Biện pháp bảo tồn

Một phần của tài liệu ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm (Trang 89)

Để thực hiện công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao cần tiến hành bảo tồn ở các mức độ loài và quần xã. Cơ sở để bảo tồn là bảo tồn những loài quý, hiếm có trong sách đỏ và các quần xã hiếm họăc có tính đa dạng sinh học cao.

Bảo tồn nguyên vị (In-situ): đối với các quần xã hiếm và quần xã có tính đa dạng sinh học cao đã nêu trên cần khoanh vùng, bảo vệ để thúc đẩy sự phát triển của loài. Các loài có nguy cơ tuyệt chủng, có trong Sách đỏ Việt Nam hay có nguồn gen quý hiếm cũng cần bảo vệ nhằm xúc tiến tái sinh, phát triển thêm quy mô loài tại từng tiểu khu. Căn cứ vào những kết quả phân tích loài, họ, quần xã trong từng tiểu khu công việc bảo tồn được đề xuất như sau:

4.9.1. Bảo tồn nguyên vị (Insitu) theo loài, quần thể và quần xã

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cần bảo tồn các loài cây có trong sách đỏ của Việt Nam và các loài hiếm như Quao nước (Dolichandrone spathacea),

Cấp lập địa Ký hiệu cấp lập địa H’loge

1b 1 0,98 ab

1c 2 1,05 a

1d 3 1,17 ab

1e 4 1,37 bc

Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và Đước đôi (Rhizophora apiculata), qua thực tế thì loài Đước đôi quá nhiều và dễ trồng nên cần bảo tồn hai loài trên bằng bảo tồn nội vi (Insitu) ở những tiểu khu hiện xuất hiện như:

Cóc đỏ ở tiểu khu 4 và 6 (Hình 4.51), Quao nước ở các tiểu khu 1, 3, 6 và 9 có nhiều ở tiểu 3 và ít nhất là tiểu khu 1. Riêng loài Đước (Rhizophora sp) mà dân địa phương gọi là Đước râu chỉ thấy xuất hiện ở tiểu khu 12, nhiều nhà khoa học chưa xác định loài này, đây là loài Đước có nhiều rễ chân nôm mọc trên cao, trụ mầm rất ít do đó cần bảo tồn tại chỗ (Insitu). Kết hợp với biện pháp ngoại vi (Exsitu) thông qua công tác trồng rừng thêm những loài trên bằng cách giâm hom, cấy mô và gieo trồng trên các tiểu khu đã xuất hiện các loài trên.

Đối với tiểu khu 1: Loài cần bảo tồn là Quao nước, Sú đỏ, Vẹt trụ và quần xã Ô rô (hoa tím) – Dà quánh - Đước đôi có mức độ đa dạng nhất nên cần được bảo vệ.

Với tiểu khu 2: Loài cần bảo tồn là Bần chua, Tâm mộc nam, quần xã Dà quánh – Đước đôi – Ô rô (hoa tím) và quần xã Ô rô (hoa tím) – Đước đôi – Mấm đen cần được bảo tồn.

Ở tiểu khu 3: Loài cần bảo tồn là Quao nước (loài trong Sách đỏ Việt Nam) Dà vôi, Bần trắng, Bần ổi, Tâm mộc nam (loài hiếm); quần xã Đước đôi – Mấm đen - Ô rô (hoa tím) và quần xã Dà quánh – Chà là biển cần được bảo vệ.

Tiểu khu 4b gồm có 6 loài cần bảo tồn là Bần ổi, Cóc trắng, Gõ biển, Quao nước, Vẹt đen, Cóc đỏ.

Ở Tiểu khu 6b gồm có 8 loài cần bảo tồn là Bần ổi, Gõ biển, Quao nước, Cóc đỏ, Côi, Ô rô trắng.

Đối với tiểu khu 9: Loài cần bảo tồn là Quao nước, Bần ổi, Tâm mộc nam, Xu sung, Cóc trắng, Mấm trắng; quần xã Dà quánh – Giá – Đước đôi và quần xã Ô rô (hoa tím) – Giá – Mấm đen cần được bảo vệ.

