Trƣớc cảnh đất nƣớc trong vòng nô lệ lầm than, Nguyễn Thƣợng Hiền vô cùng đau xót. Mặc dù xuất thân từ gia đình khoa bảng, nhƣng ông đã dứt bỏ tất cả, quyết chí ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc(1907). Cả cuộc đời ông là cuộc đời làm cách mạng. Tƣ tƣởng vì dân, vì nƣớc của Nguyễn Thƣợng Hiền thể hiện rất sâu sắc trong thơ văn của ông cũng nhƣ trong quá trình hoạt động cách mạng của ông. Ở Nguyễn Thƣợng Hiền, tƣ tƣởng thống nhất với hoạt động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, nên chúng ta chỉ có thể làm bật lên nhân sinh quan cách mạng thông qua việc nghiên cứu quá trình hoạt động cách mạng của ông ở cả trong và ngoài nƣớc.
a. Quá trình hoạt động cách mạng ở trong nước(1895 -1907)
Sau khi đƣợc giác ngộ bởi Tân thƣ, nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền chuyển biến sang một bƣớc hoàn toàn mới. Tầm mắt đƣợc rộng mở, Nguyễn Thƣợng Hiền nhƣ đƣợc hồi sinh. Trong bài “ Lời nói cảm động” đã nói ở trên, Nguyễn Thƣợng Hiền viết: “Tôi về ở núi luôn mấy năm, cùng các nghĩa sĩ Bắc Nam bí mật qua lại” [91, tr.163]. Buổi đầu, Nguyễn Thƣợng Hiền qua lại với những ngƣời có chí khí nhƣ Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng,…đàm đạo chính sự, bàn luận văn chƣơng.
Ở Hà Nội, Nguyễn Thƣợng Hiền đƣợc gặp Tăng Bạt Hổ kể cho biết rõ cuộc Duy tân ở Nhật Bản, cuộc vận động cách mạng ở Trung Quốc. Nguyễn Thƣợng Hiền viết: “Mùa xuân năm Mậu Tuất(1898), Sƣ Thiệu từ nƣớc ngoài lén về, tới thăm tôi ở Hà nội… suốt ngày nói chuyện, tôi đƣợc rõ tin tức các vị lánh ra nƣớc ngoài. Cũng nhƣ trong dịp này tôi biết đƣợc lịch sử của sƣ Thiệu, việc ông đánh nhau với bọn cƣờng địch, việc ông lăn lộn ra nƣớc ngoài giúp tƣớng nhà Thanh là Lƣu Vĩnh Phúc đánh quân Nhật ở Đài Loan, việc ông cùng bạn đồng chí là Nguyễn Đức Hậu ra vào đất Tiêm La” [91, tr. 163]
Cũng trong thời gian đó, Nguyễn Thƣợng Hiền và Tăng Bạt Hổ đã bàn tính, thống nhất kế hoạch cứu nƣớc. Các ông cho rằng việc cứu nƣớc cần phải kết nạp những kẻ hào kiệt, con cháu những nhà trung nghĩa. Tại sao vậy? Phải chăng vì những con ngƣời này đƣợc đào luyện trong khuôn khổ của hệ thống ý thức hệ phong kiến, họ chính là lƣơng tâm, linh hồn của xã hội và đang đƣợc xã hội xem trọng, tiếng nói của họ có tác dụng lớn trong nhân dân. Hơn nữa, những ngƣời này cũng là những phần tử sớm giác ngộ về phƣơng diện ý thức dân tộc. Bản thân họ đã sẵn lòng yêu nƣớc, căm thù giặc sâu sắc, và cũng mong tìm đƣợc những ngƣời đồng tâm đồng chí. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Thƣợng Hiền biết tác động, lôi kéo tầng lớp nhạy cảm nhất với thời cuộc phục vụ cho cách mạng cứu nƣớc là hoàn toàn hợp lý và kịp thời. Chính Nguyễn Thƣợng Hiền viết: “ Tôi cùng sƣ Thiệu bàn tính cho rằng việc cứu nƣớc cần phải kết nạp những kẻ hào kiệt, thăm hỏi con cháu các nhà trung nghĩa. Chúng tôi kiểm điểm tỉnh nào có nhà nào, họ nào, ngƣời nào là có thể liên kết làm vây cánh. Lại ghi nhớ những vị nào có con giỏi, ngƣời nào thông minh dũng cảm có thể giúp việc đƣợc thì tìm cách đƣa họ xuất dƣơng, rèn luyện cho họ thành tài để về sau dùng làm rƣờng cột cho nƣớc nhà” [91, tr. 163].
