7. Kết luận :( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp: thu thập từ các tạp chí Ngân hàng, trang web của ngân hàng( www.mhb.com.vn), phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng tổ chức ngân hàng PTN ĐBSCL – chi nhánh Tiền Giang.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối.
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - yo Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1
∆y = *100 - 100% yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Phương pháp dùng các tỷ số tài chính: với phương pháp này ta sẽ mô tả rõ hơn về bản chất của hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH TIỀN GIANG 3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH TIỀN GIANG
Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc đồng bằng sông Cửu Long và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích tự nhiên là 2,481.8 km2. Có 32 km bờ biển và là cửa ngõ ra biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền ( một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Diện tích tự nhiên: 2,481.8km2, có 7 huyện, TP.Mỹ Tho và thị xã Gò Công. Dân số 1,698,851người, mật độ 685người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số. Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản ( nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27oC; lượng mưa trung bình hàng năm 1,467mm.
Năm 2007 khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 51,1%, công nghiệp - xây dựng 21,7%, thương mại - dịch vụ 27,2%. Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gồm cây lương thực có hạt đạt sản lượng 1.294 nghìn tấn; khóm sản lượng 89.650 tấn; mía sản lượng 17.902 tấn; dừa 83.405 ngàn quả; cây ăn quả 530.175 tấn. Tiền Giang có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất so với các địa phương trong cả nước với nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu cao như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, nhãn xuồng cơm vàng, sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò và nhiều loại cây có múi khác… Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản đạt 109.632 tấn, trong đó khai thác tự nhiên đạt 69.139 tấn.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 500.000 lượt. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành (thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch
sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.
Là một tỉnh đất hẹp, người đông, ngành nông nghiệp đã phát triển gần đến ngưỡng theo chiều rộng; những năm gần đây, Tiền Giang đã tận dụng các tiềm năng và lợi thế để phát triển công nghiệp nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.Nhờ định hướng đúng, công nghiệp Tiền Giang trong những năm qua liên tục phát triển. Bình quân giai đoạn 2001-2005 tăng 17,3%/năm; năm 2007, ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 32,7% so với năm 2006 và đạt giá trị 4.158 tỷ đồng, là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây.
Đây là sự nỗ lực của tỉnh Tiền Giang nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trong việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của ngành công nghiệp trong những năm qua được đánh dấu bằng sự chuyển động tích cực của Khu công nghiệp Mỹ Tho và Cụm Công nghiệp Trung An, toàn bộ diện tích đã được lắp đầy và hầu hết các dự án đầu tư vào đây đều có quy mô tương đối lớn
Đạt được kết quả trên là nhờ tỉnh đã tận dụng tất cả các thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu phong phú, lực lượng lao động dồi dào để tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế như:
+ Chế biến thủy hải sản. + Chế biến thức ăn chăn nuôi. + Chế biến rau quả.
+ Chế biến lương thực. + Công nghiệp may. * Mục tiêu phát triển:
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân từ 9 – 10% thời kỳ 2001- 2005, từ 8 – 9% thời kỳ 2006-2010 và 9% cả thời kỳ 2001-2010. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 475 USD, năm 2010 đạt 976 USD (giá thời điểm), tăng 2,65 lần so năm 2000. Trong đó giá trị tăng thêm của các khu vực kinh tế tăng bình quân từng giai đoạn như sau:
Bảng 1: XU HƯỚNG CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH TIỀN GIANG ĐVT: % Tỷ trọng các khu vực kinh tế
Khu vực kinh tế Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010
Nông, lâm, ngư nghiệp 54.13 50 41.5
Công nghiệp - xây dựng 16.60 20 25.5
Thương mại - dịch vụ 28.97 30 33.0
(Nguồn: Trang web tỉnh Tiền Giang)
3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MHB TIỀNGIANG GIANG
3.2.1. Khái quát về MHB
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long(Housing Bank of MeKong Delta - MHB) là một trong năm ngân hàng thương mại nhà nước xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, được thành lập theo Quyết định số 769/TTg ngày 18- 09-1997 của Thủ tướng chính phủ. Trong một thời gian ngắn hoạt động, ngân hàng đã có những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt như mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu đều tăng trưởng vững chắc hàng năm.
Ngân hàng đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Từ khu vực hoạt động chủ yếu trước đây là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đến nay với hơn 140 chi nhánh và phòng giao dịch, ngân hàng đã có mặt tại hầu hết các vùng trọng điểm kinh tế trong 32 tỉnh, thành của cả nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Với thành tích và những đóng góp nổi bật cho phát triển kinh tế - xã hội, ngân hàng đã được nhà nước tặng thưởng huân chương Lao Động hạng III. Phương châm hoạt động của ngân hàng là “An cư lạc nghiệp
và phát triển bền vững của quý khách là thành công của MHB” 3.2.2. Khái quát về MHB Tiền Giang
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Tiền Giang là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập theo quyết định số 24/2002 QĐ-NHN-HĐQT ngày 10-10-2002 của Hội đồng Quản trị ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động theo quy định của pháp luật, theo điều lệ về tổ chức, hoạt động và theo ủy quyền của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Sự ra đời của chi nhánh Tiền Giang càng khẳng định thêm bước trưởng thành vững chắc của MHB.
