Mối quan hệ giữa thành phần loài với diện tích điều tra

Một phần của tài liệu ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm (Trang 31)

Đồ thị tương quan (Hình 4.4) giữa số lượng loài với số ô điều tra của 10 tiểu khu cho thấy tiểu khu 6 có đường biểu diễn cao nhất và tiểu khu 9 là thấp nhất. Đa số đường cong tăng nhanh từ ô 1 đến ô 10 rồi, tăng chậm lại ở các ô 20, 21 và sau đó thì các đường cong ít dao động và ổn định, điều này cho thấy số lượng loài ít thay đổi khi số lượng ô đo đếm trên 20 ô cho từng tiểu khu, đây chính là số lượng ô đo đếm tối thiểu cho từng tiểu khu để số lượng loài xuất hiện ít biến động.

Xác định diện tích biểu hiện loài:

Để tính toán diện ô đo đếm, đề tài đã mô phỏng quan hệ đường cong số loài (S) với diện tích ô đo đếm f(A) chung cho 10 tiểu khu. Quan hệ được thể hiện dưới dạng như sau:

S = sqrt(-26,055 + 8,79893*sqrt(A)) (4.1) Với n = 300 R = 0,9982 Fr = 7.870,26 p < 0,001

Đồ thị số lượng loài - Ô đo đếm

0 5 10 15 20 25 30 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 Ô đo đếm (100 m2) S l o à i TK_01 TK_02b TK_03 TK_04b TK_06 TK_09 TK_11 TK_12 TK_13 TK_16

Phương trình có hệ số tương quan cao chứng tỏ có mối liên hệ chặt chẽ giữa S và A và dạng hàm này mô tả tốt chiều hướng biến thiên. Qua số liệu đo đếm thực tế cho thấy số loài phổ biến trên một đơn vị diện tích là 6 – 7 loài.

Từ phương trình, thế giá trị n = 7 vào suy được diện tích biểu hiện, đây cũng chính là diện tích cần có của một ô tiêu chuẩn trong rút mẫu điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học. Diện tích biểu hiện trong trường hợp này là S = 75 m2. Vậy việc chọn ô hình vuông với kích thước 10 x 10 m = 100 m2 để điều tra là phù hợp.

Một phần của tài liệu ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)