Trong điều kiện xã hội thời đại Nguyễn Thƣợng Hiền bấy giờ, việc thấy đƣợc vai trò của các cá nhân kiệt xuất, vai trò của những ngƣời lãnh đạo cách mạng là đóng góp lớn lao, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Thƣợng Hiền. Tuy nhiên điều đó lại cũng thể hiện mặt hạn chế của nhân sinh quan Nguyễn Thƣợng Hiền: quá đề cao, chú ý đến vai trò của cá nhân kiệt xuất mà chƣa thấy đƣợc vai trò của quần chúng nhân dân. Đây cũng là hạn chế chung của các nhà cách mạng thời đại Nguyễn Thƣợng Hiền.
Có lẽ do thành phần xuất thân mà Nguyễn Thƣợng Hiền chƣa thấy đƣợc vai trò vô cùng to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặc dù ông luôn luôn gần dân, quan tâm đến đời sống cực khổ của nhân dân (kể cả lúc đã cáo quan hay còn đƣơng chức) nhƣng Nguyễn Thƣợng Hiền
chƣa thấy sức mạnh tiềm tàng trong nhân dân. Ông thƣơng dân nghèo đói nên tìm mọi cách giúp dân cứu đói, thậm chí còn lập hội cứu tế giúp dân qua nạn đói khủng khiếp dƣới triều Thành Thái. Sau này, ông hô hào nhân dân bỏ hủ tục tập quán cũ, lập hội buôn, lập xƣởng công nghệ… làm giàu cho dân. Tuy thế, Nguyễn Thƣợng Hiền chƣa có ý thức liên kết, lôi kéo quần chúng nhân dân làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp xâm lƣợc. Lực lƣợng cách mạng mà Nguyễn Thƣợng Hiền trông cậy chủ yếu là tầng lớp trí thức ít ỏi trong xã hội bấy giờ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong cuộc đời cách mạng của ông.
Bên cạnh những hành động thực tế, Nguyễn Thƣợng Hiền còn dùng văn tài của mình sáng tác những bài thơ, bài văn đả kích nhà cầm quyền và khêu gợi lòng ái quốc trong giới sỹ phu nhƣ bài: “Độc danh sơn phú thƣ hậu” và bài ghi cảm tƣởng của ông sau khi đọc bài phú “Bái thạch vi huynh” của Phan Bội Châu. Ngoài ra, Nguyễn Thƣợng Hiền còn sáng tác những bài thơ, văn cổ động cho phong trào Duy tân đang chớm nở nhƣ bài “ Phú cải lƣơng”, “ Hợp quần doanh sinh thuyết”, thơ điếu Phan Đình Phùng(“ Phan Đình Phùng vãn từ” )…Bài “Phú cải lƣơng” bằng chữ nôm của Nguyễn Thƣợng Hiền làm bằng những câu cách ngôn và tục ngữ bóng bẩy, sâu xa nhƣng rất dễ nhớ, dễ thuộc. Bài phú của ông nhƣ tiếng còi báo động, tiếng chuông cảnh tỉnh, làm giật mình những ngƣời đang yên hƣởng giàu sang với ơn vua, lộc nƣớc, những kẻ còn say mê khoa cử. Bài phú đã khiến họ sinh lòng lo ngại cho địa vị của mình. Nhà cầm quyền đặc biệt chú ý bài “ Phú cải lƣơng”, bởi nó có nhiều đoạn bất lợi cho chính sách ngu dân của thực dân và phong kiến. Đó là những câu:
- “ Mật ít ruồi nhiều, nghĩ ngƣời ta đang ra sức đua tranh, khéo đâu đất bỏ hoang, của sẵn mang dâng, cây đổ còn toan đào đứt gốc; - Quýt làm cam chịu, tại kẻ trƣớc hoá bây giờ vất vả, may thay trời mở lối, cơn mê chợt tỉnh, rƣợu ngon nay đã nếm qua mùi” [91, tr.168]
- “ Bƣớc công danh vui lắm cũng lo nhiều, trong lƣng đã chắc hơn ai, đơm đó ngọn tre, đừng háo hức chi nghề kiếm cá; - Đƣờng danh lợi vinh kia thì nhục đó, có miếng phải mang lấy tiếng, múa tay trong bị, khéo mê man chi sự ăn xôi”[91, tr 169].
