II. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tạ
2. Tiếp tục hoàn thiện nội dung quy trình thẩm định
Những văn bản, quy định có liên quan tới công tác thẩm định tài chính ở công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chưa tạo được sự thống nhất có hiệu quả trong các cấp, trước mắt công ty cần xây dựng chuẩn hoá một văn bản quy định riêng. Trong đó nội dung quy trình thẩm định được sửa đổi, bổ sung ở một số khía cạnh sau:
• Thẩm định doanh thu và chi phí: Sự chính xác của số liệu dự tính doanh
thu và chi phí phụ thuộc vào việc phân tích thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm. Khi thẩm định đòi hỏi có những mô hình phân tích thị trường một cách khoa học và có thể sự đoán về cung cầu hiện tại cũng như tương lai, so sánh sản phẩm của dự án với sản phẩm cạnh tranh trên thị trường có định lượng cụ thể, không chỉ dựa vào cảm tính và công suất thiết kế của máy móc mà phải dựa vào thực tế thực nghiệm và thức tế của thị trường. Một số loại chi phí quản lí doanh nghiệp, lãi vay vốn lưu động ngân hàng do chủ dự án đưa vào không nên mặc nhiên chấp nhận, mà phải xem xét lại. Vì đây là những chi phí không được quy định rõ ràng nên cần có sự so sánh với những dự án tương tự (dự án đầu tư mới) và tham khảo chỉ tiêu cũ những năm trước (dự án đầu tư mở rộng).
Đối với những dự án lớn, việc thẩm định thị trường đầu ra, đầu vào hoặc thẩm định mặt kĩ thuật công nghệ còn khó khăn, phức tạp, nếu cần thiết (vượt hạn mức tín dụng quy định), công ty nên thuê tư vấn thẩm định.
•Việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tài chính:
Hệ thống chỉ tiêu thẩm định tài chính là nội dung chính trong công tác thẩm định mới, hiện đại trên cơ sở áp dụng các chỉ tiêu, phương pháp tiên tiến trên thế giới và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối có tính tới giá trị thời gian của tiền, kết hợp cả các chỉ tiêu tương đối mới có thể đánh giá sâu sắc tình trạng tài chính dự án. Trước khi tính toán các chỉ tiêu phải xác định dòng tiền vào - ra chính xác, phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của thị trường. Ở đây những điểm bất hợp lý cần chú ý sửa đổi như sau:
- Về tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Lỗ của các năm trước nên cộng vào lợi nhuận trước thuế của các năm sau để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, xác định khả năng trả nợ thực tế của dự án.
- Về xử lí các khoản thu hồi: Hầu hết các dự án đều có giá trị thu hồi là tài sản cố định, vì máy móc, nhà xưởng, vào thời điểm kết thúc dự án vẫn còn một giá trị thị trường nhất định, khi thanh lí sẽ tạo nên một luồng tiền thu cuối dự án. Thu nhập này có thể bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc không tuỳ theo chế độ kế toán hiện hành. Do đó, phải xác định đúng giá của các tài sản cố định đó trong thời điểm lúc bấy giờ. Ngoài ra khoản thu hồi vốn lưu động ròng cũng phải được cộng trong dòng tiền vào năm cuối.
- Về thời gian hoạt động của dự án: Xác định các chỉ tiêu liên quan đến giá trị thời gian của tiền thì phải căn cứ vào các dòng tiền phát sinh trong cả dự án, không nên chỉ xem xét trong thời gian vay nợ như hiện nay. Với dự án không xác định được rõ thời gian hoạt động thì ngân hàng có thể lấy thời gian khấu hao thiết bị để tính toán.
- Về tỷ lệ chiết khấu: Trên lí thuyết tỷ lệ chiết khấu chính là chi phí bình quân gia quyền của vốn, nhưng trong điều kiện như ở Việt Nam, chi phí vốn tự có rất khó tính. Ngân hàng có thể sử dụng lãi suất cho vay (hoặc lãi suất trái phiếu kho bạc Nhà nước) cộng thêm % mức độ rủi ro của dự án. Tuy vậy việc xác định tỷ lệ % rủi ro này cũng rất khó, để tránh phụ thuộc vào cảm tính nên xây dựng thống nhất một danh mục để đánh giá mức độ rủi ro với từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể để làm cơ sở tham khảo cho từng dự án.
• Phân tích tài chính dự án qua các năm hoạt động: Một dự án khả thi là dự án cải thiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp vì đem lại luồng sinh khí mới. Như vậy nếu sử dụng các hệ số tài chính trong đánh giá tài chính dự án sẽ cho một cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tài chính - sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, về tính khả thi của dự án và khả năng trả nợ đối với công ty. Do đó công ty cần yêu cầu chủ dự án lập hoặc tự lập các báo cáo tài chính tạm thời của các năm trong thời hạn vay vốn, thiết lập các hệ số tài chính làm cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay. Trong khi phân tích, ngân hàng có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp phân
tích rủi ro, phương pháp phân tích tiền mặt... để thẩm định, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trong nhiều năm.
•Phân tích rủi ro:
Hai phương pháp mà công ty có thể sử dụng phổ biến trước mắt là phân tích độ nhạy và phân tích tình huống. Phân tích mô phỏng tuy có độ chính xác cao nhưng đòi hỏi có cơ sở dữ liệu phong phú, nhân viên phân tích cần phải có kinh nghiệm, phải xác định được xác suất xảy ra và có phương tiện kĩ thuật hiện đại. Việc áp dụng phương pháp này hiện nay ở Việt Nam la chưa có hiệu quả cao.
Công ty cho thuê tài chính nên sử dụng phân tích độ nhạy một cách hiệu quả hơn, không chỉ đơn thuần là tìm được yếu tố nhạy cảm để quản lý dự án mà còn để đánh giá độ tin cậy vững chắc của yếu tố dự báo.Thay vì cố định các mức độ biến động là 5%, 10% hay 15% như hiện nay, Ngân hàng có thể chỉ ra biên độ dao động của các nhân tố khi các chỉ tiêu, hệ số tiến đến gần giới hạn tối thiểu cho phép, từ đó suy ra khả năng xảy ra rủi ro là bao nhiêu, nói cách khác độ tin cậy của các dự báo tài chính là như thế nào.