* Quan niệm về cuộc đời:
Các tôn giáo nói chung của nhân loại đều nói rõ chết không phải là hết. Các tôn giáo ấy đều nói đến một viễn ảnh về cuộc đời sắp đến sau khi chết, khiến cho cuộc đời hiện tại mà con ngƣời đang sống mang đầy ý nghĩa thiêng
liêng…(Ki- tô giáo cho rằng đó là Thiên đƣờng, Phật giáo cho rằng đó là cõi Niết bàn…). Ngƣợc lại, đa số những ngƣời không theo tôn giáo đều cho rằng sự sống ở cuộc đời này là tất cả.
Trong câu đối đề ở trại núi (sơn xá), nguyễn Thƣợng Hiền có viết: “Nhân thế nhƣ mộng, mộng nhi hữu giác, thục nhƣợc giác nhi vô mộng ” (Đời ngƣời nhƣ mộng, mộng mà lại tỉnh, chi bằng tỉnh mà không mộng) [91,tr.167]
Có lẽ ông viết câu đối này trong thời gian ở ẩn trên núi Nƣa (Na Sơn , Thanh Hoá). Quan niệm “đời ngƣời nhƣ mộng” bị ảnh hƣởng sâu đậm từ nhân sinh quan Phật - Đạo, cho rằng cuộc đời ngƣời ta nhƣ mộng, nhƣ ảo. Phật giáo cho rằng, đại thiên thế giới biến hóa vô thƣờng và bản chất hƣ ảo, không thực. “Mộng mà lại tỉnh”- tỉnh để mà thực hiện giấc mộng dài của đời ngƣời. Thế nhƣng, Nguyễn Thƣợng Hiền là nhà nho chân chính sống vì đời, vì ý thức trách nhiệm của nhà nho đối với vua, với dân, với nƣớc mà không thể “mộng” đƣợc lại đành “chi bằng tỉnh mà không mộng”. Cho dù có ảnh hƣởng từ Phật – Đạo thì cũng là Phật cứu đời, Lão – Trang giữ mình trong sạch, để làm một nhà nho ẩn dật chờ thời, để rồi đến lúc phải “tỉnh”, phải hành động, phải dấn thân. “ Nguyễn Thƣợng Hiền dầu có tƣ tƣởng theo đạo tiên, song vẫn không thoát khỏi ảnh hƣởng của ý thức hệ Nho giáo. Lòng ông vẫn không đoạn tuyệt đƣợc mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em và bè bạn. Do đó, cái quan niệm về quốc gia xã hội của nho giáo không cho phép ông thoát ly trần tục nhƣ Trần Tu hay Từ Thức mà chắc ông cũng biết đó là những chuyện hoang đƣờng. Ngoài những giây phút hoang mang dao động trƣớc thời cuộc rối ren, buộc ông phải gửi mình vào cõi mơ mộng cho dễ khuây khoả, ông vẫn nhớ đến việc vua Hàm Nghi bị bắt đƣa sang Tây, nhớ đến nhạc phụ đang gửi mình nơi Bắc quốc, nhớ bạn hữu cũ ở chốn đế đô, nhớ cha già ở bên núi Ngự” [91, tr.15]
Sau khi tỉnh mộng, Nguyễn Thƣợng Hiền đã tự ý thức đƣợc trách nhiệm của một nhà nho chân chính, phải vì đời mà hành động. Cuộc đời này
đã có, đã hiện hữu thì cho dù nó hay, dở thế nào cũng không thể trốn tránh đƣợc. Vì vậy phải đem sức lực, trí tuệ của mình ra để góp sức giúp đời, cứu đời, phải tìm lấy một con đƣờng để mà hành động cho đúng lẽ phải và khỏi uổng phí sự sống của mình. Hơn nữa, hiện thực mất nƣớc đau lòng trƣớc mắt cũng làm ông “tỉnh mộng”:
“ Kim khuyết xuy giả nhật dạ thanh Mai hoa mộng doạn thỉnh trƣờng anh Dịch nghĩa:
“ Ở chốn cửa vàng, tiếng kèn thổi suốt ngày đêm,
Giấc mộng hoa mai chợt tỉnh muốn đi đầu quân” [91 , tr. 78] Một nhà nho chân chính trƣớc khi làm bất cứ việc gì đều có sự suy tính kỹ và hành động một cách thận trọng. Việc Nguyễn Thƣợng Hiền quyết định “dấn thân” vào con đƣờng cứu nƣớc, cứu dân đã chứng tỏ ông đã tự phá vỡ đƣợc sự cô tịch khép kín của mình và đây là một sự mới mẻ với đƣơng thời, cũng nhƣ với chính bản thân ông là một nhà nho nệ cổ.
