Mối quan hệ giữa các tiểu khu trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm (Trang 81)

Qua đồ thị 4.47 cho thấy tiểu khu 2b và 12 có quan hệ gần với nhau ở mức tương đồng > 80%, tiểu khu 1 và 3 có quan hệ ở mức tương đồng khoảng 80%. Ở mức tương đồng 69% có 4 nhóm nhưng trong đó có 2 tiểu khu riêng biệt là tiểu khu 4 và 6. Tiểu khu 4 có quan hệ xa với tiểu khu 6 là hai tiểu khu gần nhau nhưng không có quan hệ với nhau do điều kiện tự nhiên như địa hình, độ mặn, thành phần cơ giới của đất… là khác nhau, đây là hai tiểu khu cần được

quan tâm.

Quan hệ các loài với nhau và quan hệ giữa các tiểu khu được thể hiện trong hình 4.48 cho thấy tiểu khu 4 ở xa các tiểu khu khác. Tiểu khu 6 và 9 không có quan hệ với tiểu khu khác do hướng khác nhau.

Hình 4.47: Đồ thị nhánh mối quan hệ giữa các tiểu khu

Tiểu khu 6 và 9 có 2 hướng khác nhau do nằm ở các phần khác nhau của đồ thị, trong khi đó 3 tiểu khu 1, 3, 4 là nhóm có quan hệ với nhau còn các nhóm khác thành 1 nhóm riêng biệt chỉ có 1 tiểu khu đó là TK6 và 9. Loài Dà quánh có độ phong phú cao ở TK 6, 12 và 3 nhưng thấp nhất ở TK 4. Chà là có độ phong phú cao ở TK 1, 4 và 6 và thấp nhất ở TK 11 và 16. Một số loài có quan hệ với nhau ở phần tư thứ 3 của đồ thị là Mấm trắng, Bần chua và Tâm mộc nam có quan hệ với nhau trong đó Bần chua và Mấm trắng có quan hệ gần nhau hơn Bần chua với Tâm mộc nam.

Một phần của tài liệu ghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn cần giờ tp.hcm (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)