Ban Giám Đốc
* Hiện nay MHB Tiền Giang có mạng lưới hoạt động rộng khắp với 5 phòng giao dịch: PGD khu vực Gò Công, PGD Gò Công Tây, PGD TP Mỹ Tho, PGD Cai Lậy, PGD Cái Bè.
3.2.3. Các lĩnh vực hoạt động của MHB Tiền Giang
MHB là ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động đa năng, các nghiệp vụ chủ yếu:
a/ Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng, phong phú lãi suất hấp dẫn.
- Tiền gửi tiết kiệm( không kỳ hạn và có kỳ hạn)
- Các loại tiền gửi khác( Kỳ phiếu hoặc trái phiếu ngân hàng; mở tái khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và doanh nghiệp)
b/ Cho vay: Các đối tượng cho vay chủ yếu:
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình để sử dụng vào mục đích:
+ Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
+ Xây dựng nhà, nâng cấp, sửa chữa nhà, mua nhà, mua đất thổ cư.
+ Mua sắm các loại phương tiện phục vụ đời sống, học tập của gia đình… + Hỗ trợ du học, hợp tác lao động nước ngoài.
+ Thực hiện các dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội + Cầm đồ.
+ Chiết khấu các loại tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… + Thấu chi qua thẻ ATM.
c/ Thanh toán – dịch vụ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ngân hàng Phát triền nhà ĐBSCL an toàn, nhanh chóng bằng công nghệ hiện đại.
- Chi trả kiều hối. - Thu đổi ngoại tệ.
- Phát hành thẻ ATM, dịch vụ chi lương qua thẻ ATM.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ
Các phòng giao dịch
- Với phương châm “gọn nhẹ nhưng hiệu quả” cơ cấu tổ chức của MHB Tiền Giang gồm: Ban giám đốc( 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kế toán ngân quĩ, phòng kiểm tra nội bộ, phòng hành chính sự nghiệp, phòng nguồn vốn. Trong quá trình điều hành luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác và đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành.
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
a/ Ban Giám đốc:
*Giám đốc:
- Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
- Hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà Ngân hàng cấp trên giao và nhận báo cáo của các phòng ban.
- Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng.
- Được quyền đề bạt quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị mình.
*Phó giám đốc:
Gồm 2 phó giám đốc: 1 phụ trách tín dụng 1 phụ trách ngân quĩ
- Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc lãnh đạo toàn đơn vị và các phòng ban được ủy nhiệm.
- Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng các quy tắc đề ra.
b/ Phòng nghiệp vụ kinh doanh: có 3 bộ phận
+ Bộ phận tín dụng khách hàng. + Bộ phận thẩm định.
+ Bộ phận xử lý nợ.
- Tiếp cận thị trường, tìm khách hàng mới và giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng,thẩm định xét duyệt cho vay, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Thẩm định các dự án đầu tư theo quy trình thẩm định đã được ban hành. - Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
c/ Phòng kế toán – ngân quĩ:
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế của ngân hàng như: thường xuyện theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, quy định tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thu thập các số liệu phát sinh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn trình lên Giám đốc.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng: chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử…
- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu chi vận chuyển tiền.
- Lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán hàng năm.
d/ Phòng hành chánh sự nghiệp:
- Tham mưu cho lãnh đạo trong việc lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, bố trí cán bộ, sử dụng cán bộ và quản lý lao động theo đúng chế độ của ngành.
- Thực hiện công tác quản lý con dấu, quản lý và thu nhận phát hành công văn đi đến, quản lý toàn bộ tài sản, vật tư và bảo đảm sử dụng có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các phòng để thực hiện tốt trong công tác và hoạt động.
- Chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, công văn đi đến, tổ chức và quản lý công tác nhân sự, chăm lo các phương tiện kỹ thuật, thực hiện nghi lễ tiếp tân, các mặt hành chính khác như bảo vệ an toàn cơ quan, hình thức bộ mặt cơ quan,…
e/ Phòng kiểm tra nội bộ:
- Xây dựng chương trình, quy mô, mục tiêu kiểm tra cụ thể theo kế hoạch kiểm toán hàng năm.
- Triển khai kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các mặt hoạt động của ngân hàng. Báo cáo kết quả kiểm tra và các kiến nghị cho thủ trưởng.
- Thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng về chấp hành chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán, an toàn kho quỹ và tài sản, việc chi tiêu, mua sắm,…
f/ Phòng nguồn vốn:
- Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn và các quan hệ vốn .
- Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. - Thu thập thông tin, báo cáo, đề xuất, phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn với ban giám đốc.
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Trong tương lai gần, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững là trọng tâm mà hội đồng quản trị MHB đưa ra với các kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động như sau:
+ Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống;
+ Đưa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới.
+ Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.