Khái quát về MHB

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng MHB chi nhánh Tiền Giang (Trang 33 - 38)

7. Kết luận :( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu

3.2.1. Khái quát về MHB

Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long(Housing Bank of MeKong Delta - MHB) là một trong năm ngân hàng thương mại nhà nước xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, được thành lập theo Quyết định số 769/TTg ngày 18- 09-1997 của Thủ tướng chính phủ. Trong một thời gian ngắn hoạt động, ngân hàng đã có những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt như mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu đều tăng trưởng vững chắc hàng năm.

Ngân hàng đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Từ khu vực hoạt động chủ yếu trước đây là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đến nay với hơn 140 chi nhánh và phòng giao dịch, ngân hàng đã có mặt tại hầu hết các vùng trọng điểm kinh tế trong 32 tỉnh, thành của cả nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Với thành tích và những đóng góp nổi bật cho phát triển kinh tế - xã hội, ngân hàng đã được nhà nước tặng thưởng huân chương Lao Động hạng III. Phương châm hoạt động của ngân hàng là “An cư lạc nghiệp

và phát triển bền vững của quý khách là thành công của MHB” 3.2.2. Khái quát về MHB Tiền Giang

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Tiền Giang là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập theo quyết định số 24/2002 QĐ-NHN-HĐQT ngày 10-10-2002 của Hội đồng Quản trị ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động theo quy định của pháp luật, theo điều lệ về tổ chức, hoạt động và theo ủy quyền của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Sự ra đời của chi nhánh Tiền Giang càng khẳng định thêm bước trưởng thành vững chắc của MHB.

Ban Giám Đốc

* Hiện nay MHB Tiền Giang có mạng lưới hoạt động rộng khắp với 5 phòng giao dịch: PGD khu vực Gò Công, PGD Gò Công Tây, PGD TP Mỹ Tho, PGD Cai Lậy, PGD Cái Bè.

3.2.3. Các lĩnh vực hoạt động của MHB Tiền Giang

MHB là ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động đa năng, các nghiệp vụ chủ yếu:

a/ Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng, phong phú lãi suất hấp dẫn.

- Tiền gửi tiết kiệm( không kỳ hạn và có kỳ hạn)

- Các loại tiền gửi khác( Kỳ phiếu hoặc trái phiếu ngân hàng; mở tái khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và doanh nghiệp)

b/ Cho vay: Các đối tượng cho vay chủ yếu:

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình để sử dụng vào mục đích:

+ Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

+ Xây dựng nhà, nâng cấp, sửa chữa nhà, mua nhà, mua đất thổ cư.

+ Mua sắm các loại phương tiện phục vụ đời sống, học tập của gia đình… + Hỗ trợ du học, hợp tác lao động nước ngoài.

+ Thực hiện các dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội + Cầm đồ.

+ Chiết khấu các loại tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… + Thấu chi qua thẻ ATM.

c/ Thanh toán – dịch vụ

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ngân hàng Phát triền nhà ĐBSCL an toàn, nhanh chóng bằng công nghệ hiện đại.

- Chi trả kiều hối. - Thu đổi ngoại tệ.

- Phát hành thẻ ATM, dịch vụ chi lương qua thẻ ATM.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ

Các phòng giao dịch

- Với phương châm “gọn nhẹ nhưng hiệu quả” cơ cấu tổ chức của MHB Tiền Giang gồm: Ban giám đốc( 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kế toán ngân quĩ, phòng kiểm tra nội bộ, phòng hành chính sự nghiệp, phòng nguồn vốn. Trong quá trình điều hành luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác và đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành.

* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

a/ Ban Giám đốc:

*Giám đốc:

- Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.

- Hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà Ngân hàng cấp trên giao và nhận báo cáo của các phòng ban.

- Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng.

- Được quyền đề bạt quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị mình.