* Quan niệm về sống – chết
Cũng có lúc Nguyễn Thƣợng Hiền than thân, trách phận, bất lực trƣớc hiện thực cuộc sống, đó là thời kỳ sau khi đậu Hoàng Giáp( 1892):
“ Chữ danh làm nên, ôi đã quá muộn
Thấy cảnh cát bụi lệ nhỏ đầm khăn” [ 91, tr 71]
Có lẽ, trƣớc đây ông cho rằng cần phải có danh vị để đứng ra gánh vác việc lớn phò vua giúp nƣớc, giúp dân, vì thế ông đã học để thi đỗ. Nay, thi đỗ rồi ông lại không muốn ra làm quan vì ông hiểu rằng làm nhƣ vậy cũng không giúp gì đƣợc cho dân, cho nƣớc. Ông hối tiếc khi nên danh trong buổi lỗi thời, đã quá muộn để thay đổi trật tự xã hội. Lúc này, Nguyễn Thƣợng Hiền cảm thấy cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì cả:
Đau buồn tấm lòng trăm năm đời mình” [91 , tr. 71]
Nhƣng cái thời điểm thƣơng thân, trách phận của Nguyễn Thƣợng Hiền qua đi nhanh chóng. Khi buộc phải ra làm quan(1895), tận mắt chứng kiến cảnh đất nƣớc bị giặc ngoại xâm giày xéo, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ, ý thức trách nhiệm của nhà nho kéo ông trở lại với hiện thực bộn bề của cuộc sống. Ông tìm lại đƣợc ý nghĩa của cuộc đời mình. Đã đƣợc sinh ra ở trên đời, sống phải cho ra sống, phải có chí khí, phải có trách nhiệm với cuộc đời, xã hội và với chính mình. Vì vậy mà phải chủ động hành động, không thể nhờ cậy vào một lực lƣợng siêu nhiên nào:
“ Ví sinh ra ở đời này,
Hẳn không chịu bó hai tay ngóng trời” [91, tr.173]
Cái ý chí quyết tâm “thề rửa thẹn cho nƣớc” đã đƣợc Nguyễn Thƣợng Hiền nung nấu từ lâu: “Năm Ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên(1885), tôi 18 tuổi, đang trú ở kinh đô thì gặp lúc quân Pháp hãm thành. Mắt tôi đã thấy bọn hung đồ tàn phá khắp nơi và cảnh núi sông tan vỡ dƣới bàn tay tàn bạo của chúng. Tôi khôn xiết đau lòng, quyết chí thề rửa thẹn cho nƣớc” [91 , tr.162 - 163].