Đưng, Dừa nước, Sú đỏ.

Ở tiểu khu 12 gồm có 6 loài cần bảo tồn là Vẹt tách, Đưng, Dừa nước, Sú đỏ, Đước râu, Mấm biển, Vẹt trụ.

Tiểu khu 13 gồm có 5 loài cần bảo tồn là Vẹt dù, Dừa nước, Vẹt trụ, Cui biển và Vẹt đen.

Ở tiểu khu 16: Loài cần bảo tồn là Bần ổi, Sú đỏ và Mấm biển; quần xã Dà quánh – Giá – Đước đôi và quần xã Mấm trắng – Đước đôi – Bần trắng cần được bảo vệ.

Khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ một số loài thực vật quý, hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt gồm các loài là trang (Kandelia candel), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) ở Việt Nam được xếp vào sách đỏ, danh mục quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hiện nay số lượng cây Đước đôi chiếm rất nhiều đủ đảm bảo ổn định quần thể. Hơn nữa đây là quần thể trồng rừng phục hồi sau chiến tranh, cho nên cần kiểm tra lại ADN để có biện pháp ngăn chặn sự suy giảm đa dạng gen của loài.

- Rừng ngập mặn Cần Giờ đã có 1 loài mới xuất hiện đó là cây đước râu (Rhizophora sp.) đã góp phần thêm sự đa dạng loài. Vì vậy, cần phải có biện pháp bảo tồn nguyên vị cho loài này, bằng cách áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra cây con, gây trồng hằng năm, mục đích là tăng số lượng, chất lượng và cả diện tích quần thể, dùng biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tạo tái sinh tự nhiên.

- Quần xã hiếm Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Chà là biển, Dà quánh, Ráng tại tiểu khu 4b, ô 6 và có ở tiểu khu 6b, ô 12 và phân bố ở dạng lập địa (1d), ngập triều trung bình, triều cao, đất sét mềm, sét cứng cần được xem xét bảo tồn.

4.9.2. Bảo tồn chuyển vị (Exsitu) theo loài, quần thể và quần xã

một số loài rất hiếm mà hiện nay trong quần xã quá ít không đủ số lượng để tồn tại. Như loài cóc đỏ, quao nước có ở tiểu khu 4b và 6b đem trồng các tiểu khu 11, 12, 13. Vì vậy cần phải xây dựng các vườn cây giống, vườn sưu tập thực vật nhằm bảo tồn chuyển vị một số loài cây quí hiếm, ngân hàng gen sống, phục vụ tích cực cho công tác bảo tồn và phát triển.

Từng bước tiến hành chuyển hóa những khu rừng Đước trồng thuần loại đã bước vào tuổi thành thục (từ 25 – 30) để thời gian tới, xây dựng được những khu rừng phát triển bền vững, đa dạng với nhiều loài cây nhiều tầng tán vốn có của rừng ngập mặn Cần Giờ xưa kia.

Tổ chức hội thảo, những cuộc trình diễn trồng rừng Ex-situ trong điều kiện cho phép của đơn vị. Hợp tác với cơ quan, tổ chức nước ngoài, các Trung tâm giống để bảo tồn những nguồn gen quý hiếm của khu vực.

Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng góp phần không nhỏ trong công tác bảo tồn, xây dựng các dự án bảo tồn, đề ra các biện pháp kịp thời cụ thể nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học.

4.10. Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học trong

các tiêu khu nghiên cứu.

Nhằm giúp tra cứu nhanh thông tin đa dạng sinh học thực vật của 5 tiểu khu nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động tham quan, du lịch, hợp tác quốc tế hay các hoạt động tuyên truyền giáo dục bảo tồn… của khu vực. Cấu trúc dữ liệu gồm:

- Vị trí địa lý các ô nghiên cứu: Qua kết quả điều tra đã xác định vị trí các ô đo đếm theo hệ tọa độ UTM, Datum WGS-84

- Trong từng ô đo đếm có số liệu về loài, số cá thể, các chỉ số đa dạng sinh học và dạng lập địa là 1b, 1c, 1d, 1e, 1g trong đó thổ nhưỡng là bùn lỏng, bùn chặt, sét mềm, sét cứng và đất rắn chắc. Chế độ ngập triều là ngập triều trung bình (1), ngập triều cao (3) và ngập triều cao bất thường

- Bản đồ theo từng tiểu khu, trong đó có ghi chỉ số đa dạng theo từng ô đo đếm bằng các ký hiệu.

