Nguyên nhân từ phía công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (Trang 75)

III. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tạ

2. Hạn chế

3.1. Nguyên nhân từ phía công ty

Đúc kết kinh nghiệm từ quá trình hoạt động, công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam đã xây dựng một quy trình thẩm định để áp dụng trong toàn hệ thống, từ Trung ương tới địa phương, song quy trình này chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập, bất cập ở chỗ như đối với các dự án cho thuê có vốn nhỏ, thì công ty vẫn thực hiện thẩm định theo đúng quy trình thẩm định. Vẫn chưa nhất quán trong công tác đánh giá về tính hiệu quả cuả dự án, đó là việc có lên tính hiệu quả của dự án khi đã khấu trừ lãi vay ngân hàng không, hay tính hiệu quả của dự án khi đã trừ hết khoản chi phí, như trả lãi ngân hàng, đóng thuế và có dự án thì tính cả lạm phát của ròng tiền, có dự án lại không.

Nội dung thẩm định tuy đủ nhưng kĩ thuật thẩm định còn khá đơn giản thậm chí là sơ sài, không đáp ứng được những điều kiện kinh doanh thực tế ngày càng đa dạng và phức tạp. Ví dụ:

• Công ty ít quan tâm tới tính chính xác của giá bán dự kiến và các yếu tố tác động tới giá bán như lạm phát, tình hình sản xuất, tiêu thụ từng năm. Giá bán chủ đầu tư trình lên thường cố định trong cả đời dự án là một điều phi thực tế. Tương tự, chi phí sản xuất được xác định liên quan tới khả năng tiêu thụ.

Để đơn giản, sản lượng tiêu thụ được dựa trên công suất thực tế trong khi sản lượng không phải là bất biến mà phải gắn với việc nghiên cứu nhu cầu thị trường. Giá bán, sản lượng không chính xác thì số liệu về doanh thu, chi phí, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính không thể đủ độ tin cậy. (Đối với dự án Công trình thuỷ điện, do sản phẩm của dự án khá đặc biệt là điện, chủ dự án đã kí được hợp đồng tiêu thụ với giá cố định nên cán bộ thẩm định có thể chấp nhận số liệu gốc của chủ dự án về sản lượng tiêu thụ, doanh thu và một số loại chi phí).

• Việc xác định dòng tiền trong từng năm dự án hoạt động cũng bị ảnh hưởng trước hết là do doanh thu và chi phí không được xác định hợp lý, bỏ qua sự biến động của các yếu tố như hàng tồn kho, các khoản phải thu phải trả. Thứ hai, phần thu nhập âm của những năm lỗ phải được tính vào phần thu nhập trước thuế của năm sau trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm sau. Nhưng thực tế thì doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi bị lỗ, chỉ nộp thuế thu nhập khi có lãi mà không bị khấu trừ. Thứ ba, sau khi dự án hết thời gian hoạt động, khoản vốn lưu động ròng và giá trị thanh lý tài sản cố định của dự án phải được thu hồi và tính vào dòng tiền năm cuối. Song công ty lại thường không quan tâm tới hai khoản thu hồi này.

• Đối với một số dự án, công ty quá quan tâm đến khả năng trả nợ của dự án qua việc tính nguồn trả nợ từ khấu hao và lợi nhuận sau thuế hàng năm, coi đó là yếu tố quyết định cho vay hay từ chối. Nhưng nguồn tiền thực tế dùng để trả nợ sẽ nhỏ hơn nguồn trả nợ dự tính. Qua kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng lâu năm, lợi nhuận tối đa dùng để trả nợ chỉ là 60% chứ không phải là 100% lợi nhuận sau thuế như chủ dự án đánh giá. Thông thường, công ty chỉ lập bảng dự trù doanh thu -

chi phí mà chưa đề cập các báo cáo tài chính như Bảng cân đối tài sản, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Kế hoạch ngân quỹ. Như vậy công ty không thể tính toán chính xác các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của dự án vì thực tế thiếu hụt tiền mặt trong thời gian dự án hoạt động là hoàn toàn có thể xảy ra. Thời gian cho vay, lịch trả nợ có thể bị áp đặt một cách chủ quan, khiên cưỡng mà không xuất phát từ những luồng tiền thực tế, gây khó khăn cho hoạt động của cả dự án và của công ty.

• Việc phân tích độ nhạy trong thẩm định tài chính dự án không phát huy được ý nghĩa quan trọng của nó là phòng ngừa và dự đoán rủi ro. Bởi vì phân tích độ nhạy mới chỉ dừng ở mức tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi cán bộ giả định một trong các yếu tố như giá bán, sản lượng giảm 5%, 10%; chi phí tăng 5%, 10%. Sự thay đổi các nhân tố không dựa trên cơ sở nhận định các khả năng có thể xảy ra trên thị trường về tỷ giá, lạm phát, tình hình cung cấp nguyên vật liệu. Do vậy trước những biến động của thị trường, công ty sẽ rơi vào tình thế bị động khi dự án được tiến hành.

Đội ngũ cán bộ thẩm định tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam mặc dù đều có trình độ chuyên môn cao nhưng vẫn không tránh được những sai sót, thiếu kinh nghiệm và kiến thức về một số lĩnh vực nhỏ. Chưa mạnh dạn áp dụng những phương pháp thẩm định mới đòi hỏi độ chính xác cao hơn, chưa khai thác hiệu quả và tối đa các nguồn thông tin trên phương tiện truyền thông, cụ thể là Internet. Bên cạnh đó cơ chế cung cấp kinh phí cho cán bộ trong việc thu thập thông tin như đi thực tế, thuê tư vấn... còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế việc các cán bộ thường giữ nguyên các thông số kĩ thuật của dự án cũng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w