Trƣớc hiện thực mất nƣớc, mất vua ý chí quyết tâm “trả mối thù Hàn” của Nguyễn Thƣợng Hiền thật vô cùng mãnh liệt. Ngƣời quân tử trong xã hội phong kiến sống là để thực hiện trách nhiệm “rửa thẹn cho sông núi” và đền “ơn nghĩa vua cha”, sống phải xứng đáng là một trung thần, hết mình phò vua đánh giặc cứu nƣớc, sống vẻ vang mà chết cũng quang vinh. Có nhƣ vậy sự sống ở đời mới có ý nghĩa :
“Thân nam nhi đƣờng đƣờng bảy thƣớc Vì nƣớc nhà trù tính mƣu xa
Chết thì làm Đặng tƣớng quân
“Còn sống quyết rửa thẹn cho sông núi
Chƣa chết khó quên ơn của vua cha” [ 91, tr.100]
Các tác phẩm văn thơ của ông hầu hết đều thể hiện rõ rệt ý thức về trách nhiệm của kẻ sĩ đối với non sông. Vì sự tồn vong của dân tộc và trách nhiệm, bổn phận của ngƣời trí thức mà Nguyễn Thƣợng Hiền đã dám dấn thân vào cuộc đấu tranh tìm đƣờng hƣớng mới cho dân tộc. Tiếp bƣớc các bậc tiền bối, ông tự thấy mình phải có bổn phận chung vai “đƣơng lấy cái gánh còn mất của nƣớc nhà”. Ông đã thực sự gắn bó số phận của mình với số phận của dân tộc, hy sinh trọn đời cho đất nƣớc, sự sống sự chết gắn với trách nhiệm làm ngƣời; “thuỷ chung đem thân mình hẹn với non sông nƣớc nhà cùng vui, cùng lo, cùng sƣớng, cùng khổ” :
“Tôi sinh ra vào buổi không may, khi trẻ gặp loạn lạc, nên đã đƣợc tự mình trông thấy các tiền bối thi nhau giúp nƣớc trong cơn hoạn nạn, nằm gai nếm mật, khắc xƣơng thề lòng; tôi lại cùng các đồng chí đƣơng lấy cái gánh còn mất của nƣớc nhà nên trèo non vƣợt bể, trải đủ trăm điều gian khổ, ấy chỉ vì thuỷ chung đem thân mình hẹn với non sông nƣớc nhà cùng vui cùng lo, cùng sƣớng cùng khổ” [ 91, tr158]. Ở đây, Nguyễn Thƣợng Hiền phần nào đã đề cập tới nguyên tắc sống “ mình vì mọi ngƣời”.
Qua các tác phẩm cũng nhƣ chính cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Nguyễn Thƣợng Hiền luôn thể hiện quan niệm về sống chết, sƣớng khổ, vinh nhục... một cách rõ ràng và tích cực. Sống cho ra sống, chết cũng phải chết một cách vinh quang vì dân, vì nƣớc, xả thân vì nghĩa lớn. Nguyễn Thƣợng Hiền luôn luôn ý thức đƣợc trách nhiệm cá nhân trƣớc cuộc sống, nhƣng vẫn là ý thức trách nhiệm của nhà nho trong xã hội phong kiến.
2.2.2. Quan niệm về lý tưởng sống
Quan niệm về lý tƣởng sống của Nguyễn Thƣợng Hiền là cả một quá trình trăn trở, tìm tòi và tự vƣợt chính mình.
Nguyễn Thƣợng Hiền đƣợc sinh trƣởng trong một gia đình cao khoa, hiển hoạn. Hơn nữa, xã hội lúc bấy giờ chế độ khoa cử còn đang thịnh hành, vì thế, Nguyễn Thƣợng Hiền sống theo lý tƣởng của một ngƣời quân tử trong xã hội phong kiến, phải học để đỗ đạt cao trong các kỳ thi, phải có danh vọng để trở về vinh quy bái tổ, rồi sau đó ra giữ một chức vụ nào đó trong triều, phò vua giúp nƣớc, giúp dân.
* Giai đoạn 1892 -1895
Thời kỳ này xã hội có phần thay đổi, nên quan niệm về lý tƣởng sống của Nguyễn Thƣợng Hiền cũng đã thay đổi. Ông tìm về lý tƣởng sống của đạo Lão - Trang để giữ mình trong sạch, tránh đám công danh mà ông cho là đầy cát bụi. Lúc này tƣ tƣởng làm một ẩn sỹ theo đạo tiên thƣờng ám ảnh thần trí ông. Đây là một sự lảng tránh thời cuộc nhƣng đồng thời cũng là một bƣớc tiến trong tƣ tƣởng của ông. Nguyễn Thƣợng Hiền cảm thấy đỗ đạt cao trong thời buổi hỗn loạn này dƣờng nhƣ chẳng có ý nghĩa gì. Thà giữ cho mình trong sạch, hƣớng tới cái thánh thiện tuyệt đối, giữ gìn đạo đức cá nhân còn hơn là đem thân làm kiếp trâu ngựa phục dịch kẻ thù. Trong khi ngƣời ta đua nhau “mua quan bán tƣớc”, để có một vị thế trong xã hội hòng ngồi yên hƣởng ơn vua, lộc nƣớc, việc Nguyễn Thƣợng Hiền dứt bỏ đƣợc ham muốn công danh và từ chối bổng lộc của triều đình đã là một bƣớc đột phá trong quan niệm chung của xã hội đƣơng thời. Điều đó đã biểu hiện sự khác ngƣời và hơn ngƣời đời của ông. Nguyễn Thƣợng Hiền quay về với lý tƣởng sống của đạo Lão – Trang phải chăng cũng là một hình thức ẩn nhẫn của nhà nho để chờ đợi thời cơ?