- Các tiểu bản bằng hình màu có tên khoa học và Việt Nam, bảng mô tả đặc điểm của từng loài.

Cách thức truy cập

Mô hình liên kết bản đồ với cơ sở dữ liệu bằng các bảng và hình ảnh. Cách thức truy cập từ bản đồ các tiểu khu nghiên cứu, chọn các ô cần xem rồi chọn để liên kết với các bảng số liệu trong đó có tên loài, chọn loài cây tham khảo thì có hình ảnh và đặc điểm loài cây đó. Kết quả cho ra các thông tin trong các ô tiêu chuẩn gồm có vị trí địa lý từng ô tiêu chuẩn, xác định tên loài cây rừng ngập mặn, số lượng cá thể có trong loài thực vật và xác định các chỉ số ĐDSH theo từng tiểu khu.

Có hai cách để truy cập số liệu là: Cách 1: Đối với những người biết sử dụng MapInfo và cách 2 cho những người không biết sử dụng MapInfo.

Cách 1: Sử dụng bằng chương trình MapInfo

Mở chương trình MapInfo, chọn thư mục Bando DDSH theo TK \ chọn file cần mở theo các tên tiểu khu (TK_01; TK_02…). Khi mở một file nào đó, trong đó sẽ có 2 file DDSH_TK…tab, hientrang_TK….tab. Chọn mở 2 file này sẽ thể hiện vị trí các ô điều tra trên hình ảnh khu vực nghiên cứu.

+ Để xem thông tin số liệu từng ô, trên thanh công cụ của MapInfo, chọn Window \ New Browser window \ chọn file DDSH_TK….

+ Để xem các file thông tin chi tiết (bằng việc Link tới file Excel), trong giao diện hình ảnh bản đồ, nhấp chuột phải, chọn Layer Control… chọn Hotlink, trong giao diện này, mục Filename Expression: chọn Link, đánh dấu chọn File location are relative…, mục Activate Hotlink on\ chọn Label&

(Hotlink) , chọn biểu tương này, Click vào ô vị trí thứ nhất (đúng vị trí biểu tượng trên sẽ xuất hiện) ta sẽ link tới file thông tin bên chương trình Excel.

Nếu việc Link không được, hãy kiểm tra lại tên đường dẫn trong cột Link của bảng dữ liệu của file, chỉ cần đổi tên ổ đĩa khác với tên đã lưu là được. Cách tốt nhất là nên lưu tất cả các Folder và File liên quan vào một ổ đĩa nhất định, và thay tên ổ đĩa trong đường dẫn theo tên ổ đĩa mới này.

+ Trong File Excel, sẽ thể hiện có từng Sheet thông tin, trong Sheet Data

cho phép ta xem được các file hình ảnh loài cây, các file ảnh đặc điểm của

các loài và các hình ảnh bản đồ liên quan trong các cột Hình ảnh, Đặc điểm, và Ghi chú (thông qua việc Link tới các file này) bằng việc Click vào các ký tự tương ứng.

Cách 2: Sử dụng bằng chương trình Microsoft Powerpoint

Trong chương trình Powerpoint, chọn thư mục Ban do, mở file Ban do. Sau đó, trình chiếu Slide (Slide Show). Để xem các thông tin, ta Click vào vị trí số hiệu (1, 2, 3, ..) của tiểu khu cần xem, ta sẽ xem được các file thông tin trong chương trình Excel, các thông tin khác sẽ xem như hướng dẫn đã nêu trong phần sử dụng bằng chương trình MapInfo.

Hình 4.54: Phân bố Quao nước (1), Có đỏ (2), Đước sp (3) và Đước đôi (4) ở các tiểu khu theo số lượng

(1) (2)

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)