*Phó giám đốc:

Gồm 2 phó giám đốc: 1 phụ trách tín dụng 1 phụ trách ngân quĩ

- Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc lãnh đạo toàn đơn vị và các phòng ban được ủy nhiệm.

- Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng các quy tắc đề ra.

b/ Phòng nghiệp vụ kinh doanh: có 3 bộ phận

+ Bộ phận tín dụng khách hàng. + Bộ phận thẩm định.

+ Bộ phận xử lý nợ.

- Tiếp cận thị trường, tìm khách hàng mới và giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống.

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng,thẩm định xét duyệt cho vay, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.

- Thẩm định các dự án đầu tư theo quy trình thẩm định đã được ban hành. - Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

c/ Phòng kế toán – ngân quĩ:

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế của ngân hàng như: thường xuyện theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, quy định tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thu thập các số liệu phát sinh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn trình lên Giám đốc.

- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng: chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử…

- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu chi vận chuyển tiền.

- Lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán hàng năm.

d/ Phòng hành chánh sự nghiệp:

- Tham mưu cho lãnh đạo trong việc lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, bố trí cán bộ, sử dụng cán bộ và quản lý lao động theo đúng chế độ của ngành.

- Thực hiện công tác quản lý con dấu, quản lý và thu nhận phát hành công văn đi đến, quản lý toàn bộ tài sản, vật tư và bảo đảm sử dụng có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các phòng để thực hiện tốt trong công tác và hoạt động.

- Chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, công văn đi đến, tổ chức và quản lý công tác nhân sự, chăm lo các phương tiện kỹ thuật, thực hiện nghi lễ tiếp tân, các mặt hành chính khác như bảo vệ an toàn cơ quan, hình thức bộ mặt cơ quan,…

e/ Phòng kiểm tra nội bộ:

- Xây dựng chương trình, quy mô, mục tiêu kiểm tra cụ thể theo kế hoạch kiểm toán hàng năm.

- Triển khai kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các mặt hoạt động của ngân hàng. Báo cáo kết quả kiểm tra và các kiến nghị cho thủ trưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng về chấp hành chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán, an toàn kho quỹ và tài sản, việc chi tiêu, mua sắm,…

f/ Phòng nguồn vốn:

- Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn và các quan hệ vốn .

- Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. - Thu thập thông tin, báo cáo, đề xuất, phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn với ban giám đốc.

3.4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Trong tương lai gần, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững là trọng tâm mà hội đồng quản trị MHB đưa ra với các kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động như sau:

+ Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống;

+ Đưa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới.

+ Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Trở thành ngân hàng được KH lựa chọn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng dành cho cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

3.5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 3 NĂM QUA CỦA MHB TIỀNGIANG. GIANG.

3.5.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Tiền Giang

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Để tăng lợi nhuận ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Bảng 2a: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB TIỀN GIANG ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1/ Tổng doanh thu 37.240 59.303 78.044 2/ Tổng chi phí 32.750 50.845 67.722 3/ Lợi nhuận 4.490 8.458 10.322

4/ Cơ cấu doanh thu - - -

+ Thu từ cho vay 35.143 56.702 74.851

+ Thu từ hoạt động cầm đồ 957 1.879 2.104

+ Thu từ thu lãi tiền gửi 91 122 117

+ Thu từ dịch vụ thanh toán 99 102 109

+ Thu từ thu phí, thu khác 950 498 863

( Nguồn: Phòng NVKD MHB Tiền Giang)

Bảng 2b: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB TIỀN GIANG ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số 2006/2005 2007/2006 tiền % Số tiền % Tổng Doanh thu 37.240 59.303 78.044 22.063 59,24 18.741 31,60 Tổng Chi phí 32.750 50.845 67.722 18.095 55,25 16.877 33,19 Lợi nhuận 4.490 8.458 10.322 3.968 88,37 1.864 22,03 Lợinhuận/doanh thu(%) 12,06 14,26 13,22 - - - -

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng MHB chi nhánh Tiền Giang (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w