* Giai đoạn 1895 -1918
Sau khi ra làm quan, Nguyễn Thƣợng Hiền tận mắt chứng kiến cảnh đất nƣớc bị giặc ngoại xâm giày xéo, cuộc sống vô cùng khổ cực, lầm than của nhân dân khiến ông bừng tỉnh. Con ngƣời vị đời hành đạo của ông trỗi dậy mạnh mẽ, cƣơng quyết hơn lúc nào hết. Lúc này điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất
mà Nguyễn Thƣợng Hiền mong ƣớc và coi nhƣ mục tiêu phấn đấu của đời mình là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho nƣớc nhà và thực hiện canh tân đất nƣớc, phát triển xã hội. Toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng và các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Thƣợng Hiền đều thể hiện lý tƣởng sống đó của ông. Thời kỳ này Nguyễn Thƣợng Hiền sống với lý tƣởng của một nhà nho duy tân đầy nhiệt tình cách mạng.
* Giai đoạn 1918 -1925
Giai đoạn cuối đời này, Nguyễn Thƣợng Hiền lại tìm về với lý tƣởng sống của Phật giáo:
“Hăm lăm triệu xƣơng tan thịt nát, xót đồng bào đƣơng giữa bể trầm luân;_Toan một mình trống tối chuông mai, dắt đại chúng thoát ra vòng khổ nạn” [ 91, tr187]
Tóm lại, quan niệm về lý tƣởng sống của Nguyễn Thƣợng Hiền không phải là một quan niệm cứng nhắc, mà là cả một quá trình biến chuyển phức tạp. Tuy lý tƣởng sống của Nguyễn Thƣợng Hiền chƣa đạt đến lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa nhƣng đó là do hạn chế thời đại. Ở thời đại Nguyễn Thƣợng Hiền, đạt đƣợc lý tƣởng sống vì dân vì nƣớc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nƣớc, vì sự tiến bộ chung của xã hội, đầy tính cách mạng đã là một đóng góp lớn lao. Trong cả quá trình sống trăn trở tìm tòi, tự vƣợt lên chính mình đó của Nguyễn Thƣợng Hiền, (tuy có lúc tiến lên có lúc lùi lại nhƣng) đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, ở ông một con ngƣời đầy nghị lực, đầy nhiệt tình cách mạng, dám thay đổi, dám dấn thân và xả thân cho sự nghiệp cứu nƣớc, cứu dân.
2.3. QUAN NIỆM NHÂN SINH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền xuất phát từ tƣ tƣởng yêu nƣớc, vì dân, vì nƣớc. Thực hiện lý tƣởng đấu tranh cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp xâm lƣợc và chấn hƣng kinh tế, canh tân đất nƣớc là mục đích của nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền.
2.3.1 Quan niệm về cuộc đời làm cách mạng giải phóng dân tộc
Trƣớc cảnh đất nƣớc trong vòng nô lệ lầm than, Nguyễn Thƣợng Hiền vô cùng đau xót. Mặc dù xuất thân từ gia đình khoa bảng, nhƣng ông đã dứt bỏ tất cả, quyết chí ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc(1907). Cả cuộc đời ông là cuộc đời làm cách mạng. Tƣ tƣởng vì dân, vì nƣớc của Nguyễn Thƣợng Hiền thể hiện rất sâu sắc trong thơ văn của ông cũng nhƣ trong quá trình hoạt động cách mạng của ông. Ở Nguyễn Thƣợng Hiền, tƣ tƣởng thống nhất với hoạt động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, nên chúng ta chỉ có thể làm bật lên nhân sinh quan cách mạng thông qua việc nghiên cứu quá trình hoạt động cách mạng của ông ở cả trong và ngoài nƣớc.