- “Lối dụng tài đã bỏ hết hƣ khoa, thôi những anh hay thi hay phú, hay kinh nghĩa hay sách văn, đứt đuôi nòng nọc; - Đƣờng tiến hoá cốt tìm ra thực hiệu, kìa những kẻ nào mũ, nào giầy, nào ba – toong, nào ô máy, tốt mã dẻ cùi” [91, tr.170].
Trong bài thơ viết bằng tiếng Việt theo thể song thất lục bát “ Hợp quần doanh sinh thuyết”, Nguyễn Thƣợng Hiền đã vạch ra một chƣơng trình tƣơng đối bao quát, đại ý khuyên đồng bào nên hùn vốn lập xƣởng công nghệ, mở mang nghề buôn, lập trại canh nông và chăn nuôi để mở rộng nguồn lợi cho nƣớc và thêm công ăn việc làm cho dân nghèo. Muốn thực hiện đƣợc những việc ấy, mọi ngƣời trong nƣớc phải đoàn kết và tín nhiệm nhau; đồng thời cần khai thông dân trí, có nhƣ vậy thì mọi việc dù khó khăn đến đâu cũng làm đƣợc.
Nguyễn Thƣợng Hiền cáo quan về nhà “ phụng dƣỡng lão thân” từ khoảng sau năm 1895 đến 1901. Thời gian ấy, ông đã hoạt động hết mình với niềm say mê tìm hƣớng đi mới. Ông tự ý thức đƣợc rằng, cuộc sống của ông thật có ý nghĩa. Nhà cầm quyền biết rõ hành tung của ông, họ biết ông nhiều lần đi Sơn Tây viếng cảnh Sài Sơn, đi Đà Nẵng thăm núi Ngũ Hành, lên chùa Ba La Mật cùng sƣ Viên Giác than thở cuộc đời dâu bể; ra làng Kế Môn gặp ẩn sỹ Nguyễn Lộ Trạch bàn việc thiên hạ. Hơn nữa, ông còn ngấm ngầm qua lại với những ngƣời thuộc dƣ đảng Cần Vƣơng nhƣ Tăng Bạt Hổ, giao du với những phần tử có tƣ tƣởng cách mạng nhƣ Phan Bội Châu. Trong nhà ông có nhiều báo chí mới nhƣ “ Đăng cổ tùng báo” của Đào Nguyên Phổ, báo “Tân Dân” của đảng cách mạng Trung Quốc và nhất là, có nhiều sách Tân thƣ của Khang Hữu Vi, Lƣơng Khải Siêu.
Những hoạt động cách mạng của Nguyễn Thƣợng Hiền, dù là dƣới hình thức nào, qua những bài thơ, văn cổ động tinh thần yêu nƣớc, cũng nhƣ qua những hoạt động thực tế, hay những cuộc gặp gỡ với các chí sỹ cách mạng, đều không qua đƣợc mắt nhà cầm quyền. Chính vì thế, sau một cuộc điều tra khá tƣờng tận, Viện cơ mật đã quyết định tái bổ Nguyễn Thƣợng Hiền làm quan đốc học tỉnh Ninh Bình(1901). Nguyễn Thƣợng Hiền hiểu rõ rằng, ông không thể viện lẽ vì có “ lão thân tại đƣờng” mà từ chối đƣợc nữa. Bởi Ninh Bình là tỉnh nằm giữa Thanh Hoá và Hà Đông, nên bất cứ thân phụ ông yên dƣỡng ở nơi nào trong hai tỉnh ấy, ông đều có thể làm tròn đạo hiếu bằng cách thỉnh thoảng về thăm viếng, hỏi han.
Trở lại quan trƣờng rồi, Nguyễn Thƣợng Hiền vẫn tiếp tục hoạt động cho cách mạng trong phạm vi có thể, cho dù bị theo dõi chặt chẽ. Trong những buổi giảng sách và chấm bài cho học sinh, Nguyễn Thƣợng Hiền luôn luôn lồng vào những tƣ tƣởng yêu nƣớc, phục quốc. Mỗi lần ra bài, ông đều chọn những đầu đề khêu gợi lòng yêu nƣớc. Qua những bài làm của học sinh, ông biết đƣợc những ai có chí lớn thì ghi nhớ tên họ để điều tra, vận động.
