Xu hƣớng biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Vấn đề gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 66)

Gia đình Việt Nam xuất phát từ truyền thống đạo lý từ mấy ngàn năm văn hiến cho đến nay. Tên tuổi các vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc đều xuất phát từ những gia đình có tính chất đặc biệt. Tiềm ẩn trong những gia đình đó là sự giáo dục, chăm sóc của những ngƣời cha, ngƣời mẹ đã tảo tần nuôi con ăn học thành tài để ra giúp dân giúp nƣớc. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con ngƣời Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử, đó là, lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng, yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cƣờng vƣợt qua mọi khó khăn thử thách.

Gia đình Việt Nam truyền thống đƣợc các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dƣờng nhƣ bất biến, ít thay đổi, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, đƣợc bảo lƣu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhƣ vậy, gia đình Việt nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nƣớc và tồn tại nhiều nhất ở địa bàn nông thôn.

Trong dân gian, gia đình truyền thống đƣợc coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà - cha mẹ - con cái, mà ngƣời ta thƣờng gọi là “tam, tứ, ngũ đại đồng đƣờng”. Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Trong đó, nền kinh tế

tiểu nông là cơ sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, ngƣời Việt Nam luôn có xu hƣớng quần tụ con cái xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống dƣới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau, đó cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị.

Gia đình truyền thống có các ƣu điểm nhƣ: có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lƣu đƣợc các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc ngƣời già và giáo dƣỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của loại gia đình này là ở chỗ, trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đƣa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: ông bà - các cháu, giữa mẹ chồng - nàng dâu... Cùng với việc duy trì tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện của xã hội hiện nay, hình thức gia đình truyền thống dƣờng nhƣ thiếu tính cơ động và chậm thích ứng.

Lịch sử đã chứng minh, sự biến đổi kinh tế, xã hội của nhân loại dẫn đến sự thay thế lẫn nhau của các hình thái gia đình. Và do đó, công cuộc đổi mới đất nƣớc mà Đảng ta tiến hành trong hai mƣơi lăm năm qua đã có những thay đổi toàn diện và sâu sắc trong tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có sự biến đổi của gia đình Việt Nam trên nhiều phƣơng diện và xu hƣớng khác nhau. Quá trình đổi mới đem đến cho gia đình Việt Nam những cơ hội phát triển mới, mức sống của đại bộ phận các gia đình đã đƣợc nâng cao, các chức năng cơ bản của gia đình có nhiều biến đổi theo chiều hƣớng tích cực. Tuy vậy, những tác động

Mặc dù có nhiều sự biến đổi so với kiểu gia đình truyền thống, nhƣng gia đình Việt Nam hiện nay chƣa thể là kiểu gia đình hiện đại. Bởi vì, gia đình hiện đại phải là sản phẩm của xã hội công nghiệp phát triển, dân cƣ có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh khá cao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mục tiêu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra là đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nhƣ vậy, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu. Văn minh nông nghiệp vẫn còn in đậm trong đời sống văn hóa của mỗi ngƣời dân, kể cả cƣ dân đô thị, bởi đa phần họ vừa thoát thai từ nông thôn. Vậy nên, gia đình Việt Nam ngày nay có thể đƣợc coi là kiểu “gia đình quá độ” trong bƣớc chuyển biến từ xã hội công nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại, với nhịp độ biến đổi và phát triển khá nhanh.

Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới mang tính toàn diện cả về cơ cấu, các quan hệ, các chức năng cũng nhƣ vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình và đƣa đến những hệ quả đa chiều. Những thay đổi về kinh tế, xã hội, tăng cƣờng giao lƣu văn hóa đã mang lại cho gia đình những luồng sinh khí mới nhƣ nâng cao thu nhập, mức sống, mức hƣởng thụ, trình độ tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần, thông tin liên lạc giữa các thành viên... Chƣa bao giờ trong lịch sử có những biến chuyển lớn đến nhƣ vậy diễn ra trong khung cảnh của gia đình. Những tiến bộ trong quan niệm về bình đẳng, bình quyền, việc loại bỏ những tập tục, chuẩn mực lạc hậu trong xã hội cũ đã tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nữ giới đƣợc phát triển và nâng cao vị thế xã hội. Tuy vậy, mặt trái của những biến đổi kinh tế, xã hội đó cũng ảnh hƣởng rất lớn đến khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện nay, dẫn tới những hệ lụy nhất định. Ví dụ nhƣ, sự rạn nứt trong gia đình, sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa các thành viên, tình trạng ly hôn, ly thân, sống độc

thân gia tăng, đạo đức, văn hóa ứng xử xuống cấp... Có thể nói, bức tranh tổng quát chung của gia đình Việt Nam hiện nay rất đa dạng và biến đổi theo nhiều xu hƣớng, thể hiện tính quá độ rõ ràng.

Một phần của tài liệu Vấn đề gia đình trong tác phẩm Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước với việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 66)