a. Quá trình hoạt động cách mạng ở trong nước(1895 -1907)
Sau khi đƣợc giác ngộ bởi Tân thƣ, nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền chuyển biến sang một bƣớc hoàn toàn mới. Tầm mắt đƣợc rộng mở, Nguyễn Thƣợng Hiền nhƣ đƣợc hồi sinh. Trong bài “ Lời nói cảm động” đã nói ở trên, Nguyễn Thƣợng Hiền viết: “Tôi về ở núi luôn mấy năm, cùng các nghĩa sĩ Bắc Nam bí mật qua lại” [91, tr.163]. Buổi đầu, Nguyễn Thƣợng Hiền qua lại với những ngƣời có chí khí nhƣ Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng,…đàm đạo chính sự, bàn luận văn chƣơng.
Ở Hà Nội, Nguyễn Thƣợng Hiền đƣợc gặp Tăng Bạt Hổ kể cho biết rõ cuộc Duy tân ở Nhật Bản, cuộc vận động cách mạng ở Trung Quốc. Nguyễn Thƣợng Hiền viết: “Mùa xuân năm Mậu Tuất(1898), Sƣ Thiệu từ nƣớc ngoài lén về, tới thăm tôi ở Hà nội… suốt ngày nói chuyện, tôi đƣợc rõ tin tức các vị lánh ra nƣớc ngoài. Cũng nhƣ trong dịp này tôi biết đƣợc lịch sử của sƣ Thiệu, việc ông đánh nhau với bọn cƣờng địch, việc ông lăn lộn ra nƣớc ngoài giúp tƣớng nhà Thanh là Lƣu Vĩnh Phúc đánh quân Nhật ở Đài Loan, việc ông cùng bạn đồng chí là Nguyễn Đức Hậu ra vào đất Tiêm La” [91, tr. 163]
Cũng trong thời gian đó, Nguyễn Thƣợng Hiền và Tăng Bạt Hổ đã bàn tính, thống nhất kế hoạch cứu nƣớc. Các ông cho rằng việc cứu nƣớc cần phải kết nạp những kẻ hào kiệt, con cháu những nhà trung nghĩa. Tại sao vậy? Phải chăng vì những con ngƣời này đƣợc đào luyện trong khuôn khổ của hệ thống ý thức hệ phong kiến, họ chính là lƣơng tâm, linh hồn của xã hội và đang đƣợc xã hội xem trọng, tiếng nói của họ có tác dụng lớn trong nhân dân. Hơn nữa, những ngƣời này cũng là những phần tử sớm giác ngộ về phƣơng diện ý thức dân tộc. Bản thân họ đã sẵn lòng yêu nƣớc, căm thù giặc sâu sắc, và cũng mong tìm đƣợc những ngƣời đồng tâm đồng chí. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Thƣợng Hiền biết tác động, lôi kéo tầng lớp nhạy cảm nhất với thời cuộc phục vụ cho cách mạng cứu nƣớc là hoàn toàn hợp lý và kịp thời. Chính Nguyễn Thƣợng Hiền viết: “ Tôi cùng sƣ Thiệu bàn tính cho rằng việc cứu nƣớc cần phải kết nạp những kẻ hào kiệt, thăm hỏi con cháu các nhà trung nghĩa. Chúng tôi kiểm điểm tỉnh nào có nhà nào, họ nào, ngƣời nào là có thể liên kết làm vây cánh. Lại ghi nhớ những vị nào có con giỏi, ngƣời nào thông minh dũng cảm có thể giúp việc đƣợc thì tìm cách đƣa họ xuất dƣơng, rèn luyện cho họ thành tài để về sau dùng làm rƣờng cột cho nƣớc nhà” [91, tr. 163].
Trong điều kiện xã hội thời đại Nguyễn Thƣợng Hiền bấy giờ, việc thấy đƣợc vai trò của các cá nhân kiệt xuất, vai trò của những ngƣời lãnh đạo