Nguyễn Thƣợng Hiền đặc biệt lƣu ý đến con em các thế gia cự tộc, các nhà trung nghĩa, nhất là các “cừu gia tử đệ”. Ngoài những buổi giảng sách và chấm bài cho học sinh, Nguyễn Thƣợng Hiền còn bí mật liên lạc với các bạn tâm phúc để tìm cách đẩy mạnh phong trào Duy tân tiến lên và chọn thêm đồng chí trong đám trí thức và thanh niên. Ở Ninh Bình thời gian đó, Nguyễn Thƣợng Hiền nhiều lần hội đàm với Tăng Bạt Hổ. Có lần, Tăng Bạt Hổ khuyên Nguyễn Thƣợng Hiền xuất dƣơng nhƣng Nguyễn Thƣợng Hiền đã nói: “ Lo việc nƣớc thì ở lại hay ra đi cũng nhƣ nhau. Thân phụ tôi tuổi đã tám mƣơi, bệnh ngày càng nặng, tôi xin đƣơng trách nhiệm ở lại. Nhƣng chí tiến còn mạnh, chẳng bao lâu chúng ta sẽ gặp nhau ở hải ngoại” [91, tr.163]
Cũng tại Ninh Bình, Nguyễn Thƣợng Hiền đã tiếp Phan Bội Châu trƣớc khi Phan ra nƣớc ngoài cùng với Tăng Bạt Hổ. Nguyễn Thƣợng Hiền viết: “
Sƣ Thiệu đi vào Nam; ít lâu ông cùng với bạn cũ của tôi là Sào Nam đến thăm tôi ở Ninh Bình nói cho biết hai ông sắp sang Nhật, tôi rất mừng, cùng nhau nói chuyện bí mật mấy ngày mới từ giã nhau” [91, tr.163]. Đầu năm 1905, Tăng Bạt Hổ dẫn đƣờng cho Phan Bội Châu sang Nhật Bản. Tháng chín năm ấy Tăng Bạt Hổ về nƣớc thì Nguyễn Thƣợng Hiền đã đổi làm đốc học tỉnh Nam Định. Thời kỳ đó, trong tỉnh thành có rất nhiều mật thám qua lại, Nguyễn Thƣợng Hiền phải đƣa ông bạn quốc sự tạm trú trong một nhà ở xóm phía Nam thành phố. Theo quyển “ Phong trào Đại Đông du” của Phƣơng Hữu thì Nguyễn Thƣợng Hiền đã nói chuyện với cụ Đốc Định Trạch giành riêng một gian nhà trong cho các nhà cách mạng nhƣ Phan Bội Châu, Huấn Quyền, Tăng Bạt Hổ để cùng nhau hội họp bàn việc nƣớc. Cụ Đốc Định Trạch là một hƣu quan có thế lực ở vùng Nam Định. Có lẽ lần này Tăng Bạt Hổ trọ tại nhà cụ Đốc Định Trạch chăng?.
Cũng trong “Lời nói cảm động…”, Nguyễn Thƣợng Hiền viết : “ Hai ông sang Nhật chƣa đầy năm thì Hội chủ cũng xuất dƣơng. Phong trào trong nƣớc lên mạnh, Sƣ Thiệu lại lén về nƣớc gặp tôi ở Nam Định. Buổi ấy trong thành bọn địch đề phòng nghiêm ngặt, tôi phải tìm nơi cho ông tạm trú tại nhà ông kia ở phía Nam tỉnh thành. Cứ tối ông lén tới nhà tôi bí mật bàn bạc những việc quan trọng; đến ba, bốn giờ khuya mới đi ngủ; mờ sáng thì ông lại mặc áo xoàng trở về nhà trú. Cứ nhƣ thế bảy, tám ngày rồi tôi cùng ông đi tới xứ nọ gặp ngƣời nọ ƣớc hẹn giúp sức. Sau đó, Sƣ Thiệu từ biệt tôi đi tìm bạn tâm phúc. Tôi cũng đã liên lạc với các giới có phần khá tiến bộ. Từ đó, các đồng chí tìm cách mở rộng thêm” [91, tr.164]
Sau cuộc gặp gỡ Tăng Bạt Hổ lần này, Nguyễn Thƣợng Hiền rất phấn khởi và tin tƣởng vững chắc vào tiền đồ của cách mạng. Lúc này, phong trào trong nƣớc đang lên rất mạnh, đặc biệt phong trào cách mạng ở Bắc Hà. Nguyễn Thƣợng Hiền cố gắng tìm trong đám học sinh những ngƣời có thể chất tốt, ý chí cao để vận động, khuyên họ hƣởng ứng phong trào Đông du do
Phan Bội Châu đề xƣớng. Chính vì vậy, số thanh niên vùng Nam Định xuất dƣơng du học nhiều và sớm hơn các tỉnh khác ở Bắc kỳ cũng là nhờ có sự cổ vũ của Nguyễn Thƣợng Hiền.
