7. Kết luận :( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
2.1.4. Khái quát về rủi ro trong hoạt động tín dụng
2.1.4.1. Khái niệm về rủi ro
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế – xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của Ngân hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị giảm sút nhanh chóng. Như vậy có thể thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại luôn chứa đựng những rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy rủi ro là gì?
Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
2.1.4.2. Rủi ro tín dụng
Hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, đồng thời rủi ro của nó cũng rất phức tạp với mức độ nhạy cảm nhất định. Thông thường rủi ro của Ngân hàng chủ yếu thường tập trung vào 4 dạng: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hối đoái. Trong 4 loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với ngân hàng vì hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động của Ngân hàng. Vậy thì rủi ro tín dụng là gì?
Hệ số thu nợ
Doanh số cho vay =
Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn
Dư nợ
Tổng nguồn vốn =
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.
2.1.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nhiều khía cạnh, do tính chất tín dụng, do ngân hàng, khách hàng….. Nhìn chung, ta có thể thấy rủi ro tín dụng phát sinh từ những khía cạnh sau:
Từ khách hàng vay vốn:
- Khách hàng là cá nhân: Ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi người vay vốn bị tai nạn lao động, hỏa hoạn, lũ lụt, bị sa thải, thất nghiệp, thu nhập không ổn định hay sử dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý.
- Khách hàng là doanh nghiệp: Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng do: lỗ lã trong kinh doanh, thị trường cung cấp vật tư, nguyên vật liệu bị biến động, không ổn định, mất thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp gặp tai nạn bất ngờ.
Từ những nguyên nhân khách quan:
Do sự biến đổi về tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới hoặc do thiên tai lũ lụt hoặc dịch bệnh trong sản xuất.
Rủi ro từ việc bảo đảm tín dụng:
- Đối với bảo đảm đối vật: Do đánh giá tài sản thế chấp không chính xác bị mất giá khi bán tài sản thế chấp, hoặc tài sản không được lưu chuyển…
- Đối với bảo đảm đối nhân: Gặp rủi ro khi người bảo lãnh không khả năng thực hiện cam kết của mình hoặc bị chết, bị sự cố về chính trị hình sự….
2.1.4.4.Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:
Đối với bản thân Ngân hàng
Sự tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra, có thể là các thiệt hại về vật chất hoặc uy tín của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của
và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng bị lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản.
Đối với nền kinh tế xã hội
Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó nó có khả năng phát sinh lây lang sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi. Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các ngân hàng do thiếu khả năng thanh toán. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.