng, nhƣng cách mạng không triệt để. Nhân sinh quan cách mạng của Nguyễn Thƣợng Hiền tuy chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu mà ông hƣớng tới nhƣng nó là nhịp cầu để đƣa chúng ta đến với nhân sinh quan cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền là kết quả tất yếu của các điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội –văn hoá và hoàn cảnh sống của ông ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ở thời đại ông, ít ai có điều kiện đặc biệt nhƣ Nguyễn Thƣợng Hiền. Hoàn cảnh đặc biệt cũng góp phần tạo nên một con ngƣời đặc biệt. Sự nếm trải cuộc sống nhiều (học nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc nhiều, đi nhiều) đã làm Nguyễn Thƣợng Hiền trở thành tiêu biểu. Ông đã sống day dứt, phân thân hầu nhƣ mọi cuộc sống của một nhà nho – một trí thức trong xã hội đƣơng thời: từ hành đạo đến ẩn dật. Nhân sinh quan của ông phản ánh ý chí, phẩm chất, tƣ duy phức tạp, phong phú trong suốt quá trình hình thành và biến chuyển. Nhân sinh quan của Nguyễn Thƣợng Hiền cũng đƣợc hoàn thiện dần tƣơng ứng với trình độ nhận thức, năng lực của chủ thể và các điều kiện hoàn cảnh sống của ông. Nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền là nhân sinh quan cách mạng - cách mạng phản đế rất triệt để, nhƣng cách mạng phản phong lại rất yếu ớt. Vì Nguyễn Thƣợng Hiền là nhà nho, lại xuất thân từ gia đình dòng dõi khoa bảng nên lúc đầu ông vẫn còn chịu ảnh hƣởng của những tàn dƣ phong kiến. Mãi sau này, do ảnh hƣởng mạnh mẽ từ cách mạng Tân Hợi, và khi Nguyễn Thƣợng Hiền gia nhập Việt Nam Quang Phục Hội “miễn cƣỡng tán thành tôn chỉ của hội, từ đó ở ông mới xuất hiện tƣ tƣởng phản phong. Tuy vậy, xét cho cùng, tƣ tƣởng phản phong của Nguyễn Thƣợng Hiền cũng chỉ vì mục đích làm cách mạng phản đế, đánh đuổi thực dân Pháp.

Nhân sinh quan của Nguyễn Thƣợng Hiền luôn cố vƣơn lên để hƣớng dẫn cuộc sống của con ngƣời ở thời đại mới nhƣng nội dung của nó chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu mà ông hƣớng tới. Hơn nữa, nó chƣa thực sự vƣơn tới tầm nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa nên cuối cùng đã dẫn ông đến sự thất bại và bế tắc. Nhƣng sự bế tắc đó cũng là do hạn chế lịch sử thời đại ông. Tuy thế, hệ thống quan niệm nhân sinh của Nguyễn Thƣợng Hiền cũng đã có ảnh

hƣởng ở mức độ nhất định đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam đƣơng thời và cho đến ngày nay, một số quan niệm nhân sinh của ông vẫn còn giá trị.

Chúng ta nhìn nhận một cách công bằng, nếu không có những bậc tiền bối nhƣ Nguyễn Thƣợng Hiền thì không thể có sự nghiệp cách mạng của

Một phần của tài liệu NHÂN SINH QUAN NGUYỄN THƯỢNG HIỀN (Trang 67 -67 )

×