Năm 1908, Pháp đàn áp dã man phong trào Đông kinh nghĩa thục ở các tỉnh Bắc kỳ, mọi ngƣời đều phải đem những sách vở và văn thơ do nhóm Đông kinh nghĩa thục phổ biến đến nhà cầm quyền giao nộp. Duy có tỉnh Ninh Bình không làm việc ấy. Bọn thống trị cho rằng đó là bởi ảnh hƣởng của Nguyễn Thƣợng Hiền đã đi sâu vào lòng ngƣời. Ngoài việc giúp phong trào Đông du, Nguyễn Thƣợng Hiền vẫn tiếp tục giao thiệp với các nhân sỹ Hà thành nhƣ Dƣơng Bá Trạc, Lƣơng Văn Can, Nguyễn Quyền để đẩy mạnh phong trào Duy tân trong nƣớc.
Năm 1907, toàn quyền Pháp thấy vua Thành Thái thông minh, cƣơng quyết, việc gì cũng chống lại chúng, nên chúng ghét và vu cho vua có tật điên, đem giam ở biệt cung, định truất ngôi. Bọn thống trị thực dân đƣa Trƣơng Nhƣ Cƣơng làm quốc trƣởng bù nhìn thay vua. Lập tức, một làn sóng phản đối đƣợc giới sỹ phu gợi lên làm chấn động lòng ngƣời. Nguyễn Thƣợng Hiền là ngƣời thiết tha với chủ nghĩa quân chủ nên càng căm giận bội phần. Trong không khí phẫn nộ của quốc dân, ông đã làm một bài kháng nghị chống việc bỏ vua lập quốc trƣởng. Lời kháng nghị của ông rất kịch liệt, ông định lấy chữ ký công khai nhƣng thấy nhiều ngƣời e ngại nên ông tự ký một mình, đi thẳng tới trƣớc chính phủ Pháp trình với Thống Sứ Bắc Kỳ, chất vấn gắt gao không chút kiêng dè. Ông có ý muốn liều một cái chết để khích lệ lòng căm phẫn của nhân dân trong nƣớc. Bọn Pháp tuy tức giận nhƣng vì lời ông thẳng thắn, hợp lý nên phải dùng lời khéo để khuyên giải và hứa chuyển lời kháng nghị của ông cho Nam triều. Bề ngoài là vậy, nhƣng bên trong chúng biết rõ rằng thái độ của ông có nguy hại đến nền thống trị của chúng. Vì vậy, kể từ đó chúng càng do thám ông ngặt nghèo hơn và muốn đợi dịp sẽ viện cớ khác để giết hại
ông. Nguyễn Thƣợng Hiền và các bạn đồng chí khác của ông biết rõ điều đó nên ông càng gấp rút thu xếp chuẩn bị xuất dƣơng.
b. Quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài(1907 - 1925)
Trong cuốn “Ký ức lục”, Dƣơng Bá Trạc có chép: “ Năm Đinh Mùi (1907) thân sinh ông (Nguyễn Thƣợng Hiền) mất, ông lập tức lấy cớ đinh ƣu cáo về. Tang sự xong, ông liền ra Hà Nội mƣu với tôi việc khứ quốc. Ông có chí ấy đã lâu, chỉ dùng dằng đợi cho trọn đạo hiếu với cha mới thực hiện ý định đƣợc. Bấy giờ chúng tôi bị đóng cửa mấy hiệu buôn rồi, lại lập ra một hiệu thuốc gọi là Nam Thọ, đón ông ở tạm đấy, làm thầy thuốc để lo sắp đặt